Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân và Cách Trị Hiệu Quả Nhất

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý da liễu thông thường, đó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm khác. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra phương án điều trị phù hợp và đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nội dung này qua bài viết dưới đây. 

Nổi mẩn đỏ ngứa da do mề đay kéo dài gây khó chịu
Nổi mẩn đỏ ngứa da do mề đay kéo dài gây khó chịu

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân là biểu hiện của bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào và thường xuất hiện đột ngột khiến nhiều người cảm thấy hoang mang. Các nốt mề đay nổi lên có đặc điểm sần đỏ, vừa gây ngứa ngáy khó chịu, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tình trạng này có thể tự biến mất sau một vài ngày hoặc vài tuần mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khởi phát do bệnh lý mãn tính thì các tổn thương sẽ tiến triển nặng và dai dẳng hơn.

Để có biện pháp khắc phục, đầu tiên người bệnh cần xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân. Dưới đây những bệnh lý được cho là nguyên nhân phổ biến khiến da chân xuất hiện tình trạng này:

Nổi mẩn ngứa ở chân do bệnh mề đay

Nổi mẩn ngứa, mề đay là phản ứng của các mao mạch dưới da với các tác nhân gây hại bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Đặc điểm của các nốt mề đay là sẩn đỏ, hồng hoặc trắng nhạt, gây ngứa ngáy dữ dội.

Thông thường, người bệnh có thể xuất hiện các đám mề đay, mẩn đỏ ở ngứa ở chân hoặc các vùng da khác trên cơ thể do mang giày chật và tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, côn trùng và mủ thực vật. Đây là tình trạng mề đay cấp tính, bệnh có thể tự biến mất sau vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày. Trường hợp nốt mề đay có nguyên nhân từ bệnh lý mề đay mãn tính thì các nốt mẩn đỏ sẽ kéo dài trên 6 tuần và sẽ tái phát nhiều lần sau đó.

XEM NGAY: [Chia sẻ thực tế] Đánh bay mề đay mẩn ngứa, hàng ngàn bệnh nhân đánh giá
cao hiệu quả bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Nổi mề đay ở chân
Nổi mề đay ở chân

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở da do phản ứng với một chất gây viêm mà da đã tiếp xúc phải. Chất gây phản ứng có thể là một chất gây dị ứng (chất kích hoạt phản ứng dị ứng) hoặc chất kích thích (chất gây hại cho da).

Viêm da tiếp xúc thường chỉ gây triệu chứng khu trú ở vùng da tiếp xúc với dị nguyên. Trong đó vùng da tay và chân là những phần có tần suất tiếp xúc cao nên thường bị nổi mẩn ngứa nhiều hơn. Phần lớn những trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở bắp chân do nguyên nhân này đều có thể kiểm soát nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Nấm da chân

Chân, đặc biệt là bàn chân chính là vị trí thường bị nhiễm nấm nhất trên cơ thể. Lý do là bởi chân không có tuyến bã, lại thường xuyên chịu bức bí do đi giày. Chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển.

Nấm da chân thường có 3 dạng hình thái là mụn nước, viêm kẽ và tróc vảy khô. Người mắc bệnh sẽ thường xuất hiện những triệu chứng như nổi mẩn ngứa ở mu bàn chân, lòng bàn chân và kẽ chân. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như tiết dịch, da mủn có vẩy trắng, nghiêm trọng nhất là lở mụn mủ, loét nông, dày sừng gây đau đớn.

Do bệnh chàm tổ đỉa

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân có thể xuất hiện do bạn đang mắc bệnh chàm tổ đỉa. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và sẽ giảm thiểu khi trưởng thành. Đặc trưng của bệnh lý này là các mảng da sần sùi, sưng đỏ, nứt nẻ và rò rỉ máu.

Triệu chứng của chàm tổ đỉa có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể nhưng thường tập trung ở những nơi có nếp gấp da như bàn tay, cổ tay, các ngón tay, khuỷu tay, mặt trong đầu gối, mắt cá chân hoặc ở các ngón chân.

Nguyên nhân gây ra bệnh hiện vẫn chưa được xác định là do đâu. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh thường có xu hướng khởi phát khi có một số yếu tố kích thích như chân tay ẩm hoặc quá khô, do tiếp xúc với kim loại, phản ứng dị ứng và căng thẳng thần kinh.

Chàm tổ địa có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân
Chàm tổ địa có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân, đặc biệt là trẻ em

Nổi mẩn ngứa ở chân do viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là dạng viêm da mãn tính khởi phát do cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tùy vào từng giai đoạn mà bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, thông thường là các nốt ban sẩn đỏ, phù nề, có thể có mụn nước, rỉ dịch hoặc đóng mài huyết thanh,… Viêm da cơ địa có thể gây nổi mẩn ngứa ở chân hoặc toàn thân.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra, có thể khiến bắp chân hay toàn thân bị nổi mẩn ngứa. Nguyên nhân gây ngứa và nổi mẩn đỏ là do ký sinh trùng chui vào da để đẻ trứng gây viêm nhiễm trên da. Triệu chứng ngứa do ghẻ thường nặng nề và bùng phát mạnh hơn vào ban đêm vì đây là thời điểm ghẻ đầu hoạt động nhiều.

Bệnh lý nhiễm trùng

Các bệnh lý nhiễm trùng, phổ biến có sốt phát ban, sởi, viêm họng cấp,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở bắp chân và toàn thân. Nhưng thông thường các nốt mẩn này không gây ngứa ngáy hay sưng đau. Đây chỉ là phản ứng của cơ thể khi thân nhiệt tăng cao. Vì vậy, tình trạng này sẽ biến mất khi các bệnh lý được chữa trị.

Một số bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý kể trên, nổi mẩn ngứa ở chân còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác như:

  • Xơ mật tiên phát: Xơ mật tiên phát có thể gây ngứa và nổi mẩn ở chân, tay, toàn thân do acid mật được bài tiết vào máu.
  • Lupus ban đỏ: Đây là một bệnh lý tự miễn gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể và cũng thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ ngoài da. Vì vậy hiện tượng nổi mẩn đỏ ở chân có thể khởi phát do bệnh lý này.
  • Vẩy nến: Vẩy nến là một dạng viêm da mãn tính và tái phát nhiều lần. Ban đầu, bệnh làm xuất hiện các ban da màu hồng đỏ, sau đó da bắt đầu xuất hiện các vảy óng ánh màu trắng bạc và khô. Tổn thương da do vảy nến thường đi kèm với triệu chứng ngứa và nóng rát nhẹ.
Mẩn ngứa tróc vảy là dấu hiệu cảnh báo bệnh vảy nến

Các nguyên nhân phổ biến gây nổi mẩn đỏ ngứa ở chân

Có vô vàn nguyên nhân gây ra nổi mẩn đỏ ngứa ở chân, nhưng phổ biến trong đó phải kể đến những tác nhân sau đây:

  • Thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt là từ nóng sang lạnh cũng là một yếu tố gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân hoặc toàn thân. Tình trạng này thường diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ thuyên giảm ngay khi thời tiết ổn định trở lại. Mẩn ngứa do thời tiết rất khó chữa và có thể lặp lại theo chu kỳ vào những thời điểm nhất định trong năm.
  • Thực phẩm: Một số thực phẩm như hải sản, sữa, đậu phộng… rất dễ gây dị ứng, nhất là ở đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Dị ứng khiến cho các vùng da trên cơ thể bị nổi mẩn đỏ, trong đó có chân.
  • Sản phẩm chăm sóc da: Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở chân có thể xuất hiện do cơ thể dị ứng với các chất hóa học có trong sữa tắm, kem tẩy lông, …
  • Nọc độc côn trùng: Nếu chẳng may bị côn trùng đốt vào chân thì bạn cũng sẽ dễ bị nổi mẩn ngứa ở chân. Ngoài gây mẩn ngứa, nọc côn trùng có thể làm da bị sưng tấy, phù nề và đau tại vị trí bị cắn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nổi mẩn đỏ ở chân cũng có thể xuất hiện do phản ứng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh nào đó. Những trường hợp bị nổi mẩn đỏ ở chân có thể gây ngứa hoặc không.
Nọc độc côn trùng là một trong những tác nhân chính gây ra nổi mẩn đỏ ngứa ở chân

Bị nổi mẩn ngứa ở chân có nguy hiểm không? Khi nào cần khám chữa

Hầu hết các trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở chân đều là dấu hiệu của những bệnh lý da liễu cấp tính như nổi mề đay mẩn ngứa, nấm da, bệnh ghẻ và viêm da tiếp xúc.

Theo đánh giá của các chuyên gia da liễu, các bệnh lý này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy diễn ra liên tục khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, từ đó mà làm sụt giảm chất lượng sống. Đặc biệt, những tổn thương ngoài da lâu ngày sẽ làm thâm sẹo, tăng nguy cơ chàm hóa, bội nhiễm,… gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp.

Ngoài ra, chỉ có khoảng 5% khởi phát do các bệnh da liễu mãn tính như chàm tổ đỉa, vảy nến, viêm da cơ địa, xơ mật, lupus ban đỏ,… Đối với những bệnh lý này, mức độ tổn thương da và ảnh hưởng sức khỏe thường nặng nề hơn so với các bệnh da liễu cấp tính. Chính vì vậy nếu nhận thấy các nốt mẩn ngứa ở chân hay toàn thân kéo dài nhiều tuần, không có xu hướng thuyên giảm, bạn nên sớm tìm gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay:

  • Các nốt mẩn ngứa kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần trong một tháng
  • Dị ứng kèm theo khó thở, rát họng, có cảm giác buồn nôn, nôn
  • Các nốt mẩn ngứa lan rộng toàn thân, kèm theo các mụn nhọt.
  • Các bộ phận như chân, tay, mặt bị sưng tấy lên.
  • Đau đầu, chóng mặt, nhịp thở, nhịp tim bất thường.

Cách chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở chân hiệu quả

Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân có thể tái phát nhiều lần nếu bạn không có biện pháp điều trị phù hợp. Điều này không chỉ gây ngứa, khó chịu mà còn khiến da có nguy cơ bị bội nhiễm, sắc tố da bị thay đổi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh. Do đó, muốn đẩy lùi tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân hiệu quả, hãy chú ý thực hiện đúng những biện pháp sau đây:

Chăm sóc, điều trị tại nhà đúng cách

Đây là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong việc điều trị và phòng ngừa nổi mẩn ngứa ở chân. Chúng sẽ giúp bạn xoa dịu nhanh chóng các nốt mẩn ngứa ở chân mà có thể không cần đến can thiệp y tế trong trường hợp bạn chỉ đang bị bệnh cấp tính. Còn đối với trường hợp bệnh lý mãn tính thì đây cũng sẽ là cách hỗ trợ quá trình chữa bệnh diễn ra thuận lợi hơn.

  • Mang tất chân khi đi giày: Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng thoát hơi nước gây khô da ở bàn chân và bảo vệ da khỏi các yếu tố vi khuẩn, nấm bệnh.
  • Chườm lạnh: Chườm túi lạnh lên chân khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp các mạch máu ở mô da co lại, từ đó giảm thiểu các triệu chứng viêm nhiễm và hạn chế các nốt mẩn ngứa lan tỏa trên diện rộng.
  • Ngâm chân bằng nước muối ấm: Nước muối ấm với tính kháng khuẩn cao sẽ giúp sát trùng các nốt mẩn ngứa ở chân, giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa bội nhiễm. 
  • Áp dụng một số mẹo chữa dân gian: Bạn cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu từ tự nhiên để giảm thiểu tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân như lá hẹ, tía tô, kinh giới, …
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da chân bị nổi mẩn ngứa sẽ giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, ngăn ngừa tình trạng khô ngứa da, đồng thời phục hồi các mô da tổn thương, chống thâm sẹo.
  • Uống trà xanh/ trà hoa cúc: Trà xanh và trà hoa cúc có hoạt chất giúp an thần, từ đó làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và giúp não bộ thư giãn.
  • Uống nhiều nước: Khi đang bị nổi mẩn ngứa ở chân hay bất cứ vùng da nào khác trên cơ thể, việc uống nhiều nước đều sẽ giúp da duy trì độ ẩm, giảm ngứa, giảm viêm và thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó giúp ức chế quá trình giải phóng Histamine và giảm hiện tượng nổi mề đay trên da.
Chườm lạnh giúp giảm mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da
Chườm lạnh giúp giảm mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da

Sử dụng thuốc Tây y

Với những trường nổi mẩn ngứa ở chân có mức độ nghiêm trọng, bạn có thể sẽ phải sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Điều quan trọng lúc này là phải tuân thủ đúng sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Việc lạm dụng thuốc sẽ dẫn tới một số tác dụng phụ hoặc gây ra tình trạng kháng thuốc, rất khó điều trị về sau. Ngoài ra, việc tự ý tăng, giảm liều, ngừng uống thuốc không theo chỉ định cũng có thể khiến bệnh không được chữa dứt điểm.

Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh và cơ địa từng người mà các bác sĩ sẽ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng Histamine: Loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động giải phóng Histamine của cơ thể, từ đó đẩy lùi các triệu chứng mẩn ngứa. Các loại thường dùng có Desloratadine, Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine…
  • Thuốc chống viêm có chứa Corticoid: Đây là thuốc dùng để điều trị trong trường hợp mẩn ngứa có kèm hiện tượng phù mạch
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Loại thuốc này sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp tình trạng mẩn ngứa ở chân có xu hướng lan tỏa trên diện rộng và khó khắc phục. Cyclosporine và Tacrolimus là 2 loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng phổ biến nhất.

Điều trị DỨT ĐIỂM nổi mề đay, mẩn đỏ ngứa ở chân với bài thuốc Đông y – MỀ ĐAY ĐỖ MINH

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường cho biết: “Trong Đông y, hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân khởi phát có thể do nhiễm phong hàn, phong nhiệt, các độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày và bộc phát qua da. Đồng thời do chức năng thận, gan yếu, hệ miễn dịch suy giảm từ đó cơ thể dễ tấn công bởi các tác nhân gây hại. Để xử lý triệt để tình trạng này, Đông y đi sâu vào căn nguyên, gốc rễ lây bệnh. Có như thế, mới giảm thiều tối đa nguy cơ tái phát.”

Nắm chắc nguyên tắc trị bệnh đó, các lương y dòng họ Đỗ Minh đã nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc Mề đay Đỗ Minh giúp hàng ngàn người bệnh điều trị khỏi mề đay, da nổi mẩn ngứa, KHÔNG TÁI PHÁT.

Cơ chế tác động TOÀN DIỆN, trị bệnh TẬN GỐC

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh cho tác động toàn diện, điều trị từ căn nguyên gây bệnh kết hợp với phục hồi sức khỏe, khắc phục các triệu chứng bên ngoài da với 3 chế phẩm trong 1 liệu trình gồm: Thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa, bài thuốc bổ thận giải độc và thuốc bổ gan dưỡng huyết.

Mỗi bài thuốc nhỏ lại có chức năng, nhiệm vụ riêng trong điều trị bệnh. Cụ thể:

Đặc biệt, toàn bộ dược liệu được bào chế trong bài thuốc đều được thu hoạch từ vườn trồng thuốc nam của nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội), đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Do vậy, bài thuốc hoàn toàn lành tính, an toàn, phù hợp với mọi cơ địa của người Việt.

Theo kết quả thống kê của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường trên 500 bệnh nhân cho thấy, có hơn 96% người bệnh cải thiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy chỉ sau 2 – 3 liệu trình sử dụng thuốc. Còn lại 4% thuyên giảm chậm hoặc không tuân thủ phác đồ điều trị, bỏ thuốc giữa chừng.

ĐỌC THÊM: Thực hư Bài Thuốc chữa khỏi MỀ ĐAY MẨN NGỨA dòng họ Đỗ Minh

Hiệu quả vượt trội của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Hiệu quả vượt trội của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Trong đó phải kể đến diễn viên Nguyệt Hằng, chị bị nổi mề đay, mẩn ngứa sau sinh bé thứ 4. Sau khi biết và sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh bệnh của chị đã khỏi hoàn toàn chỉ sau 2 tháng điều trị.

Để được tư vấn kỹ hơn về bài thuốc cũng như lộ trình điều trị cụ thể bạn đọc vui lòng liên hệ với chuyên gia nhà thuốc chúng tôi để được tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Nhờ sử dụng bài thuốc mề đay Đỗ Minh hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay, dị ứng từ cấp đến mãn tính, không trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.[ĐỪNG BỎ LỠ]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo