Nổi Mẩn Đỏ Không Ngứa: Nguyên nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị [2022 ]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Nổi mẩn đỏ không ngứa trên da có thể dễ dàng bị bỏ qua do chúng không có các biểu hiện nổi bật và không gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý bạn cần cảnh giác như viêm mao mạch, ung thư da, u máu… Vậy nổi mẩn ngứa là dấu hiệu của bệnh gì? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng đó. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những kiến thức hữu ích liên quan đến vấn đề này.

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là do mề đay, dị ứng, viêm mao mạch, ung thư da, u máu…
Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là do mề đay, dị ứng, viêm mao mạch, ung thư da, u máu…

Nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa. Trong một số trường hợp, các dấu hiệu này có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn nhưng một số lại kéo dài dai dẳng cùng nhiều triệu chứng của các bệnh lý khác. Lúc này, bạn cần chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám để xác định rõ nguyên nhân.

Thông thường, nổi mẩn đỏ không ngứa được xác định là do một số bệnh lý sau:

Nổi mẩn đỏ do rôm sảy

Nếu bạn bị nổi mẩn ngứa hoặc không ngứa, đặc biệt là ở khu vực cổ, nách, ngực và các vùng da có nếp gấp, rất có thể bạn đang bị rôm sảy. Đây là tình trạng da liễu khá phổ biến và thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa hè, khi mà cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, bã nhờn gây tắc nang lông, làm xuất hiện các vết sần đỏ.

Ban xuất huyết gây nổi mẩn đỏ

Ban xuất huyết là bệnh lý tự phát và có thể biến mất sau vài ngày, xảy ra khi hồng cầu thoát khỏi mạch máu và xâm nhập vào các lớp niêm mạc dưới da. Khi đó, trên da sẽ xuất hiện các nốt ban nhỏ màu đỏ hoặc tím, không ngứa, khi dùng tay ấn vào thì không biến mất.

Bệnh có thể xảy ra khi bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe, cháy nắng, căng thẳng hay bị chấn thương ở bộ phận nào đó trên cơ thể…

Nổi mẩn đỏ không ngứa do vẩy phấn hồng

Vảy phấn hồng là tình trạng da liễu khá phổ biến, bị gây ra bởi sự tấn công của các virus. Khi đó, trên da người bệnh có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ không ngứa dạng tròn hoặc bầu dục, kèm vảy xung quanh.

Hầu hết, các triệu chứng của vẩy phấn hồng có thể tự hết sau 5- 10 tuần nhưng bạn vẫn nên chủ động áp dụng các biện pháp chữa trị sớm để tránh xuất hiện các biến chứng xấu và làm mất tính thẩm mỹ.

Vảy phấn hồng gây nổi mẩn đỏ không ngứa, có hình tròn hoặc bầu dục ở trên da
Vảy phấn hồng gây nổi mẩn đỏ không ngứa, có hình tròn hoặc bầu dục ở trên da

U xơ da

Khi các mô da hoạt động quá mức sẽ làm xuất hiện các khối u lành tính nằm dưới da và biểu hiện ra ngoài cơ thể bằng các nốt sưng màu hồng nhạt hoặc nâu. Các nốt này có kích thước khoảng 3-10mm, không gây ngứa trừ khi bạn chạm vào chúng.

Mẩn đỏ không ngứa do u xơ da có thể xuất hiện khắp cơ thể, trong đó chủ yếu là bàn chân.

Dày sừng nang lông gây nổi mẩn đỏ không ngứa

Dày sừng nang lông xuất hiện khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều protein keratin, làm bít tắc các lỗ chân lông, dẫn đến quá trình đào thải độc tố qua da bị gián đoạn. Khi đó trên bề mặt da, đặc biệt là ở vùng cánh tay đùi, mông, cẳng chân… sẽ xuất hiện các nốt sần đỏ ngứa hoặc không ngứa.

Viêm mao mạch dị ứng

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là một dấu hiệu của viêm mao mạch dị ứng – một bệnh lý cấp tính hay còn được gọi là Henoch – Schonlein. Bệnh xuất hiện khi hệ miễn dịch bị rối loạn và tự tấn công các vi mạch bên trong cơ thể, dẫn đến tình trạng phát ban xuất huyết dưới da.

Các nốt ban mẩn đỏ do viêm mao mạch dị ứng có thể xuất hiện ở cẳng tay, mông, đùi, cẳng chân, mắt cá chân…

Giãn mao mạch

Tình trạng giãn mao mạch xuất hiện do sự đột biến gen ở endoglin và thụ thể activin khiến các mạch máu nhỏ cùng tĩnh mạch ngoại biên bị phình giãn và vỡ ra. Khi đó trên bề mặt da sẽ nổi mẩn đỏ cùng một số triệu chứng khác như đi ngoài phân đen hay phân có máu,…

Bệnh thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ đang trong giai đoạn thay đổi nội tiết tố, những người làm việc phải đứng nhiều hay người lười vận động, bị béo phì,… Bệnh lý giãn mao mạch cần được chữa trị sớm nếu không sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, chảy máu đường tiêu hóa và gia tăng nguy cơ đột quỵ…

Giãn mao mạch dưới da là hiện tượng các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên bị phình giãn

Lang ben

Lang beng là một dạng tổn thương da, xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm Malassezia furfur ở lớp thượng bì. Bệnh thường bùng phát mạng mẽ vào mùa hè, nơi có thời tiết nóng ẩm và đối tượng chủ yếu là các thanh thiếu niên.

Khi bị lang ben, da người bệnh sẽ xuất hiện nhiều các nốt trắng, nâu hoặc hồng, không đau và không ngứa hoặc ngứa ít. Các nốt này có xu hướng lan rộng, tập trung thành từng mảng ở nhiều vùng da trên cơ thể như lưng, cổ, ngực và mặt…

Sốt phát ban gây nổi mẩn đỏ không ngứa

Sốt phát ban do virus human herpes 6 hoặc 7 gây ra, có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Một dấu hiệu đặc trưng điển hình của bệnh là hiện tượng phát ban trên da. Khi đó da người bệnh sẽ xuất hiện các đốm đỏ li ti, dạng sần, một số đốm sẽ có vòng trắng bao quanh. Các nốt này có thể lan nhanh từ vùng ngực, lưng, bụng, cổ và cả cánh tay…

Bệnh zona

Bệnh zona có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với các biểu hiện như các vết phát ban kèm mụn rộp, có dịch lỏng màu trắng, không gây ngứa nhưng lại đau đớn, nóng rát, châm chích.

Mức độ tiến triển của bệnh sẽ tùy theo thể trạng của từng người. Thông thường, bệnh zona có thể tự hết sau 1-2 tuần. Nhưng với các trường hợp có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm màng não hay viêm phổi…

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn, xảy ra khi các kháng thể trong hệ miễn dịch tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể. Bệnh làm xuất hiện nhiều triệu chứng trên cơ thể, trong đó điển hình là các nốt mẩn đỏ hình cánh bướm trên da. Các nốt phát ban hình cánh bướm này sẽ tiến triển xấu hơn khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay các nguồn tia cực tím khác.

Bệnh diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Nhưng nếu phát hiện sớm, bạn có thể áp dụng các biện pháp theo sự chỉ định của bác sĩ để phòng tránh hoặc giảm mức độ bệnh xuống.

Nổi ban đỏ không ngứa ở gò má và sống mũi và triệu chứng dễ nhận biết của lupus ban đỏ
Nổi ban đỏ không ngứa ở gò má và sống mũi và triệu chứng dễ nhận biết của lupus ban đỏ

U máu gây nổi mẩn đỏ không ngứa

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh u máu. U máu xảy ra khi dưới da xuất hiện các khối u lành tính tụ lại với nhau , tạo nên các nốt đỏ không gây ngứa ở các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là cổ, mặt và lưng.

Bạn cần cảnh giác với triệu chứng nổi đỏ không ngứa bởi nếu bệnh lý u máu để lâu có thể làm xuất hiện tình trạng khối u chảy máu thường xuyên, phá vỡ lớp biểu bì trên da và chèn lên các cơ quan khác của cơ thể, ảnh hưởng tới tính mạng.

Ung thư da

Các nốt mẩn đỏ không ngứa có thể là một trong những dấu hiệu của ung thư da. Theo thời gian, các vết đỏ như nốt ruồi son này sẽ xuất hiện ngày càng dày và không gây ngứa khiến nhiều người chủ quan. Vì vậy, bạn nên cảnh giác với các nốt đỏ xuất hiện bất thường trên da để xác định sớm nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả.

Cách khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa

Nổi mẩn đỏ không ngứa trong nhiều trường hợp chỉ là các vấn đề về da liễu nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.

Vì vậy khi thấy các dấu hiệu lạ trên da, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có các phương pháp chữa trị kịp thời, tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, bạn có thể tham khảo những phương pháp phổ biến sau để cải thiện triệu chứng mẩn đỏ không ngứa hiệu quả.

Dùng mẹo chữa dân gian

Do sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, phương pháp này được đánh giá là khá an toàn, dược tính thấp nên không gây ra tác dụng phụ và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.

Trong một số loại lá như lá trà xanh, lá trầu không, lá khế, lá tía tô… đều có chứa các thành phần kháng viêm, sát khuẩn tốt. Do vậy, khi tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng chúng theo các cách sau:

  • Tắm nước lá trà xanh: Bạn đem 1 nắm lá trà xanh rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng. Sau đó vò nát lá rồi đun với khoảng 2 lít nước. Đợi nước nguội bớt thì trực tiếp vệ sinh vùng da bị dị ứng hoặc pha loãng với nước sạch để tắm.
  • Vệ sinh da với lá trầu không: Đem 1 nắm lá trầu không đã rửa sạch đun sôi với 2 lít nước và 1 ít muối trắng. Chờ nước nguội thì dùng bông gòn thấm nhẹ lên vùng da bị nổi mẩn đỏ không ngứa hoặc pha loãng ra để tắm.
  • Tắm nước lá khế: Bạn dùng 1 nắm lá khế ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Sau đó vò nát lá khế và nấu với 2 lít nước trong khoảng 3-5 phút. Vớt phần bã lá khế ra và pha thêm nước sạch vào để tắm mỗi ngày.
Lá khế có thể giúp hạn chế các nốt mẩn đỏ trên da

Điều trị chuyên khoa với thuốc uống

Tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và nếu để lâu sẽ khiến quá trình chữa trị trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sớm tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định là do các bệnh lý nguy hiểm như lupus ban đỏ, ung thư da… bạn sẽ cần một phác đồ điều trị rõ ràng theo từng giai đoạn. Còn nếu là do các vấn đề da liễu thông thường, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc Anhydrous lanolin: Có tác dụng giảm thiểu tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi, nang lông, thường được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị rôm sảy hay dày sừng nang lông.
  • Thuốc bôi ngoài da chứa steroid: Loại thuốc này có tác dụng chống viêm giúp làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa hoặc không ngứa trên da một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, phù mặt, buồn nôn, thay đổi cảm xúc, và rối loạn giấc ngủ…
  • Thuốc giảm đau: Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch hay kháng sinh để làm giảm tình trạng phát ban, nổi đỏ không ngứa. Thuốc có thể dùng cho người bị viêm mao mạch dị ứng…
  • Thuốc uống Đông y: Các bài thuốc Đông y đều lấy thành phần từ thảo dược tự nhiên như hạ khô thảo, diệp dạ châu, bồ công anh, hoàng kỳ, xích đồng…, có tác dụng khu phong, tán hàn, tiêu viêm giải độc, tăng cường chức năng gan thận và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, từ đó giúp làm giảm các dấu hiệu mẩn đỏ không ngứa trên da. Do vậy, bạn có thể được các chuyên gia tư vấn sử dụng thuốc Đông y để có hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.
Thuốc Đông y chữa bệnh cho hiệu quả bền vững lâu dài nhưng thường phát huy tác dụng chậm, cần kiên trì điều trị

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc uống, bạn cần tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng và loại thuốc điều trị, tránh lạm dụng nếu không sẽ làm xuất hiện nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một số lưu ý hỗ trợ chữa mẩn đỏ không ngứa hiệu quả

Bên cạnh áp dụng các phương pháp chữa trị chuyên sâu, bạn còn cần lưu ý đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày để tăng cường hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa. Cụ thể:

  • Không dùng tay hay các vật dụng khác chà xát và gãi vùng da bị nổi sần, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào da qua những vết thương hở gây viêm nhiễm.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để giúp tăng cường khả năng chuyển hóa, hỗ trợ thải độc cho cơ thể và cân bằng độ ẩm cho da.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, chất hóa học, ánh sáng mặt trời, lông động vật… để không làm da bị kích ứng thêm, cản trở quá trình chữa trị.
  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày để làm sạch bụi bẩn và các tế bào chết, hạn chế tình trạng tắc nang lông gây nổi mẩn đỏ không ngứa. Bạn có thể sử dụng nước muối loãng hoặc các sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ, có độ pH trung bình từ 5-6, chiết xuất từ thiên nhiên để sát khuẩn và làm mềm da.
  • Tích cực bổ sung các loại rau củ quả, nước ép trái cây giàu vitamin A,E,B cùng các khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp da chắc khỏe hơn.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ và tăng cường luyện tập thể dục thể thao.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các thông tin chi tiết về tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc nhận biết được các bệnh lý liên quan và từ đó có biện pháp kiểm soát hiệu quả, kịp thời, tránh để xuất hiện các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo