Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Hiện số người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là 0.5% và chiếm 20% số người bị các bệnh lý về xương khớp tại các bệnh viện. Chính vì thế sớm phát hiện triệu chứng, nguyên nhân và tìm cách chữa trị viêm khớp dạng thấp là điều mà bất cứ ai cũng nên biết đặc biệt là chị em phụ nữ.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (tên tiếng anh Rheumatoid Arthritis) đây là căn bệnh tự miễn có thể gây viêm tại nhiều khớp khác nhau. Tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng nên viêm khớp dạng thấp được coi là căn bệnh mang tính xã hội.

Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Tuy nhiên nhận thức của người dân về căn bệnh này vẫn chưa nhiều. Hầu hết người bệnh đều nhầm lẫn viêm khớp dạng thấp với các bệnh lý về xương khớp thông thường khác. Bởi vậy mà khi đi khám đa phần người bệnh đều được chẩn đoán bị viêm giai đoạn nặng và việc điều trị là vô cùng khó khăn.

Nguyên nhân gây viêm đau khớp do đâu?

Việc nhận biết và điều trị viêm khớp dạng thấp sớm là điều mà người bệnh nào cũng nên biết để tránh bệnh kéo dài gây ảnh hưởng sức khoẻ về sau.

Theo các chuyên gia thì viêm khớp dạng thấp gây ra bởi các yếu tố chính sau đây:

  • Do tuổi tác: Tuổi cao xương khớp bị lão hóa và yếu dần nên dễ bị mắc viêm đau khớp.
  • Giới tính: Theo các chuyên gia, nữ giới dễ bị viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.
  • Nhiễm trùng: Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virut.
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra nếu gia đình có tiền sử người bị viêm khớp dạng thấp thì con cái khoảng 60 – 70% mắc bệnh.
  • Yếu tố cơ địa: Đây là tác nhân cũng khá quan trọng, những người có thể trạng yếu sẽ dễ nảy sinh bệnh hơn. Chính vì vậy mà bệnh này thường gây ra ở nữ giới với khoảng 80% tổng số người bệnh.
  • Tính chất công việc: Những công việc đòi hỏi nhiều lực ở khớp vì vậy yếu tố nghề nghiệp cũng dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Ảnh hưởng của bệnh lý: Những người bị Lupus ban đỏ hay mắc bệnh xương khớp khác như đau khớp, thoái hóa khớp,… do không điều trị kịp thời dẫn tới tình trạng viêm khớp dạng thấp.
Tuổi càng cao chức năng xương khớp càng yếu và dễ mắc bệnh
Tuổi càng cao chức năng xương khớp càng yếu và dễ mắc bệnh

Đối tượng và vị trí dễ bị mắc bệnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp viêm khớp có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau và tất cả các khớp đều có nguy cơ bị mắc bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thường là những nhóm người như:

  • Nam, nữ độ tuổi trung niên từ 30 – 50 tuổi.
  • Phụ nữ thời kỳ mang thai và mãn kinh.
  • Những người thường xuyên lao động chân tay hoặc chơi thể thao quá sức.
  • Đối tượng bị tai nạn khi làm việc hoặc tham gia giao thông.
  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp gấp 2 – 3 lần so với nam giới.

Viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở tất cả các sụn khớp trên cơ thể. Tuy nhiên phổ biến nhất là ở các vị trí khớp như: Ngón bàn tay, bàn chân, cổ tay, tay, khuỷu tay, đầu gối, khớp háng.

Người ngoài 30 tuổi là đối tượng dễ măc bệnh viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp có thể dễ dàng nhận biết, bởi nó chia ra thành các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Biểu hiện tại khớp: Gồm có giai đoạn khởi phát và toàn phát. Với giai đoạn khởi phát người bệnh sẽ ít nhận ra do triệu chứng chưa rõ ràng. Trong khi đó giai đoạn toàn phát nhiều khớp bị đau cùng lúc, đau mang tính đối xứng; gây cản trở vận động…
  • Biểu hiện toàn thân: Các triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, sụt cân nhanh…
  • Biểu hiện ngoài khớp: Chủ yếu là sự xuất hiện của các hạt nhỏ li ti gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó da xung quanh khớp bị viêm sẽ khô hơn và teo lại.
  • Biểu hiện trên các cơ quan khác:  Gồm hiện tượng đau tức ngực, hệ tim mạch bị ảnh hưởng, rối loại dây thần kinh thực vật…

Chứng viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp vô cùng nguy hiểm chỉ xét trên ảnh hưởng của bệnh tới sức khoẻ chứ không phải tính mạng. Bởi từ dấu hiệu đau nhức thông thường nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng khớp do hệ thống miễn dịch bị suy yếu
  • Mất khả năng lao động do cơ bị teo cơ và biến dạng khớp.
  • Tàn phế ở nhiều khớp, người bệnh phải nằm liệt giường.
  • Biến chứng đến hệ tim mạch, người bệnh có nguy cơ cao bị xơ cứng, tắc nghẽn động mạch hoặc viêm túi bao quanh tim.
  • Biến chứng sang phổi, làm viêm các mô phổi, người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở.
  • Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
  • Người bị viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị đúng cách còn có thể đối mặt với nguy cơ bị ung thư hạch bạch huyết.
Viêm khớp có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt người bệnh
Viêm khớp có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt người bệnh

Biện pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường có những triệu chứng tương đồng với các bệnh lý xương khớp khác. Vì vậy, rất khó có thể xác định được tình trạng bệnh thông qua những triệu chứng lâm sàng. Người bệnh sẽ cần phải thăm khám cẩn thận, thực hiện các xét nghiệp, chụp chiếu cần thiết thì mới có thể đưa ra kết quả cuối cùng.

Trình tự khám xét, chẩn đoán bệnh như sau:

  • Khám lâm sàng: Hỏi thăm về các triệu chứng bệnh, tiền sử mắc bệnh và các biểu hiện bên ngoài như sưng viêm, tấy đỏ…
  • Xét nghiệm máu: Bao gồm cả xét nghiệm công thức máu (tốc độ lắng máu, Protein phản ứng C,…) và xét nghiệm phân biệt (yếu tố thấp khớp RF). Mục đích là để tìm kiếm và xác định các loại kháng thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp và xác định tình trạng bệnh.
  • Siêu âm khớp: Giúp đánh giá tình trạng bào mòn xương, viêm màng hoạt dịch… giúp chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Chụp hình ảnh: Có thể chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ MRI để xác định tổn thương và tình trạng bào mòn khớp, đồng thời theo dõi, chẩn đoán tiến triển bệnh.

Điều trị viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay với sự phát triển của y học, mọi người sẽ được điều trị theo nhiều cách khác nhau trong đó phổ biến nhất là dùng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu.

Sử dụng thuốc uống

Dựa vào kết quả khám xét về tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng như thế nào, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Liều lượng và thời gian sử dụng cũng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp là:

  • Thuốc NSAID: Hay còn gọi là thuốc chống viêm không steroid, bao gồm các loại thuốc phổ biến như  Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Naproxen natri. Thuốc được sử dụng để chống viêm, giảm đau nhanh. Tuy nhiên người bệnh cần cẩn trọng với các tác dụng phụ như gây kích ứng da dạy, suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ xuất huyết,…
  • Thuốc Prednison: Loại thuốc này thuộc nhóm Corticosteroid, có tác dụng giảm viêm đau và làm chậm tổn thương khớp. Nhưng sử dụng thuốc nhiều có thể khiến người bệnh tăng cân, bị tiểu đường, loãng xương…
Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn như loét dạ dày, tăng men gan...
Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn như loét dạ dày, tăng men gan…
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Được sử dụng nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng viêm khớp dạng thấp diễn tiến nặng, làm cho các mô, sụn bị tổn thương vĩnh viễn. Các loại thuốc thường được kê là Hydroxychloroquine, Methotrexate, Leflunomide, Sulfasalazine… Thuốc có thể gây ức chế tủy xương, nhiễm trùng phổi hoặc tổn thương gan nên phải cẩn trọng khi dùng.
  • Thuốc sinh học: Là thuốc dùng để ức chế tế bào B hoặc tế bào T. Sử dụng cho những trường hợp người bệnh không đáp ứng được với các loại thuốc chống viêm, giảm đau thông thường.
  • Thuốc khác: Các loại thuốc điều trị bệnh xương khớp luôn ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hại cho cơ thể của người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ thường kê thêm một số loại thuốc như vitamin D, vitamin B12, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Ngoài các loại thuốc tân dược nói trên, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh. Đặc điểm của loại thuốc này là sử dụng các thảo dược có trong tự nhiên, điều trị bệnh theo nguyên lý khu phong, tán hàn, trừ thấp. Người bệnh dùng thuốc không những được điều trị bệnh từ tận gốc mà còn đảm bảo được mức độ an toàn tối đa.

Dùng vật lý trị liệu

Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà vật lý trị liệu sẽ được sử dụng để điều trị hoặc làm biện pháp hỗ trợ giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động. Để phát huy được hiệu quả, người bệnh cần thực hiện trị liệu tại các cơ sở, trung tâm uy tín, dưới sự hướng dẫn, giám sát của các kỹ thuật viên.

Những biện pháp trị liệu được áp dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • Nhiệt trị liệu: Là phương pháp sử dụng sức nóng của túi chườm (chườm ngải cứu, chườm muối nóng, đắp Paraphin…) tác động lên vùng xương khớp bị đau. Cách này sẽ giúp giãn mạch và lưu thông máu huyết, giảm thiểu tình trạng co cứng cơ. Đồng thời giúp tiêu giảm các hoạt chất gây viêm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ. Người bệnh nhờ đó mà nhanh chóng được giảm đau, các tổn thương cũng sẽ nhanh chóng lành lại.
  • Châm cứu, bấm huyệt: Biện pháp này sử dụng sức mạnh của ngón tay hoặc kim châm để tác động vào các huyệt đạo. Mục đích là làm giãn các khối cơ đang bị co cứng, bó chặt vào nhau. Đồng thời giảm áp lực, ma sát cho 2 đầu khớp gối do lớp sụn khớp bị bào mòn.
  • Dùng điện xung, điện phân: Bao gồm chiếu Laser, sử dụng xung điện, dùng dòng điện Gavanic và Faradic. Mỗi loại sẽ có một tác dụng khác nhau. Nhưng tựu chung đều hướng tới mục đích giúp người bệnh tái tạo sụn khớp, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, kích thích hệ thần kinh tại các cơ, khớp, giúp người bệnh giảm đau và vận động dễ dàng hơn.
  • Chiếu đèn hồng ngoại: Sử dụng cho những trường hợp viêm khớp nặng, có dấu hiệu căng cứng và co thắt cơ, khớp. Các tia hồng ngoại sẽ có tác dụng xuyên qua da và làm giảm các triệu chứng đau nhức và ngăn ngừa tình trạng co cứng khớp xương.

Vật lý trị liệu là những phương pháp điều trị bảo tồn mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo trị bệnh dứt điểm, tránh tái phát lại nhiều lần sẽ nghiêm trọng hơn.

Phẫu thuật viêm khớp

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp thuốc không còn phát huy tác dụng. Người bệnh gặp phải các triệu chứng teo cơ, đau nhức kéo dài khiến người bệnh không thể cử động khớp. Phương pháp được chỉ định cho người bệnh viêm khớp dạng thấp là: Hàn khớp, thay khớp nhân tạo và các can thiệp nội soi.

Dù không thể chữa khỏi nhưng phẫu thuật giúp sửa chữa và phục hồi chức năng sụn khớp cũng như thẩm mỹ hơn từ đó giúp nâng cao chất lương cuộc sống cho người bệnh.

Mẹo chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà

Thuốc dân gian chủ yếu sử dụng cây cỏ, thảo dược có sẵn xung quanh nhà để tạo ra bài thuốc trị bệnh. Nếu tình trạng viêm khớp không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể thử áp dụng một số cách chữa dân gian được lưu truyền từ xưa, như:

  • Bài thuốc từ ngải cứu: Đây là loại thảo dược quen thuộc đối với bệnh nhân xương khớp. Loại cây này có vị đắng, tính nóng, có tác dụng giúp giảm sưng đau tại các khớp xương. Bài thuốc từ ngải cứu được thực hiện khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch, để ráo nước, rồi sắc thành thuốc uống hàng ngày, sử dụng trong vòng 2 tuần sẽ thấy kết quả.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Dùng 20g lá lốt phơi khô, rửa sạch, để ráo nước, rồi mang đi đun sắc thành nước uống. Sử dụng khi còn nóng ấm, uống sau bữa ăn, dùng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, lá lốt sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức do viêm khớp dạng thấp gây ra.
Lá lốt có tác dụng kháng viêm, giảm đau khá hiệu quả
Lá lốt có tác dụng kháng viêm, giảm đau khá hiệu quả
  • Bài thuốc từ cây xấu hộ: Hay còn được gọi là cây trinh nữ, cây mắc cơ. Rễ của loại cây này có vị ngọt, tính hàn, có khả năng an thần, chống viêm, giảm đau khá hiệu quả. Để chế thuốc từ cây xấu hộ, người bệnh chỉ cần rửa sạch, thái mỏng 30g nguyên liệu. Sau đó tẩm rượu, sao vàng và mang đi sắc thành thuốc uống.
  • Bài thuốc từ gừng: Loại củ này này có vị cay nóng, tính ấm, mùi thơm. Cũng là một nguyên liệu được dân gian sử dụng nhiều để giảm đau xương khớp. Người bệnh chỉ cần đập dập gừng, bọc vào khăn, đun trong nồi nước nóng, rồi sau đó dùng gừng nóng chườm lên vùng khớp bị đau trong khoảng 25 – 30 phút. Thực hiện ngày 3 lần để giúp giảm nhẹ các cơn đau.

Cách phòng ngừa viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Để không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh, ngay từ bây giờ những người trẻ nhất là chị em phụ nữ nên phòng ngừa bệnh.

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, các bộ môn được khuyến khích tập luyện như: đạp xe, bơi lội, tập yoga…
  • Có tư thế làm việc đúng đắn, với chị em làm việc văn phòng hay công việc cần nhiều sức tại các khớp.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước giúp sụn khớp hoạt động trơn tru hơn, khoẻ mạnh hơn.
  • Thăm khám sức khoẻ 2 lần/năm hoặc ít nhất là 1 lần để sớm phát hiện ra những vấn đề mà cơ thể mắc phải.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *