5 nguyên nhân bệnh gai khớp gối cần chú ý và cách phòng tránh [ĐỪNG BỎ LỠ]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hồ Chí Minh

Nguyên nhân bệnh gai khớp gối nếu được chẩn đoán sớm giúp người bệnh chủ động hơn trong điều trị và phòng ngừa. Ngược lại, trường hợp, người bệnh không kịp thời phát hiện nguyên nhân để bệnh tiến triển nặng dần có thể khiến gai xương chèn ép quá sâu vào rễ thần kinh xung quanh gây đau, nhức dữ dội. Vì thế, hãy đừng bỏ qua 5 nguyên nhân gây bệnh gai khớp gối sau đây!

5 nguyên nhân bệnh gai khớp gối ai cũng cần biết

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường cho biết, khớp gối là khớp quan trọng giúp cơ thể trụ vững và chịu lực nén của toàn thân. Tình trạng gai xương xuất hiện ở khớp gối hình thành từ nhiều nguyên nhân.

Mỗi nguyên nhân gây bệnh tương ứng với một cách điều trị khác biệt. Vì thế, người bệnh cần rất chú trọng trong việc chẩn đoán, xác định chính xác nguyên nhân gai khớp gối. Dưới đây là 5 nguyên nhân bệnh gai khớp gối phổ biến nhất hiện nay:

1. Do quá trình lão hóa

Theo thời gian, hệ xương của cơ thể bắt đầu bị yếu dần, teo nhỏ lại và sụn khớp bị bào mòn. Lúc này, cơ thể sẽ lấy canxi từ bộ phận khác bù về đắp vá lại sự thiếu hụt canxi ở sụn khớp gối. Tuy nhiên, sự đắp vá này lại không đồng đều dẫn đến xuất hiện những vết lởm chởm trên bề mặt xương, lầu dần hình thành gai xương.

TÌM HIỂU NGAY: Xương khớp Đỗ Minh – Bài thuốc gia truyền 150 năm chữa gai khớp gối an toàn, hiệu quả

Nguyên nhân bệnh gai khớp gối do quá trình lão hóa
Nguyên nhân bệnh gai khớp gối do quá trình lão hóa

2. Do di truyền

Nguyên nhân bị gai đầu gối do di truyền? Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định việc di truyền chứng gai khớp gối. Thế nhưng, qua những khảo sát được thực hiện vài năm trở lại đây, người ta nhận thấy rằng, bố mẹ hoặc ông bà từng bị gai khớp gối thì con cái trong gia đình ấy cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với người bình thường.

3. Nguyên nhân bệnh gai khớp gối do bẩm sinh

Ở một số trẻ em, khi vừa sinh ra đã mang trong mình những dị tật nhất định. Các dị tật này nếu không nhanh chóng được chữa trị bằng cách nắn chỉnh hoặc vật lý trị liệu thì có thể là dẫn đến hình thành gai xương qua thời gian. Một số dị tật ở đầu gối thường gặp là:

  • Trật bánh chè đầu gối: Do xương bánh chè quá to tạo thành ổ khuyết giữa 2 lồi cầu ở phần xương đùi. Dị tật này khiến việc co gối nhẹ cũng có thể làm xương bánh chè trật sang 1 bên, vận động khó khăn.
  • Chân vòng kiềng (đầu gối bị cong vẹo): Là hiện tượng 2 chân bị cong ra phía ngoài do kết cấu của xương cẳng chân và bắp hoặc do trẻ bị còi xương quá mức.
  • Khớp gối cong lõm: Là hiện tượng khớp gối bị cong về trước hoặc sau hay bị lõm vào khiến việc vận động khó khăn, gai xương hình thành nhanh và mạnh hơn gây đau nhức dai dẳng.

4. Phụ nữ mang thai hoặc ở giai đoạn mãn kinh

Ở giai đoạn này, nguyên nhân bệnh gai khớp gối là do sự suy giảm hormone đột ngột và thay đổi cân nặng. Nếu các chị em không có biện pháp can thiệp kịp thời, nguy cơ gai xương xuất hiện là rất lớn.

Thông thường, phụ nữ có dấu hiệu gai khớp gối sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, di chuyển khó khăn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống hoặc lên xuống cầu thang, miệng ăn không ngon và mất ngủ kéo dài.

Phụ nữ mang thai khiến cân nặng mất kiểm soát là nguyên nhân gai khớp gối
Phụ nữ mang thai khiến cân nặng mất kiểm soát là nguyên nhân gai khớp gối

5. Do chấn thương

Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân bệnh gai khớp gối. Một số chấn thương ở khớp gối phổ biến nhất hiện nay là dứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau, tổn thương chằng bên trong, tổn thương sụn chêm hay tổn thương sụn khớp.

Các chấn thương này thường xảy ra nhiều trong sinh hoạt, lao động hoặc do tai nạn giao thông. Việc không chữa trị tận gốc tổn thương khiến quá trình phát triển gai xương nhanh hơn.

Ngoài ra, lương y Đỗ Minh Tuấn cũng nhấn mạnh, người bị gai khớp gối còn có thể do chế độ ăn uống không khoa học (ăn nhiều đồ chiên giòn, dầu mỡ, lạm dụng chất kích thích…) hoặc do lười vận động, vận động quá sức liên tục trong thời gian dài.

Dựa vào mỗi nguyên nhân gây bệnh, cách chữa trị và liệu trình điều trị có sự thay đổi linh hoạt và khác biệt trên từng bệnh nhân. Người bệnh nên chữa trị hay tìm cách phòng tránh sớm căn bệnh này để tránh bị ám ảnh bởi những cơn đau, hạn chế nguy cơ biến dạng khớp gối.

Gai khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh gai khớp gối có thể gây đau nhức trong một số trường hợp. Tuy nhiên các cơn đau thường không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Mặc dù gai khớp gối không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, gai khớp gối có thể phát triển với kích thước lớn, gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng đến các cấu trúc ở xung quanh gân hoặc dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh rất đau đớn và vận động khó khăn.
  • Có thể gây tổn thương dây thần kinh ở đầu gối vĩnh viễn. Lúc này, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để giảm đau tạm thời và phòng ngừa tình trạng gai khớp gối tái phát.

Bên cạnh đó, biện pháp phẫu thuật chữa trị gai khớp gối có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật
  • Để lại vết sẹo ở đầu gối
  • Các biến chứng do thuốc gây mê

Cách phòng tránh gai khớp gối hiệu quả và đúng cách

Sau khi đã tìm hiểu về nguyên nhân bệnh gai khớp gối điều bạn cần làm là tìm cách điều trị. Tuy nhiên, bên cạnh đó phòng tránh bệnh  cũng là việc quan trọng không kém. Dưới đây là 7 cách phòng ngừa gai khớp gối bạn cần biết:

XEM NGAY: [Góc người thật việc thật] Hàng ngàn người đã chữa khỏi bệnh xương khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Tâp yoga giúp khớp gối khỏe mạnh, dẻo dai hơn
Tâp yoga giúp khớp gối khỏe mạnh, dẻo dai hơn
  • Tập luyện các bài tập nhẹ hàng ngày, vừa sức như bài tập yoga, bơi lội, đi bộ nhanh…
  • Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân bị gai đầu gối cho nên cần thường xuyên vận động, hạn chế ngồi lâu 1 chỗ.
  • Giữ cân nặng ở mức độ ổn định để hạn chế áp lực lên khớp gối.
  • Đi giày chất lượng tốt để bảo vệ khớp gối, nên thay giày sau 6 – 9 tháng.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế lao động nặng hoặc bị chấn thương
  • Ăn uống đúng cách, bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, chất xơ trong rau, củ quả.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ.

Nguyên nhân bệnh gai khớp gối đã được chúng tôi phân tích chi tiết ở bài viết trên. Gai khớp gối nếu không nhanh chóng được chữa trị hoặc phòng tránh đúng cách có thể gây teo cơ, bại liệt, người bệnh phải sống chung với bệnh trong suốt phần đời còn lại.

Đọc thật chậm: 

Đừng dại mà bỏ qua các loại thuốc chữa gai khớp gối hiệu quả dưới đây

Nếu thường xuyên bị gai xương ‘tấn công’: Chớ quên dùng thuốc nam trị gai khớp gối hiệu quả lắm đấy!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi