Thảo Mộc Phục Mỹ: Vị Lương Y Khai Sinh Bài Thuốc Nội Tiết Truyền Đời Từ Sự Thấu Hiểu Hoàn Cảnh Phụ Nữ Việt (Kỳ I)

Giữa những năm thế kỷ XIX đã bắt đầu xôn xao về một bài thuốc nội tiết tố nữ Đỗ Minh, nhưng nguồn gốc và hiệu quả ra sao thì chưa được nhiều người “tận mục sở thị”. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi đã lội ngược dòng lịch sử về nhà thuốc Đỗ Minh Đường những năm 1869 tìm hiểu căn nguyên ra đời và công dụng mà bài thuốc này đem lại. Mời các bạn đón đọc!

Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được biết đến là dòng dõi gia truyền 5 đời bốc thuốc chữa bệnh cứu người bằng YHCT. Nổi danh tại đất Hà Nam từ 150 năm trước, đến nay nhà thuốc ngày càng phát triển và ghi dấu ấn riêng trên bản đồ Việt tại 2 cơ sở số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội và số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh về độ uy tín, tính hiệu quả và lành tính của các bài thuốc chữa bệnh.

Khởi nguồn từ tấm lòng người thầy thuốc, sự hiếu thảo của một người con trai và sự thấu hiểu, lo lắng cho vợ mà xuyên suốt gần 3 thế kỷ qua, 5 đời lương y từ cụ Đỗ Minh Tư (1852 – 1875), Đỗ Minh Non (1872 – 1975), Đỗ Minh Tôn (1911 – 1933), đến lương y Đỗ Thị Hiển (1933) và lương y Đỗ Minh Tuấn (1982) đã ngày đêm không ngừng nghỉ để phát triển, cải tiến các bài thuốc, kế nghiệp truyền thống tốt đẹp này của dòng họ.

Tính đến nay, nhà thuốc đang điều trị tích cực cho các đầu bệnh xương khớp, sinh lý nữ,, mề đay, tai mũi họng và phụ khoa. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thuốc Nội tiết Đỗ Minh, đây là phương thuốc “vàng” đã giúp hàng ngàn chị em phụ nữ khỏe đẹp toàn diện, gìn giữ nét xuân trọn vẹn. Để hiểu sâu hơn về bài thuốc này, mời bạn đọc hãy theo dõi ngay ký sự “Nguồn gốc ra đời bài thuốc” trên chuyên mục Nội tiết tố.

Thảo Mộc Phục Mỹ: Vị Lương Y Khai Sinh Bài Thuốc Nội Tiết Truyền Đời Từ Sự Thấu Hiểu Hoàn Cảnh Phụ Nữ Việt (Kỳ I)
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cơ sở Hà Nội

Chàng thanh niên sinh ra trong thời kỳ “trọng nam khinh nữ” nhưng luôn đau đáu nỗi lo chăm sóc sức khỏe phái nữ

Chế độ phong kiến nước ta đến giữa những năm thế kỷ XIX vẫn còn nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, do đó việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của phái nữ chưa được xem trọng. Trong khi đó, người phụ nữ lại như “trụ cột” chính trong gia đình, từ việc lo cho chồng con, đỡ đần mẹ già, là chỗ dựa tinh thần trong các phương diện cuộc sống gia đình, đến việc thức khuya dậy sớm, lo toan mọi việc. Cũng bởi tính chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm hôm mà các bà, các mẹ của chúng ta thời đó luôn một lòng lao động, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” rồi lại lo cho gia đình, chồng con mà bỏ quên bản thân, không màng tới sức khỏe, tính mạng của mình.

Thảo Mộc Phục Mỹ: Vị Lương Y Khai Sinh Bài Thuốc Nội Tiết Truyền Đời Từ Sự Thấu Hiểu Hoàn Cảnh Phụ Nữ Việt (Kỳ I)
Hình ảnh người phụ nữ những năm thế kỷ XIX

Ngược dòng thời gian, quay trở về những tháng ngày lịch sử ấy, cố lương y Đỗ Minh Tư của dòng họ Đỗ tại Hà Nam cũng sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội như vậy. Tuy sinh ra trong thời kỳ có tư tưởng đó nhưng chàng thanh niên trẻ Đỗ Minh Tư lại mang trong mình một suy nghĩ khác. Ngày ngày nhìn mẹ, nhìn vợ tần tảo sớm hôm, có đau mỏi, cảm sốt gì cũng sắc tạm vài cây thuốc vườn nhà để uống, anh lại thấy nhói lòng.

Nhìn lại mình bây giờ đang là thầy thuốc mà không chăm lo sức khỏe được cho những người phụ nữ trong gia đình thì còn gì là bậc trượng phu. Nghĩ là làm, thay vì ngồi đàm đạo trà tửu với các bạn đồng trang lứa thì cậu Tư lại đỡ đần mẹ và vợ lao động, thời gian rỗi cậu đọc các tài liệu cổ, ứng dụng các bài thuốc cổ của dòng họ để chữa bệnh cho người dân trong vùng.

Thảo Mộc Phục Mỹ: Vị Lương Y Khai Sinh Bài Thuốc Nội Tiết Truyền Đời Từ Sự Thấu Hiểu Hoàn Cảnh Phụ Nữ Việt (Kỳ I)
Cố lương y Đỗ Minh Tư – Người sáng lập nghề y cho dòng họ Đỗ Minh

Biến cố gia đình thôi thúc cậu Tư bằng mọi giá tìm ra bài thuốc nội tiết dành riêng cho phái nữ

Sự nghiệp làm thầy thuốc của cậu Tư cứ thế trôi qua, ngày ngày thăm khám chữa bệnh cho người dân trong làng và các vùng xung quanh, sẽ không có gì thay đổi nếu không có biến cố lớn xáo trộn cuộc sống gia đình.

Vị lương y “3 không” và hoàn cảnh khai sinh bài thuốc Nội Tiết Đỗ Minh

Đỉnh điểm là lần vợ ông sinh con, do sức khỏe yếu nên bị băng huyết sau sinh, ăn uống lại không đầy đủ, bị thiếu chất, từ đấy người yếu dần, xuống sắc và cơ thể mệt mỏi. Thương vợ, ông cuống cuồng chạy dọc chạy xuôi, đọc hết cuốn sách này, hỏi thầy kia những mong tìm được cách trị bệnh, bồi bổ sức khỏe cho vợ.

Nhắc lại để mọi người nhớ rõ, cố lương y Đỗ Minh Tư là kiểu thầy thuốc “ba không” – không có truyền thống gia đình hành nghề Y, không học chính quy bài bản, không theo học thầy. Với xuất thân 3 không đó, ông nghĩ mình sẽ chỉ là một thầy thuốc làng nhưng sau biến cố gia đình này, ông không đành lòng nên đã quyết tâm ngày đêm đi khắp các địa phương lân cận nhằm tìm đúng thầy, đúng sách y cổ để lấy thêm tư liệu nghiên cứu bệnh và cách chữa trị. 

Thoạt đầu, chàng trai trẻ “ăn nằm ở đậu” với hơn 370 vị thuốc và cách chẩn đoán bệnh đến phân loại, công năng, chủ trị cùng các phụ phương chữa bệnh trong sách “Y học tùng thư” của An Nhân – Nguyễn Tử Sưu. Để có cái nhìn đa dạng hơn về mối tương quan giữa Âm Dương Ngũ hành, lục phủ ngũ tạng, biểu lý, hư thực, hàn nhiệt cùng thập nhị mạch kinh lạc, cụ Tư đã tìm đọc đến “Y học nhập môn”, “Vạn bệnh hồi xuân” rồi tuyển tập “Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh”.

Dần dà rồi nghề lại dạy nghề, cuối cùng ông cũng đã đúc rút kiến thức, kinh nghiệm và “bỏ túi” được cách chẩn đoán và bắt bệnh cho riêng mình. Lý thuyết phải đi đôi với thực hành, nhờ vậy, ông chẩn bệnh cho vợ bằng cách bắt mạch, nghĩa là dùng 3 ngón tay áp vào thốn khẩu (cổ tay) để cảm nhận trầm (chủ về bệnh ở bề trong), thiết mạch (chủ về bộ vị), kết hợp cùng quán chiếu hơi thở của vợ, cậu Tư nhận thấy mạch vợ khá yếu, không đều, khi thì 5-6 lượt, hồi lâu lại 7-8 lượt, chứng tỏ bà bị sắc chủ bệnh nhiệt – nóng, bốc hỏa trong người. Sau đấy tiếp tục đặt tay vào bộ vị thấy mạch nhỏ tăm tắp như sợi tơ (gọi là Tế chủ) về bệnh hư. Mạch ngắn ngủi, phía ngoài mạch chưa đến thốn, phía trong mạch không đến xích (gọi là Đoản) – người vốn bẩm suy nhược. 

Thảo Mộc Phục Mỹ: Vị Lương Y Khai Sinh Bài Thuốc Nội Tiết Truyền Đời Từ Sự Thấu Hiểu Hoàn Cảnh Phụ Nữ Việt (Kỳ I)
Phương pháp bắt mạch chẩn bệnh theo YHCT

Ngoài ra cậu Tư còn xem xét thêm âm dương cơ thể, lấy lưng là dương, bụng là âm, xét về khí âm dương toàn thân thì ngoài là dương, trong là âm, còn xét về âm dương trong tạng phủ thì tạng là âm, phủ là dương. Trong sách “Y học Tùng thư” có viết:

Phàm người sinh ra gốc phải nhờ ở khí âm, dương. Khí âm tàng tinh mà ứng ra bên ngoài, khí dương vệ thì bề ngoài mới kiên cố. Đến như khí dương vệ ở bề ngoài cho khí âm ở trong được kiên cố, đàn bà có thai, giáp cái thai có một lần huyết y (là 1 lần bọc ở bề ngoài bằng máu) tức là âm ở trong, ngoài huyết y có một lần thủy y (là 1 lần bọc ngoài bằng nước – nước ối) tức là dương vệ ở ngoài. Nghĩa âm dương có rõ thì mới biết được sinh hóa ở con người mà xét ra bệnh và chữa trị. 

Tâm hợp với mạch – Phế hợp với bì – Can hợp với cân – Tỳ hợp với nhục. Theo sự phối hợp này thì hễ mắc bệnh ở huyết mạch phải trị tâm, ví như cây mà cành lá bị khô là do ở rễ có sâu, phải trị ở rễ trước, có như vậy cành lá mới mong khỏi khô héo”.

Theo nguyên tắc chữa trị này của YHCT, cậu Tư chẩn đoán đây là bệnh rối loạn nội tiết tố nữ, căn nguyên gây bệnh là do khí huyết ở trong tạng phủ có sự tự suy tổn trước mới sinh ra bệnh tật, lo sầu nghĩ ngợi thì thương tâm (lo âu, sầu nào, nghĩ ngợi thì tâm khí sẽ ức át, hỏa uất, huyết trệ). Hơn thế nữa, vợ ông nói riêng, phụ nữ Việt Nam thời đó nói chung có cơ thể yếu, dễ nhiễm hàn, dễ bị suy tổn, âm suy từ đấy dễ gây ra các rối loạn âm dương ngũ hành (rối loạn nội tiết tố), thận âm suy, sức đề kháng kém và mạch bị suy yếu.

Để chữa trị dứt điểm được bệnh này, cậu Tư luôn bám sát theo YHCT, đặc biệt là bào chế các bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên, lành tính nhằm tuyên đạt tâm dương, lưu thông khí huyết. Ông dùng các cây thuốc nam kết hợp với công thức bí truyền mà mình nghiên cứu được tạo ra thành phẩm bài thuốc chữa bệnh, cải thiện sinh lý, cân bằng nội tiết tố, điều hoà kinh nguyệt, chống căng thẳng, mệt mỏi, nhuận sắc, tái tạo da, nâng cao sức đề kháng cho vợ.

Biến lý thuyết sách vở thành bài thuốc thảo dược độc bản dùng cho phụ nữ

Với niềm đam mê mãnh liệt với các loại cây dược liệu, hễ cứ nghe ở đâu có kỳ hoa dị thảo hay các loại cây được người dân dùng làm thuốc chữa bệnh là cụ Tư lại gác công bỏ việc tìm đến. Cứ mày mò tìm kiếm, cóp nhặt như đứa trẻ đi tìm con chữ mà rất nhiều lần chàng thanh niên trẻ đã tìm ra các loại cây rừng, thảo dược quý có giá trị dược liệu cao, phù hợp với chữa các thể bệnh phụ nữ. 

Từ những gì đúc kết và chiêm nghiệm được qua các bậc lão làng đi trước, ông định ra nhiều triết lý cho mình. Ông từng chia sẻ: “Đi tìm cây thuốc cũng là một quá trình để nâng cao tay nghề của mình. Mọi cây cỏ, thảo dược đều có giá trị chữa bệnh riêng nên khi mình biết rõ ngọn ngành về cây cỏ và các phương thuốc truyền đời từ nhiều thế hệ cha ông, ắt sẽ có được thành quả lớn.” 

Cứ thế, tìm tòi rồi học hỏi, tích lũy kiến thức từ các tài liệu cổ của những bậc tiền nhân, chàng thanh niên Tư đã bôn ba khắp các vùng núi và tìm ra một số vị thảo dược phù hợp để bào chế bài thuốc cho nữ giới. Một trong số đó là Đương Quy – được tìm thấy nhiều ở vùng núi Tây Bắc và vùng Nam Trung Bộ của nước ta. 

Thảo Mộc Phục Mỹ: Vị Lương Y Khai Sinh Bài Thuốc Nội Tiết Truyền Đời Từ Sự Thấu Hiểu Hoàn Cảnh Phụ Nữ Việt (Kỳ I)
Đương Quy loại cây thân thảo có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả

Loại dược liệu này có chiều cao trung bình từ 40 – 80cm, là cây thân thảo lớn, lá kép, hình lông chim, cuống lá dài, bẹ lá ôm lấy thân và có vị ngọt nhưng hơi nhẫn đắng, cay, có tính âm, mùi thơm. Đương quy từ lâu đã được biết đến với tác dụng bổ huyết, ngăn ngừa tình trạng ứ huyết, diệt khuẩn nhẹ, chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và cân bằng nội tiết tố nữ, chăm sóc sức khỏe sắc đẹp, sinh lý và điều trị các bệnh phụ nữ.

Tiếp theo, cậu Tư còn nghe đến Tỏi tơi lá rộng/Náng lá rộng hay còn được biết đến với cái tên gọi mỹ miều Trinh Nữ Hoàng Cung. Loại cây thân thảo có vị đắng, chát này mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam từ Đà Nẵng trở vào có khả năng giảm đau, giảm viêm, thanh nhiệt giải độc, hành huyết tán ứ, ức chế khối u nên rất thích hợp để kết hợp cùng đương quy nhằm thông kinh hoạt lạc và phục hồi các bệnh phụ nữ.

Thảo Mộc Phục Mỹ: Vị Lương Y Khai Sinh Bài Thuốc Nội Tiết Truyền Đời Từ Sự Thấu Hiểu Hoàn Cảnh Phụ Nữ Việt (Kỳ I)
Trinh nữ hoàng cung – Vị thảo dược quý thường được dùng để trị bệnh và dưỡng nhan cho các cung tần mỹ nữ trong cung thời xưa.

Với 2 vị thuốc chủ lực này, anh thanh niên hăm hở về lại Hà Nam, tìm kiếm thêm một số loại thảo dược có nhiệm vụ điều vị, dẫn thuốc như hoài sơn, đại thục địa, ngũ vị tử, kỷ tử, nhục thung dung,… để từng bước bào chế, thử nghiệm nhằm ra được công thức chữa bệnh rối loạn nội tiết tố nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt, bồi bổ thận âm, tỳ vị nhằm cải thiện sinh lý, nhuận sắc, giảm căng thẳng, mệt mỏi, nâng cao sức đề kháng cho chị em phụ nữ.

Tuy nhiên, qua quá trình vợ sử dụng thuốc, ông nhận thấy có nhiều vấn đề cần phải thay đổi. Bởi Đông y quan niệm phụ nữ lấy huyết làm chủ, huyết gặp nhiệt thì lưu thông, gặp hàn thì ngưng trệ nhiệt quá làm huyết đi sai đường gây chứng băng lậu, hàn nhiệt quá thì làm huyết ngưng trệ không thông, gây thống kinh, bế kinh, thấp nhiệt quá thường gây bệnh đới hạ,… 

Cứ trải qua quãng thời gian bào chế, áp dụng và điều chỉnh dần như thế, cậu Tư đã dần khai sinh ra bài thuốc chữa các chứng bệnh phụ nữ, từ thân bệnh đến tâm bệnh và đặt tên là Nội Tiết Đỗ Minh. 

Nhưng thời thế thay đổi, con người đổi thay, một bài thuốc từ cổ xưa không thể đúng với mọi cơ địa người bệnh mãi được. Vậy số phận bài thuốc Nội Tiết Đỗ Minh này sẽ ra sao? Mời độc giả đón đọc tiếp Thảo mộc phục mỹ: Sợi dây vô hình liên kết bài thuốc Nội Tiết Đỗ Minh từ xưa đến nay (Kỳ II) tại đây.

Trích nguồn dominhduong.com

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo