Ngứa sau khi tắm: Nguyên nhân và cách trị dứt điểm
Ngứa sau khi tắm là hiện tượng thường gặp, có thể tự biến mất sau vài giờ. Trong một vài trường hợp, đây còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý về da liễu. Vậy ngứa da sau khi tắm là cảnh báo của bệnh lý gì? Nguyên nhân, cách điều trị bệnh thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết về hiện tượng này.
Bị ngứa sau khi tắm là biểu hiện của bệnh lý gì? Triệu chứng?
Ngứa khắp người sau khi tắm là hiện tượng da bị kích ứng do chà xát, nước quá nóng hoặc lạnh, mẫn cảm với một số thành phần trong sữa tắm,… Trong nhiều trường hợp, da mẩn ngứa sau khi tắm là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý về da liễu. Dưới đây là những tác nhân chính gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa da sau khi tắm.

Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là hiện tượng da nổi mẩn đỏ kèm sưng tấy khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng như dầu gội, dầu xả, sữa tắm… Không chỉ có chứa nhiều hương liệu, các sản phẩm này còn có nồng độ pH cao, có tính tẩy rửa mạnh. Việc sử dụng các sản phẩm trên trong thời gian dài là nguyên nhân khiến da trở nên khô nứt, ngứa ngáy và tróc vảy. Bên cạnh đó, người mẫn cảm với thành phần hóa học trong các sản phẩm trên, da cũng sẽ xuất hiện mẩn ngứa.
Ngoài mẩn ngứa, người mắc viêm da tiếp xúc còn xuất hiện triệu chứng da nổi bọng nước. Trong trường hợp điều trị đúng cách, bọng nước chứa mủ sau khi vỡ ra sẽ khô cồi, se lại, tạo thành vảy. Trường hợp nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường như da bị nhiễm trùng, hoại tử.
Mề đay Cholinergic
Mề đay Cholinergic là một trong những nguyên nhân khiến da bị ngứa da sau khi tắm. Bệnh xảy ra khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi và thân nhiệt tăng cao. Người bệnh mắc mề đay Cholinergic sẽ xuất hiện các triệu chứng như da ngứa ngáy, nóng rát, mẩn ngứa nổi khắp người. Mề đay Cholinergic có thể hình thành do các tác nhân như ăn đồ cay nóng, tập thể dục thể thao quá sức, tắm người nóng quá lâu,…

Ngứa nước vô căn cứ
Ngứa nước vô căn cứ là hiện tượng da bị kích ứng, mẩn ngứa khi tiếp xúc với các nguồn nước lạ như nước sông, hồ, ao, suối,… Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây dị ứng và giải phóng Histamin làm da nổi mẩn, sần sùi, ngứa ngáy.
Nguyên nhân gây ngứa sau khi tắm
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa da sau khi tắm. Dưới đây là một số căn nguyên phổ biến khiến da nổi mẩn, ngứa ngáy sau khi tắm.
Nước tắm chứa nhiều Mg, Ca
Tắm ở các vùng nước chứa nhiều Mg và Ca là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da, nổi mẩn. Các ion kim loại này tiếp xúc với da, khiến da trở nên khô, mẫn cảm và dễ bị kích ứng gây ra hiện tượng ngứa rát.
Thói quen khi tắm
Thói quen tắm không đúng cách là yếu tố khiến da dễ bị tổn thương gây nên tình trạng ngứa ngáy. Theo đó, việc chà xát da quá mạnh sẽ khiến da bị tổn thương, ngứa ngáy và khô nẻ. Ngoài ra, thói quen không lau khô người sau khi tắm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc gây kích ứng da. Do đó, nếu muốn phòng ngừa ngứa da sau khi tắm, bạn nên bỏ các thói quen xấu này.

Khô da do tắm quá nhiều trong nước nóng
Thói quen tắm quá lâu trong nước nóng sẽ khiến da mất đi lượng nước cần thiết, làm da trở nên khô rát, ngứa ngáy. Tắm lâu trong nhiệt độ cao sẽ phá vỡ lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên bề mặt da, làm nước trong cơ thể bốc hơi nhanh chóng gây ra tình trạng căng, rát da. Đặc biệt những người có làn da khô tình trạng mẩn ngứa thường nghiêm trọng hơn, có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Cách khắc phục ngứa sau khi tắm
Ngứa da tuy không nguy hiểm nhưng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy bất tiện, tự ti trong sinh hoạt hàng ngày. Để khắc phục tình trạng ngứa da, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa ngứa da tại nhà an toàn, lành tính mà dễ thực hiện sau đây:
- Tắm lá bạc hà: Dùng lá bạc hà đun sôi với 1 lít nước để tắm thường xuyên sẽ làm giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ và trị mụn trên da hiệu quả. Lá bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da nên nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy ngứa giảm bớt đáng kể.
- Tắm lá trà xanh: Lá trà xanh có công dụng sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Dùng nước lá trà xanh tắm thường xuyên giúp phục hồi và tái tạo tế bào da, làm giảm tình trạng ngứa ngáy và mẩn đỏ trên da.
- Bôi gel nha đam: Gel nha đam có chứa nhiều khoáng chất, axit amin, khoáng chất giúp cấp ẩm, giảm kích ứng và làm dịu da nhanh chóng. Bôi gel nha đam lên vùng da bị ngứa, mẩn đỏ sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi của da.
- Uống trà hoa cúc: Hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng làm đẹp da, điều tiết bã nhờn, thanh nhiệt và giải độc. Với phương pháp chữa ngứa da bằng hoa cúc, bạn có thể lấy hoa cúc khô hãm với 200ml nước trong 5 phút rồi uống.

Ngứa sau khi tắm khi nào cần đi khám?
Ngứa da sau khi tắm là hiện tượng lành tính, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên các cơn ngứa da dữ dội có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, thói quen dùng tay gãi ngứa khi tay không đủ sạch sẽ, vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra nhiễm trùng.
Vì vậy, để đảm bảo bệnh được chữa khỏi, bạn cần thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Theo đó, nếu gặp các triệu chứng sau, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được can thiệp y tế.
- Ngứa toàn thân, tình trạng ngứa kéo dài, dai dẳng trên 2 tuần.
- Ngứa xuất hiện các triệu chứng đi kèm như sưng tấy, nóng rát, có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Tình trạng ngứa dữ dội làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cá nhân.
Chẩn đoán và điều trị ngứa sau khi tắm
Khi xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi tắm, người bệnh không nên chủ quan mà cần chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời. Theo đó, tùy vào tình trạng và triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm lâm sàng hoặc cận lâm sàng.

Với xét nghiệm lâm sàng, bệnh nhân sẽ được hỏi các thông tin về dịch tễ, triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh lý,… Thông qua điều tra thông tin kết hợp với quan sát, đánh giá bằng mắt, bác sĩ sẽ kết luận người bệnh có cần làm xét nghiệm chuyên sâu không. Với các xét nghiệm cận lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm máu, phân tích da hoặc một vài thủ thuật khác để xác định căn nguyên gây bệnh.
Ngứa sau khi tắm không chỉ là biểu hiện của dị ứng mà còn có thể là triệu chứng của một vài bệnh lý. Để trị tận gốc hiện tượng, người bệnh có thể dùng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y có khả năng chữa nhanh các triệu chứng ngứa ngáy nhưng có chứa nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, khi dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định, tránh trường hợp bỏ thuốc, lạm dụng thuốc. Một vài loại thuốc thường được kê để giảm thiểu tình trạng ngứa sau khi tắm gồm:
Thuốc bôi
Sử dụng thuốc bôi là giải pháp an toàn, nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần chú ý test thử thuốc trên một vùng da nhất định trước khi bôi trên diện tích rộng.
- Thuốc bôi chứa Corticoid: Thuốc được chỉ định bôi trực tiếp lên những vùng da bị ngứa để giảm triệu chứng nổi mẩn, sưng tấy, ngứa ngáy trên da. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ định bởi nếu dùng quá liều có thể sẽ khiến da bị mòn, nổi mụn mất kiểm soát.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Thuốc được kê nhằm cải thiện tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy trên da sau khi tắm. Nhóm thuốc này có tác dụng chính là làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ và ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
- Hồ nước: Hồ nước được chỉ định với những trường hợp mới khởi phát, triệu chứng bệnh còn nhẹ. Hồ nước có công dụng sát khuẩn, làm dịu da, thúc đẩy quá trình làm lành của da. Trong quá trình chữa trị bằng hồ nước, người bệnh cần chú ý sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ vùng da cần bôi thuốc để tránh nhiễm trùng.
- Kem dưỡng ẩm: Nếu khô da là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy sau khi tắm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kem dưỡng ẩm để cải thiện làn da.

Thuốc uống
Thuốc uống được kê khi người bệnh có triệu chứng nặng, tình trạng ngứa ngáy xuất hiện toàn thân. Dưới đây là một vài loại thuốc thường được chỉ định.
- Thuốc kháng Histamin H1: Histamin là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Khi gặp các dấu hiệu của dị ứng, tùy tình trạng và triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định kê thuốc kháng Histamin H1 phù hợp. Tuy nhiên, thuốc kháng Histamin thường gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, thiếu tập trung, mệt mỏi,…
- Thuốc chống viêm: Người bệnh nổi mẩn đỏ ngứa sau khi tắm kèm theo các triệu chứng như sưng viêm, phù nề sẽ được kê thuốc chống viêm steroid hoặc non steroid.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thường được chỉ định khi da người bệnh xuất hiện các tổn thương gây phù nề, đau đớn.
- Thuốc uống bổ sung: Bên cạnh những loại thuốc đặc trị, bác sĩ có thể kê thêm một vài thuốc bổ sung như vitamin để làm giảm tình trạng kích ứng da, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Chữa trị ngứa sau khi tắm bằng thuốc Đông y
Ngoài các thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa trị tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương ngũ hành, khu phong, tán hàn, trừ thấp, tiêu trừ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đồng thời bồi bổ chức năng ngũ tạng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi và phòng ngừa bệnh.
Ưu điểm của loại thuốc này là an toàn, lành tính, hiệu quả dài lâu. Tuy nhiên dùng thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, kỳ công chuẩn bị và tốn nhiều thời gian hơn để sắc. Dưới đây là những bài thuốc bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Phèn phi (15 gam); xà sàng tử, địa du, đại hoàng, cam thảo (mỗi loại 20 gam); đại phi dương, địa phu tử, kinh giới, khổ dâm (mỗi loại 30 gam).
- Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên vào 400ml nước, sắc trong 20 phút. Sau khi sắc, chắt lấy nước rồi để nguội. Dùng thuốc sắc ngâm rửa vùng da bị mụn sau đó rửa sạch lại với nước.

Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Thuyền thoái, xà sàng tử, bạch tiên bì (20 gam); thương nhĩ tử, bạch tật lê (100 gam); dạ giao đằng (200 gam).
- Cách thực hiện: Mang các nguyên liệu đã chuẩn bị đi sắc trong vòng 15 phút sau đó chắt nước, bỏ bã. Hòa thuốc vừa sắc với chút nước sau đó dùng để rửa vùng da bị ngứa.
Biện pháp phòng tránh ngứa sau khi tắm
Để trị khỏi ngứa sau khi tắm, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh còn cần áp dụng chế độ kiêng khem thích hợp. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi chữa ngứa sau khi tắm.
- Lau khô da sau khi tắm, tránh chà xát lên da khiến da bị kích ứng gây ra mẩn ngứa.
- Có thói quen dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên. Nên chọn sử dụng những loại kem có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và lành tính.
- Nên dùng các loại mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm có tính tẩy rửa nhẹ, an toàn cho làn da.
- Nên tắm ở nhiệt độ vừa phải trong khoảng 15 phút. Nếu tắm quá lâu với nhiệt độ nước cao có thể sẽ khiến da trở nên khô ráp, thiếu độ ẩm.
- Người có làn da mẫn cảm không nên tắm, bơi ở những vùng nước lạ như sông, suối,… để tránh tình trạng ngứa ngáy sau khi tắm.
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Ngứa sau khi tắm là hiện tượng lành tính, không nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan, coi thường. Nếu thấy cơn ngứa xuất hiện dữ dội kèm theo các biểu hiện lạ, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám, xét nghiệm để tìm ra căn nguyên bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!