Ngứa Quanh Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Phải Xử Lý Như Thế Nào?
Ngứa quanh miệng là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn tác động đến thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa ngứa quanh miệng? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Ngứa quanh miệng là bệnh gì?
Ngứa da quanh miệng đôi khi chỉ là tình trạng ngứa đơn thuần, có thể tự hết mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây lại là dấu hiệu của một vài bệnh lý như sau:
Bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh (Giời leo) là bệnh thường gặp, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh gây ra tổn thương ở những vùng da chứa nhiều dây thần kinh như miệng, mắt, lưng, cổ. Thời kỳ khởi phát bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như phát ban, da nổi mụn nước nhỏ li ti, cơ thể mệt mỏi, nóng rát. Đặc biệt khi bệnh toàn phát, bóng nước nổi thành từng mảng dày sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Zona thần kinh có thể khỏi nhanh chóng nếu người bệnh phát hiện và chữa trị sớm. Bệnh để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm gan, suy giảm thính lực, thị lực.
Bệnh chàm
Chàm môi hay chàm quanh miệng là bệnh viêm da dị ứng. Khi bị chàm, người bệnh sẽ có các triệu chứng đặc trưng như da nổi ban đỏ, xuất hiện mụn nước, ngứa âm ỉ đến dữ dội. Bên cạnh đó, vùng da xung quanh miệng còn bị khô cứng, nứt nẻ, lở loét,… tùy theo diễn biến tình trạng bệnh.
Khi thấy dấu hiệu của bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám kịp thời để được điều trị đúng cách. Bệnh không nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lý thường gặp, khó trị dứt điểm và dễ tái phát. Bệnh có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, trong đó có vùng quanh miệng. Nhiễm viêm da cơ địa, người bệnh có các triệu chứng tiêu biểu như môi khô ráp, bong tróc, mụn nước dễ vỡ, có dịch mủ kèm theo châm chích, ngứa ngáy. Tình trạng bệnh có diễn biến phức tạp nên bệnh dễ bị nhầm với một số bệnh lý ngoài da khác.
Theo các chuyên gia y tế, viêm da cơ địa không phải là bệnh nguy hiểm, có thể chữa khỏi nhanh nếu người bệnh điều trị sớm. Khi bị viêm da, người bệnh cần chú ý, không gãi, chà xát lên vết thương, liếm môi, sẽ làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
Herpes môi
Herpes môi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus HSV. Sau khi nhiễm virus, người bệnh sẽ có những biểu hiện như da phồng rộp, đỏ ửng, sưng đau. Mụn rộp sau đó vỡ, làm dịch mủ chảy ra, có thể gây ra tình trạng lở loét nếu người bệnh không xử lý đúng cách. Ngoài biểu hiện ở quanh miệng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như nổi hạch, nóng sốt, đau nhức cơ thể,…
Hiện chưa có thuốc đặc trị dành cho Herpes môi. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng, bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh cần đi khám để được chữa trị kịp thời.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, diễn biến phức tạp và gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng đến da. Lupus ban đỏ gây ra tình trạng châm chích, mẩn ngứa, phát ban, da nổi mụn nước, ngứa quanh miệng…
Bệnh xuất hiện chủ yếu ở mặt, gò má, quanh miệng. Vùng da bị tổn thương do Lupus ban đỏ trở nên khô ráp, sần sùi, bong tróc, gây mất thẩm mỹ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ tấn công đến các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, thận, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy chưa có phương pháp điều trị triệt để Lupus ban đỏ nhưng bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách dùng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc sức khỏe.
Nguyên nhân gây ngứa quanh miệng
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, một số yếu tố ngoại sinh sau cũng có thể gây ra hiện tượng ngứa quanh miệng.
- Dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da quanh miệng. Dị ứng xảy ra khi người bệnh ăn phải những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, trứng, sữa,… Khi bị dị ứng, người bệnh sẽ có triệu chứng sưng môi, ngứa, đỏ rát quanh miệng…
- Do tác dụng của thuốc: Thành phần trong một số loại thuốc có thể là nguyên nhân khiến cơ thể bị kích ứng gây ra tình trạng ngứa, nổi mẩn. Trong đó, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống co giật là những thuốc có khả năng gây ra phản ứng cao.
- Do vệ sinh răng miệng: Răng miệng không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ khiến da bị kích ứng, ngứa ngáy và khó chịu. Khoang miệng kém sạch là môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây ra hôi miệng. Tuy nhiên, vệ sinh răng miệng quá mức cũng sẽ khiến da bị trầy xước, bỏng rát, nổi mẩn ngứa.
- Do thói quen: Các thói quen xấu như bóc da môi, liếm môi, uống ít nước… là những nguyên nhân phổ biến khiến vùng da quanh miệng bị mất nước. Về lâu dài, những thói quen trên khiến môi ngày càng nứt nẻ, khô rát, bong tróc.
- Do thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân khiến sức đề kháng suy giảm, làm cơ thể dễ mắc bệnh. Cơ thể thiếu các chất như vitamin B, B1, B12, Folate,… sẽ khiến da trở nên khô nứt, kém đàn hồi. Khô da kéo dài là nguyên nhân gây ra tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Ngứa quanh miệng khi nào nên đi khám?
Trường hợp triệu chứng nhẹ, ngứa quanh miệng có thể tự hết sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên, với trường hợp ngứa do bệnh lý, người bệnh cần thăm khám để biết căn nguyên gây ra bệnh và được chỉ định phác đồ điều trị hợp lý. Theo đó, bạn nên đi khám khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau.
- Ngứa quanh miệng kéo dài, dai dẳng trên 2 tuần. Triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà.
- Ngứa dữ dội kèm theo bọng nước có chứa dịch mủ.
- Tình trạng ngứa làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, khiến người bệnh thấy mệt mỏi, buồn nôn.
- Ngứa ngáy và sưng đỏ quanh miệng khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, ăn uống.
XEM THÊM: Nhờ khám kịp thời, dùng đúng thuốc, nữ trưởng phòng U30 KHỎI HẲN mề đay, mẩn ngứa
Cách điều trị ngứa quanh miệng
Với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian và tự điều trị tại nhà. Nhưng với triệu chứng bệnh nặng, người bệnh cần thăm khám, làm xét nghiệm xác định căn nguyên bệnh. Để từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và chỉ định dùng thuốc phù hợp với triệu chứng và tình trạng bệnh.
Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian
Người bệnh có thể điều trị tại nhà khi nguyên nhân gây ngứa không xuất phát từ các bệnh lý. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo trị ngứa quanh miệng dưới đây:
- Bôi gel nha đam: Gel nha đam chứa nhiều dược chất có khả năng sát khuẩn, làm dịu vùng da tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi của da. Dùng gel nha đam bôi lên vết thương sẽ giúp tình trạng ngứa được cải thiện đáng kể.
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa có chứa nhiều khoáng chất, vitamin quan trọng như canxi, beta carotene, vitamin A, D, K, E. Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, làm giảm ngứa da và cải thiện tình trạng tổn thương do chàm gây ra. Với phương pháp này, người bệnh dùng tăm bông thấm vào dầu dừa rồi bôi lên vùng da bị ngứa, khoảng 10 phút sau thì rửa lại với nước sạch.
- Dùng quả bơ: Quả bơ có chứa nhiều vitamin E, omega 3, axit amin có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và cải thiện tình trạng bong tróc, khô nứt trên da. Thực hiện phương pháp này, người bệnh dùng phần thịt bơ đã được xay nhuyễn đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 10 – 15 phút.
Dùng thuốc Tây y
Thuốc Tây y có dược tính mạnh, cho tác dụng nhanh chóng nhưng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh khi dùng thuốc Tây cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ liều, lạm dụng thuốc. Tùy vào từng loại bệnh, nguyên nhân và mức độ bệnh mà sẽ có những loại thuốc phù hợp. Một số thuốc có thể được kê là:
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc có tác dụng giảm sưng đau, làm dịu tình trạng ngứa rát nhanh chóng. Nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc thời gian sử dụng hợp lý.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được chỉ định với người bệnh bị ngứa do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng. Aczone là loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến nhất. Thuốc có công dụng kháng khuẩn, làm giảm tình trạng mẩn ngứa. Người bệnh khi dùng thuốc cần phải có sự đồng ý từ bác sĩ bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và biến chứng khó lường.
- Thuốc kháng virus: Với người bệnh ngứa miệng do virus Herpes, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Một vài loại thuốc thường được dùng như Acyclovir, Penciclovir, Valacyclovir.
- Thuốc kháng nấm: Với trường hợp bệnh nhân nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống nấm. Thuốc có tác dụng ức chế vi nấm gây bệnh, cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng viên ngậm và nước súc miệng kèm theo để trị dứt điểm ngứa do nấm.
Dùng thuốc Đông y
Thuốc Đông y có thành phần từ những loại thảo dược thiên nhiên, có khả năng chữa bệnh từ sâu bên trong. So với thuốc Tây, thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng an toàn, lành tính, ít gây ra phản ứng phụ. Vì vậy, nhiều người bệnh hiện nay có xu hướng lựa chọn loại thuốc này để chữa trị bệnh.
Nếu bị ngứa quanh miệng do nguyên nhân là mề đay, dị ứng, phát ban, bà con có thể tham khảo bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH của Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường chúng tôi.
Cơ chế điều trị của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh ra sao?
Ra đời những năm đầu thế kỷ XIX, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh được bào chế theo đúng cơ chế trị bệnh từ GỐC đến NGỌN, loại bỏ dứt điểm căn nguyên gây bệnh (bào gồm yếu tố nội nhân – tạng phế suy giảm chức năng, sức đề kháng kém; yếu tố ngoại nhân – từ bên ngoài tấn công vào cơ thể).
Không chỉ có tác dụng trị bệnh, bài thuốc còn tác động, thẩm thấu sâu vào bên trong cơ thể, giúp cân bằng âm dương, cải thiện sức khỏe một cách tổng thể, phục hồi chức năng tạng phế và quan trọng là tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
KHÁM PHÁ: Bài thuốc gia truyền 150 năm Mề đay Đỗ Minh dứt điểm nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mề đay
Bàn sâu về tác dụng bài thuốc, GĐ chuyên môn nhà thuốc chúng tôi là Lương y Đỗ Minh Tuấn (truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh kế thừa, phát triển bài thuốc) cho biết:
“Mề đay Đỗ Minh là bài thuốc lấy tiêu độc, trừ tà làm cốt lõi, kháng viêm, định thần làm bổ trợ, tác động tới bệnh theo cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG. Tức là nó vừa giúp tiêu viêm, tiêu độc, thanh nhiệt, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể vừa giúp dưỡng huyết, dưỡng tâm, an thần, tăng cường sức đề kháng, đề phòng tái phát”.
Video: [FEEDBACK] Từ bệnh nhân chữa mề đay tại Đỗ Minh Đường từ 3 năm trước – KHÔNG TÁI PHÁT
Bài thuốc được bào chế từ những thành phần thảo dược nào?
Gần 50 loại DƯỢC LIỆU được chúng tôi chọn lựa, kiểm định cẩn thận về chất lượng và thành phần dược tính trước khi đưa vào sử dụng. Một số vị thuốc chính có thể kể đến là:
- Cây sài đất: Sài đất hay húng tràm là thảo dược có công dụng tiêu độc, hoạt huyết. Theo Đông y, sài đất có tính mát, có vị ngọt hơi chua. Cây có chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể như Caroten, Silic, Lignin,… có tác dụng tiêu viêm, được dùng để trị mụn, mẩn ngứa, chàm.
- Lá đơn đỏ: Lá đơn đỏ hay mẫu đơn đỏ là cây thuốc có vị đắng, tính hàn. Lá đơn đỏ có chứa các hợp chất như Flavonoid, Saponin, Coumarin có tác dụng kháng viêm, giảm đau, làm lành thương tổn trên da. Cây thường được dùng để cải thiện và trị các bệnh như dị ứng, da nổi mụn nhọt, viêm da cơ địa,…
- Cà gai leo: Cây thuốc có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, phong thấp, trị ho, dị ứng rất tốt.
- Diệp hạ châu: Loại cây này có vị đắng, hơi ngọt, tính mát có tác dụng giải độc gan, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm… giúp điều trị tốt tình trạng mề đay, mẩn ngứa.
Mỗi dược liệu có thành phần dược tính, công dụng khác nhau nhưng khi được hòa trộn theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN 5 đời dòng họ Đỗ Minh chúng tôi, nó sẽ tạo thành một thể thống nhất cho tác dụng tốt nhất.
ĐỌC NGAY: Góc nhìn từ chuyên gia, báo chí về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Trẻ em, người già, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú sử dụng được không?
Câu trả lời là CÓ. Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của chúng tôi đảm bảo AN TOÀN, LÀNH TÍNH, KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ, phù hợp với mọi trường hợp bệnh nhân bị ngứa quanh miệng do mề đay, dị ứng.
Bài thuốc này:
- Sử dụng 100% DƯỢC LIỆU SẠCH
- Không chứa dược liệu tạp nham trôi nổi ngoài thị trường
- Không trộn lẫn tân dược và chất bảo quản
- Có quy trình bào chế được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định của Bộ Y tế
THAM KHẢO: [GÓC PHẢN HỒI] Hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh qua khảo sát và chia sẻ của người bệnh
Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh có cần đun sắc khi sử dụng không?
Nếu người bệnh bận rộn, không có thời gian đun sắc thuốc, Đỗ Minh Đường chúng tôi sẽ hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao.
Cụ thể, toàn bộ dược liệu sau khi được sơ chế sạch, chúng tôi sẽ cho vào hệ thống nồi chưng cất thuốc hiện đại, đun nấu ở nhiệt độ 55-70 độ C. Sau 48h đồng hồ, thuốc dạng cao sánh mịn sẽ được hoàn thiện. Khi sử dụng, bà con chỉ cần hòa tan cao thuốc với nước ấm rồi uống luôn. Thuốc dạng cao giữ nguyên thành phần dược tính của từng vị thuốc, giúp cơ thể dễ hấp thu.
THAM KHẢO: Quý cô công sở hết NỔI MỀ ĐAY, ngứa ngáy, thoát cảnh kiêng khem nhờ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Dùng bài thuốc này bao lâu thì khỏi mề đay, mẩn ngứa?
Mỗi bệnh nhân sẽ có LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HÓA phù hợp với cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh. Có người dùng 1-2 tháng thuốc là khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, thông thường CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH, triệu chứng ngứa quanh miệng sẽ thuyên giảm.
Về thời gian dùng thuốc, sau khi thăm khám, các lương y, bác sĩ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể. Do đó, nếu quan tâm tới bài thuốc này, các bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
Chuyên gia đang ONLINE
Đừng chần chừ, HÃY LIÊN HỆ NGAY để được tư vấn
Biện pháp phòng tránh ngứa quanh miệng
Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng ngứa quanh miệng, bạn cần thực hiện kiêng khem nghiêm ngặt. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:
- Che chắn, đeo khẩu trang khi ra đường để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi và các tác nhân gây dị ứng.
- Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin như rau xanh và trái cây để tăng khả năng đề kháng.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn dễ gây kích ứng như hải sản, gia vị,…
- Nên dùng các loại sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, an toàn, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Không sử dụng chung đồ dùng với người khác để tránh lây lan bệnh.
- Bỏ các thói quen xấu như liếm môi, bóc da chết trên môi.
- Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa ngứa quanh miệng. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích để phát hiện dấu hiệu và lên kế hoạch thăm khám, điều trị bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!