Ngứa Kẽ Ngón Tay Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Khi kẽ ngón tay bị ngứa ngáy sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Đây có thể là cảnh báo một số bệnh lý da liễu, do đó bạn không nên chủ quan. Để nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ngứa kẽ ngón tay hiệu quả nhất, bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Ngứa kẽ ngón tay là bệnh gì?

Ngứa kẽ ngón tay là bệnh lý do viêm hoặc nhiễm khuẩn gây ra, có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, giới tính, lứa tuổi. Người bệnh có thể nhận biết tình trạng ngứa kẽ ngón tay thông qua các triệu chứng như:

  • Kẽ ngón tay bị sưng đỏ, nổi mẩn và ngứa ngáy.
  • Da tay bị căng, nứt nẻ, bong tróc thành vảy, nhiều trường hợp dẫn đến chảy máu.
  • Người bệnh xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, có thể mọc rải rác hoặc mọc thành các cụm nhỏ.
  • Dịch nhầy từ các mụn dễ vỡ ra nếu vô tình tác động, gây ướt tay.
  • Có cảm giác châm chích như kiến bò ở kẽ tay.
  • Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau rát, xót khi tiếp xúc với chất tẩy rửa.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, có một số đối tượng dễ mắc bệnh ngứa kẽ ngón tay là: Trẻ nhỏ ở vùng nông thôn, người làm nông nghiệp, người thường phải làm việc ngoài trời, công nhân xây dựng, người bốc vác ở môi trường nhiều nước, nhiều chất độc hại,….

Kẽ ngón tay, kẽ chân bị ngứa khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu
Kẽ ngón tay, kẽ chân bị ngứa khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa kẽ ngón tay

Hiện tượng ngứa kẽ ngón tay hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là triệu chứng của bệnh da liễu, tuy nhiên cũng có khả năng do dị nguyên và tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Ghẻ nước

Ghẻ nước có triệu chứng điển hình là nổi mụn nước ở tay, thường do sự tấn công của tạp khuẩn sarcoptes scabiei hominis khi nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Khi bị ghẻ nước, người bệnh sẽ thấy mụn nước nổi li ti, mọc rải rác ngay trên bề mặt da ở kẽ ngón tay, ngón chân. Lúc này, cơn ngứa ngáy thường dữ dội nhiều nhất vào ban đêm vì đây là lúc con ghẻ hoạt động mạnh, đào những rãnh nhỏ trên da để tạo ổ đẻ trứng, sinh sôi.

Ngứa kẽ ngón tay do tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa có nguyên nhân do cơ địa dị ứng cùng sự rối loạn hệ thống miễn dịch. Người bệnh tổ đỉa cảm thấy ngứa ngáy dữ dội ở kẽ ngón tay, ngón chân, mụn nước ăn sâu dưới da, bề mặt khô cứng và khó vỡ nếu chỉ gãi nhẹ hoặc chà xát nhẹ. Đặc biệt nếu người bệnh gãi liên tục, mụn nước vỡ ra, tự khô lại và tiêu đi, từ đó hình thành lớp dày sừng và bong ra sau một thời gian.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc khiến các ngón tay, ngón chân bị kích ứng, ửng đỏ, bong tróc, có thể nổi mẩn li ti thành đám. Lúc này các ngón tay bị đỏ, sưng đau, viêm nhiễm, da trở nên khô và bong tróc thành mảng, đồng thời có nổi mụn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lý này xảy ra khi da bị viêm, kích ứng do tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích hay dị ứng.

Viêm da tiếp xúc có thể gây ra hiện tượng ngứa kẽ ngón tay
Viêm da tiếp xúc có thể gây ra hiện tượng ngứa kẽ ngón tay

Bệnh nấm gây ngứa kẽ ngón tay

Một trong những nguyên nhân gây ngứa kẽ ngón tay là nấm da. Bệnh lý này do một loại nấm sợi dermatophytes gây ra. Các tế bào sợi nấm này liên kết với nhau, gây kích ứng khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt.

Nấm da làm xuất hiện các mụn nhỏ li ti màu đỏ như phát ban, cơn ngứa diễn ra dữ dội, nhiều về ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, chất lượng cuộc sống. Khi người bệnh càng gãi nhiều thì nốt mụn càng lan rộng, bị trầy xước và lở loét.

Ngứa Kẽ Ngón Tay Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh về gan thận

Khi chức năng của gan, thận không còn hoạt động tốt, bạn rất dễ bị viêm gan, suy thận, suy gan. Người bị bệnh gan, thận thường có biểu hiện là ngứa ngáy ở kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Khi đó bệnh nhân cần hết sức chú ý vì có thể bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng, độc tố không được thải ra ngoài, tích tụ nhiều ở da gây ngứa dai dẳng.

Bệnh tiểu đường

Ngứa da là một triệu chứng cụ thể của bệnh tiểu đường. Việc thiếu hụt insulin ở bệnh nhân tiểu đường khiến cơ thể mất nước, giảm khả năng máu lưu thông dưới da, giảm tiết mồ hôi như bình thường. Tình trạng da khô do thiếu ẩm và dưỡng chất có nguy cơ cao bị kích ứng, nứt nẻ, ngứa ngáy dữ dội.

Người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị ngứa kẽ tay, chân
Người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị ngứa kẽ tay, chân

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý kể trên còn nhiều lý do khác khiến bạn bị ngứa kẽ ngón tay đó là:

  • Tiếp xúc với bụi bẩn, đất cát, không khí ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại khiến cơ thể bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.
  • Kiến, muỗi, ong, công trùng cắn vào kẽ ngón tay, do đây là vùng da nhạy cảm nên nhọc độc của chúng khiến vị trí này dễ mẩn ngứa hơn.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên gây ngứa ngáy như phấn hoa, lông động vật, thành phần có hại trong mỹ phẩm.
  • Ăn phải thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa bỏ,…. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện các thành phần trong thực phẩm có hại và phản ứng thông qua việc gây ngứa ngáy, nổi mẩn trên tay
  • Ảnh hưởng của thời tiết như thời khắc giao mùa, chuyển nóng hoặc lạnh đột ngột khiến da khô, nứt nẻ, mất đi lớp bảo vệ tự nhiên nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng.

Ngứa Kẽ Ngón Tay Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngứa kẽ ngón tay có nguy hiểm hay không?

Khi bị ngứa kẽ ngón tay, nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh lý này không đáng lo ngại nên không tìm cách xử lý. Thực tế khi cảm giác ngứa ngáy khó chịu xuất hiện liên tục, thường xuyên sẽ khiến người bệnh mất tập trung, căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, chất lượng cuộc sống.

Thêm vào đó vào ban đêm, cơn ngứa trở nên dữ dội hơn sẽ gây mất ngủ, stress kéo dài. Đặc biệt người bệnh còn có khả năng bị viêm nhiễm nặng, lở loét, bong tróc, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia da liễu, ngứa kẽ ngón tay nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời thường không thể tự khỏi, về lâu dài tiến triển thành bệnh mãn tính, tái phát liên tục. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị viêm da bội nhiễm, nhiễm trùng da hoặc hoại tử da vô cùng nguy hiểm.

Ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường dưới đây, bạn nên thăm khám bác sĩ từ sớm:

  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh da liễu mãn tính và tái phát nhiều lần.
  • Ở kẽ ngón tay, ngón chân có xuất hiện mụn nước lở loét và mụn mủ tiết dịch.
  • Bị sốt kèm theo ngứa ngáy liên tục không ngừng từ 2 ngày trở lên.
  • Trường hợp bị ngứa ngáy chân tay do côn trùng có nọc độc chích.
Ngứa kẽ ngón tay nếu không được chữa trị sẽ bong tróc, mất thẩm mỹ
Ngứa kẽ ngón tay nếu không được chữa trị sẽ bong tróc, mất thẩm mỹ

Biện pháp điều trị

Để điều trị tình trạng ngứa kẽ ngón tay cần áp dụng đúng biện pháp, đúng đối tượng. Với từng trường hợp có mức độ bệnh khác nhau thì phương pháp chữa cũng không giống nhau. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia và áp dụng một trong những cách sau:

Dùng mẹo dân gian

Nếu tình trạng ngứa kẽ ngón tay mới xảy ra, các triệu chứng còn nhẹ và chưa gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể tìm đến mẹo dân gian để cải thiện. Ưu điểm của phương pháp này là dùng nguyên liệu tự nhiên khá lành tính, an toàn cho cơ thể, đặc biệt dễ tìm mua với chi phí rẻ:

  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa rất tốt cho những trường hợp bị ngứa ngón tay, chân do nhiễm nấm. Trong thành phần của nguyên liệu này có chứa acid lauric dồi dào, khi thẩm thấu qua da sẽ chuyển hóa thành monolaurin với khả năng kháng khuẩn, sát trùng, diệt nấm và nhiều loại virus khác. Bạn chỉ cần rửa sạch tay, dùng dầu dừa nguyên chất để thoa lên các kẽ ngón tay, thực hiện hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Muối ăn chữa ngứa kẽ ngón tay: Muối có đặc tính diệt khuẩn, sát trùng, có khả năng làm lành nhanh vùng da ở kẽ tay, chân. Khi thực hiện bạn hòa 2 thìa muối hạt vào 500ml nước sôi để nguội. Rửa sạch các kẽ ngón tay rồi ngâm vào nước muối loãng trong khoảng 15 phút, cuối cùng lau khô. Kết hợp dùng kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả trị bệnh.
  • Rượu tỏi: Cả tỏi và rượu trắng đều có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, do đó đây là cách chữa ngứa kẽ ngón tay được nhiều người lựa chọn. Đầu tiên bóc khoảng 3 – 4 củ tỏi, rửa sạch để ráo rồi cho vào bình thủy tinh sạch, thêm 300ml rượu trắng. Đậy kín bình thủy tinh, ngâm trong 7 ngày có thể lấy ra dùng. Người bệnh rửa sạch các kẽ ngón tay, thoa rượu tỏi nhẹ lên kẽ ngón tay trong khoảng 10 phút rồi rửa lại.
  • Sử dụng lá ổi: Lá ổi được biết đến với hàm lượng dồi dào các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng, ngăn ngừa ngứa ngáy hiệu quả. Bạn chuẩn bị một rổ lá ổi loại bánh tẻ, không sâu bệnh, mang rửa sạch. Cho lá ổi vào nồi đun cùng 2 lít nước và nấu cho đến khi nước chuyển thành màu vàng xanh. Sau khi rửa sạch kẽ ngón tay và lau khô, cho nước lá ổi ra chậu, chờ nguội bớt thì ngâm cả bàn tay vào trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại.
Thành phần acid lauric trong dầu dừa có khả năng kháng khuẩn cực tốt
Thành phần acid lauric trong dầu dừa có khả năng kháng khuẩn cực tốt

Thuốc Tây y

Hiện tượng ngứa kẽ ngón tay mức độ nặng, người bệnh cảm thấy cơn ngứa dữ dội, diễn ra liên tục kèm theo nhiều triệu chứng khác thì nên dùng thuốc Tây y. Các loại thuốc này có thể đẩy lùi nhanh chóng cơn ngứa ngáy khó chịu, làm lành da nhanh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên thuốc tân dược có khả năng gây tác dụng phụ, do đó bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng chỉ định khi sử dụng.

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc này giúp ức chế hoạt động của vi nấm, vi khuẩn nhanh chóng, cắt đứt cơn ngứa ngáy, loại bỏ tế bào chết trên da và kích thích sản sinh tế bào da mới. Đáng chú ý là thuốc có chứa corticoid dễ làm khô da và bào mòn da nên trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần hết sức thận trọng khi dùng.
  • Kem dưỡng ẩm: Người bị ngứa kẽ ngón tay có thể dùng kem dưỡng ẩm hàng ngày, ưu tiên sản phẩm có chứa hoạt chất hydrocortisone calamine để làm dịu da, giảm tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy, giúp da mềm mịn hơn.
  • Thuốc kháng histamin: Bao gồm các loại thuốc như Benadryl, Claritin, Hydroxyzine với công dụng ức chế quá trình cơ thể sản sinh histamin gây ngứa ngáy, viêm da cùng nhiều vấn đề khác với làn da.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn trong các trường hợp ngứa kẽ ngón tay do rối loạn miễn dịch. Thuốc ức chế miễn dịch có thể giảm nhanh các triệu chứng kích ứng trên da, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc chữa ngứa
Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc chữa ngứa

Thuốc Đông y

Ngoài mẹo dân gian và thuốc Tây y, người bệnh ngứa kẽ ngón tay có thể dùng thuốc Đông y để trị bệnh. Được biết các loại thuốc này có chứa 100% dược liệu tự nhiên rất lành tính, không gây tác dụng phụ như thuốc tân dược.

Thêm vào đó, thuốc Đông y vừa đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh ngoài da, vừa phục hồi làn da, ngăn ngừa tái phát, đồng thời còn bổ sung dưỡng chất để nâng cao sức khỏe tổng thể. Nhiều bài thuốc Đông y còn điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, giúp người bệnh thoái khỏi nỗi ám ảnh về tình trạng tay chân ngứa ngáy, khó chịu.

Tuy nhiên nhược điểm của thuốc Đông y là không cho hiệu quả ngay, cần thời gian kiên trì, ít nhất khoảng 3 tuần mới thấy rõ sự cải thiện. Ngoài ra, không tiện lợi như thuốc Tây y, bài thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh phải dành thời gian đun sắc, khá bất tiện với những trường hợp bận rộn, không có nhiều thời gian.

Để dùng đúng loại thuốc, người bệnh ngứa kẽ ngón tay nên tìm đến những cơ sở Y học cổ truyền uy tín để thầy thuốc thăm khám và bốc thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Trong đông y có nhiều bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa da rất hiệu quả. Nếu chưa biết lựa chọn bài thuốc nào hiệu quả, an toàn, các bạn có thể tham khảo BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH của Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường chúng tôi.

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Đây là bài thuốc:

  • Ra đời cách đây gần 3 THẾ KỶ
  • Hiệu quả điều trị bệnh TẬN GỐC
  • Được bào chế từ 100% THẢO DƯỢC SẠCH, LÀNH TÍNH
  • Dễ sử dụng

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể từng vấn đề:

Bài thuốc có lịch sử lâu đời

Mề Đay Đỗ Minh là bài thuốc ĐỘC QUYỀN của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi, được nghiên cứu và bào chế từ những năm 1860. Trải qua hơn 150 năm, bài thuốc ngày càng được tối ưu và phát triển phù hợp với cơ địa người Việt hiện đại. Lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chính là người đóng vai trò quan trọng góp phần giúp bài thuốc này hoàn thiện cả về mẫu mã lẫn tác dụng.

Bài thuốc điều trị bệnh tận gốc theo cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG

Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh gồm có:

  • Thuốc đặc trị bệnh: Tấn công sâu vào trong cơ thể, loại bỏ tận gốc các yếu tố sinh bệnh như phong hàn, phong nhiệt, tạng phế suy giảm chức năng,… Nó sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu trừ độc tố trong cơ thể, cắt đứt triệu chứng bệnh, phục hồi những tổn thương trên da.
  • Thuốc bổ gan dưỡng huyết: Có tác dụng dưỡng huyết, dưỡng tâm, mát gan, bổ gan, phục hồi chức năng gan.
  • Thuốc bổ thận giải độc: Giúp bổ thận, phục hồi chức năng tạng phế, từ đó ngăn ngừa được một số bệnh nếu tạng phế suy yếu, đó là viêm thận, suy thận, rối loạn cương dương,…

Ý nghĩa SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG ở đây là tiêu sưng viêm, tiêu độc và dưỡng huyết, dưỡng tâm. Tổng hòa cả bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh sẽ có tác dụng lấy tiêu độc, trừ tà làm cốt lõi, kháng viêm, định thần làm bổ trợ, trị bệnh, bồi bổ, tăng sức đề kháng cho mọi người. Bài thuốc tác động tới bệnh theo 3 giai đoạn cụ thể là:

KHÁM PHÁ: Bài thuốc gia truyền 150 năm Mề đay Đỗ Minh dứt điểm nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mề đay

Giai đoạn tác động của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Dùng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh bao lâu thì khỏi bệnh? Vấn đề này tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, mức độ dị ứng mề đay của mỗi người. Nếu tình trạng nhẹ, chúng tôi sẽ tư vấn mọi người sử dụng 1-2 tháng thuốc. Nhưng nếu tình trạng mãn tính, sức đề kháng kém, cơ địa nhạy cảm, kèm theo bệnh lý nền, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài 3-4 tháng. Tuy nhiên, thông thường CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH, triệu chứng nổi mẩn ngứa ở kẽ ngón tay do mề đay sẽ thuyên giảm đáng kể.

Nhà thuốc chúng tôi không kê đơn thuốc một cách vô tội vạ. Chúng tôi có LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HÓA phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Sau khi thăm khám, lương y Tuấn hoặc các lương y, bác sĩ của nhà thuốc sẽ tư vấn cụ thể.

Video: Diễn viên Nguyệt Hằng và hàng ngàn bệnh nhân chia sẻ về hiệu quả bài thuốc

Được bào chế từ 100% THẢO DƯỢC SẠCH, không gây tác dụng phụ

Khi sử dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi, người bệnh không lo gặp tác dụng phụ vì:

  • Bài thuốc được bào chế từ 100% DƯỢC LIỆU SẠCH, LÀNH TÍNH
  • Dược liệu được kiểm định cẩn thận về chất lượng và thành phần dược tính trước khi đưa vào sử dụng
  • Chúng tôi cam kết không dùng dược liệu bẩn, dược liệu tạp nham trôi nổi ngoài thị trường
  • Bài thuốc không chứa tân dược và chất bảo quản

Nhà thuốc phát triển được các vườn dược liệu sạch hữu cơ, ươm trồng nhiều vị thuốc, nhờ đó chúng tôi chủ động nguồn dược liệu, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người dùng. Gần 50 vị thuốc sau khi được thu hái, sơ chế sạch, lương y Tuấn sẽ chịu trách nhiệm hòa trộn chúng theo TỶ LỆ VÀNG bí truyền 5 đời dòng họ Đỗ Minh để mang đến bài thuốc có hiệu quả cao cho mọi người.

ĐỌC NGAY: Góc nhìn từ chuyên gia, báo chí về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Thành phần bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bài thuốc DẠNG CAO, DỄ SỬ DỤNG

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi đã đầu tư HỆ THỐNG NỒI CHƯNG CẤT THUỐC HIỆN ĐẠI. Do đó, nếu người bệnh có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao đặc, đóng lọ thủy tinh. Theo đó, mỗi lần sử dụng, các bạn không cần đun sắc lỉnh kỉnh. Hầu hết các bệnh nhân khi sử dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đều đánh giá thuốc dễ uống, không đắng. Với trường hợp trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bố mẹ hoàn toàn cho con sử dụng được.

Chính nhờ những ưu điểm kể trên, gần 3 THẾ KỶ qua, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đã được ứng dụng trên hơn 150.000 trường hợp bệnh nhân, 90% đạt kết quả tốt, 100% không gặp tác dụng phụ.

THAM KHẢO: [GÓC PHẢN HỒI] Hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh qua khảo sát và chia sẻ của người bệnh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Đây là bài thuốc ĐỘC QUYỀN và chỉ được kê đơn tại Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi. Do đó, nếu người bệnh quan tâm, hãy liên hệ ngay tới nhà thuốc theo thông tin dưới đây để được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.

Ngứa Kẽ Ngón Tay Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Lưu ý để phòng ngừa ngứa kẽ ngón tay

Như đã nói, ngứa kẽ ngón tay gây ra cảm giác ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, chất lượng cuộc sống. Vì thế ngoài các biện pháp điều trị, bạn cũng nên chú ý đến cách phòng ngừa tại nhà như sau:

  • Sau khi tiếp xúc với bùn đất, chất bẩn, hóa chất độc hại, bạn nên rửa thật sạch, ngâm tay với nước muối để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, vi nấm, tăng cường tuần hoàn máu lưu thông.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, chất tẩy rửa độc hại, nếu cần thiết nên mang găng tay để tránh bị bệnh da liễu.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giặt chăn màn thường xuyên, thay quần áo hàng ngày để loại bỏ tác nhân gây hại..
  • Nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho da, ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần tự nhiên, không gây kích ứng.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin, omega 3, chất xơ, kẽm để tăng cường hàng rào bảo vệ da, nâng cao sức đề kháng, đồng thời tránh xa món ăn dễ gây dị ứng, đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp.
  • Không nên sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá vì chúng làm tăng khả năng bị kích ứng.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, kiểm soát tâm trạng tốt, tránh căng thẳng, stress và dành thời gian tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được xử lý, hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Ngứa kẽ ngón tay là bệnh lý rất phổ biến nhưng nhiều người chủ quan. Đây thực chất là cảnh báo những bệnh lý ngoài da, có ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và gây ra nhiều hệ lụy nếu không được xử lý từ sớm. Tốt nhất để đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ gặp biến chứng, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được bác sĩ lên phác đồ chữa bệnh phù hợp.

Bài viết cùng chủ đề: Lột da tay bị ngứa phải làm sao? Bật mí 3 cách chữa siêu nhanh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo