Ngứa dưới da: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Ngứa dưới da là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, điển hình như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, bệnh như cường giáp, gan thận… Vậy làm thế nào để xác định được nguyên nhân cụ thể? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về hiện tượng này.

Ngứa trong da là bệnh gì?

Ngứa dưới da là tình trạng cấu trúc da bị tổn thương sâu bên trong, gây ra cảm giác khó chịu, ngứa râm ran dưới da. Ngứa dưới da đi kèm với các biểu hiện điển hình như da khô, sần sùi, da bị bong tróc và ửng đỏ. Nếu thấy ngứa trong da, bạn có thể đang gặp phải các vấn đề sau:

Ngứa trong da là tình trạng cấu trúc da bị tổn thương
Ngứa trong da là tình trạng cấu trúc da bị tổn thương

Dị ứng cơ địa

Dị ứng cơ địa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng ngứa da, nổi mẩn đỏ, phát ban,… Ngứa da do dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, lông thú, phấn hoa,… Khi bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các chất chứa kháng thể histamin chống lại tác nhân gây bệnh. Hoạt chất này sẽ gây ra một số phản ứng dưới da và khiến da nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy khó chịu,…

Bệnh về gan thận

Gan thận là cơ quan có vai trò quan trọng, giúp giải độc và thanh lọc cơ thể. Do đó, nếu gan thận bị suy yếu sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, về lâu dài sẽ đào thải qua da và gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài triệu chứng ngứa từ trong da thịt, người mắc bệnh gan thận còn có các dấu hiệu như ăn không ngon, tiểu nhiều, táo bón, vàng da,..

Bệnh suy giáp, cường giáp

Tuyến giáp là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và điều hòa nội tiết của cơ thể. Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc suy giảm chức năng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tác động đến đời sống sinh hoạt của con người. Đặc biệt, tuyến giáp bị rối loạn có thể khiến chức năng sinh lý bị suy giảm, da ngứa ngáy, khó chịu, người mệt mỏi,…

Ngứa trong da là triệu chứng của suy giáp
Ngứa trong da là triệu chứng của suy giáp

Tiểu đường

Ngứa dưới da là triệu chứng điển hình của người mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường huyết tăng cao gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể, làm mạch máu dưới da bị thương tổn và làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng. Cảm giác ngứa dưới da do tiểu đường thường đi kèm với các triệu chứng như da khô sần, mẩn ngứa.

Các bệnh về máu

Các bệnh lý về máu có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa rát dưới da. Theo đó, các bệnh như Eosin máu, đa hồng cầu,… sẽ khiến lượng máu trong cơ thể người bị rối loạn và gây ra tình trạng ngứa râm ran dưới da.

Bệnh xã hội

Ngứa da là một trong những triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, lậu, giang mai,… Tình trạng ngứa từ trong da thịt là phản ứng của cơ thể trước tác động của virus gây bệnh, thuốc kháng virus.

Nguyên nhân gây ngứa từ trong da thịt

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý, ngứa từ trong da thịt có thể khởi phát do các yếu tố như dị ứng, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh, căng thẳng quá mức, do mang thai,… Dưới đây là biểu hiện cụ thể của từng nguyên nhân gây ngứa trong da.

  • Ngứa da do rối loạn thần kinh: Hệ thống dây thần kinh có tác dụng dẫn truyền thông tin, giúp con người duy trì hoạt động sống thường ngày. Vì vậy, dây thần kinh bị tổn thương hoặc chèn ép có thể gây ra hiện tượng ngứa ngáy như kim châm dưới da.
  • Ngứa da do nhiễm trùng: Ngứa da do nhiễm trùng, phổ biến là giun sán. Khi giun sán tiết ra độc tố làm da bị kích ứng, ngứa nổi hạt, có cảm giác như bị kim châm. Triệu chứng ngứa thường dữ dội hơn về ban đêm và xảy ra ở gần hậu môn bởi thời điểm này giun thường chui xuống hậu môn đẻ trứng.
Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân gây ngứa da
Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân gây ngứa da
  • Ngứa da do căng thẳng, stress: Ngoài nguyên nhân bệnh lý, ngứa da có thể xảy ra do các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, stress kéo dài,… Các vấn đề về tâm lý làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch và làm xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.
  • Ngứa da do bị mề đay khi mang thai: Mang thai khiến hormone thay đổi, lưu lượng máu đến các mao mạch tăng lên. Từ đó làm da xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu ngoài da.
  • Ngứa da do thời tiết nóng bức: Thời tiết oi nóng làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn so với bình thường. Do đó nếu không tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh thường xuyên sẽ khiến lỗ chân lông trên da bị bít tắc gây ra tình trạng ngứa ngáy. Một số trường hợp thì bị dị ứng thời tiết, cứ hễ thời tiết thay đổi thì ngay lập tức sẽ bị ngứa, nổi mẩn đỏ.

Hay bị ngứa dưới da phải làm sao?

Ngứa da không chỉ là triệu chứng của các bệnh về da liễu mà còn là biểu hiện của một vài bệnh lý. Do vậy, nếu thường xuyên bị ngứa từ trong da, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm được nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị tốt nhất. Bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu thấy các triệu chứng sau.

  • Ngứa toàn thân, tình trạng ngứa kéo dài quá 2 tuần.
  • Ngứa dưới da làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, công việc và giấc ngủ.
  • Xuất hiện các triệu chứng đi kèm như táo bón, sốt, mệt mỏi, tiêu chảy,..
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Muốn trị dứt điểm ngứa dưới da, người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn

Cách chữa ngứa dưới da tại nhà hiệu quả

Ngứa da không nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh thấy mệt mỏi và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Đặc biệt, nếu tình trạng ngứa da diễn biến nghiêm trọng sẽ làm da bị tổn thương, tiềm ẩn nguy cơ hình thành sẹo. Vì vậy, nếu xuất hiện triệu chứng ngứa da, người bệnh cần thăm khám ngay để có thể điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát. Dưới đây là các biện pháp hữu ích giúp điều trị ngứa dưới da.

  • Giữ ẩm cho da bằng cách uống đủ nước và bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên.
  • Có thể sử dụng các sản phẩm làm dịu da để giảm tình trạng kích ứng trên da.
  • Dùng đá lạnh chườm lên da để hạn chế tình trạng ngứa ngáy do dị ứng, rối loạn thần kinh,…
  • Dùng bột yến mạch hoặc baking soda pha với nước ấm để làm dịu tình trạng ngứa da, phục hồi các tế bào bị thương tổn.
  • Nên dùng máy tạo độ ẩm để đảm bảo không khí trong phòng luôn đủ ẩm.
  • Không nên gãi lên vị trí da bị ngứa hoặc tổn thương.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, ngứa da như phấn hoa, lông thú, mỹ phẩm,…

Biện pháp phòng tránh ngứa da

Ngứa da là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống. Để hạn chế tình trạng ngứa da, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Kiểm soát tâm trạng, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, cân bằng thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Tránh mặc các loại vải làm từ len và sợi tổng hợp bởi chúng có thể gây ngứa da, làm tình trạng kích ứng da trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm có tính dịu nhẹ, có độ pH cân bằng để làm sạch mà không gây kích ứng da.
  • Tránh xa các yếu tố gây dị ứng.
  • Giữ nhiệt độ và độ ẩm trong nhà ở mức phù hợp, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh làm da bị khô.

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, cách phòng tránh và phương pháp điều trị ngứa dưới da. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

Xem thêm:

Dị ứng thời tiết: Triệu chứng và cách chữa trị triệt để, an toàn

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi