Bị ngứa da toàn thân – Đừng chủ quan với những cảnh báo của cơ thể
Ngứa da toàn thân phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi do các yếu tố về cơ địa hoặc bệnh lý bên trong. Da ngứa ngáy, mẩn đỏ, viêm nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, công việc cũng như đời sống hàng ngày. Vậy ngứa da toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao mời các bạn theo dõi thông tin dưới đây.
Ngứa da toàn thân là dấu hiệu của bệnh lý gì? Nguyên nhân?
Ngứa da toàn thân có thể xảy ra bởi các tác nhân bên ngoài hoặc do các vấn đề khác bên trong cơ thể. Việc chẩn đoán rõ ràng nguyên nhân gây ngứa sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Và theo các chuyên gia Da liễu, về bản chất, ngứa da toàn thân không phải một bệnh lý. Đó là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau nhưng phổ biến là các bệnh da liễu.

Ngứa da toàn thân do mắc bệnh da liễu
Một số yếu tố gây ngứa da toàn diện thường gặp: mề đay, dị ứng thời tiết, mỹ phẩm, nguồn nước, viêm da dị ứng…
- Nổi mề đay: Bệnh có mối liên hệ với hệ miễn dịch cơ thể bởi vậy tình trạng ngứa thường xuất hiện đột ngột không do một nguyên nhân nào cả. Da sẽ nổi sần với các mảng lớn và gây ngứa ngay tại vị trí đó. Mề đay thường hay tái phát thường xuyên.
- Bệnh viêm da dị ứng: Những người da khô thường dễ bị viêm da dị ứng với các dấu hiệu da ngứa sần, nứt nẻ và sưng tấy. Viêm da dị ứng có thể tái phát theo đợt, theo mùa hoặc do da quá khô. Các nốt mẩn ngứa có thể xuất hiện ở mặt hoặc toàn cơ thể gây phiền toán, khó chịu. Việc lạm dụng xà phòng, chất tẩy rửa, sữa tắm không phù hợp cũng có thể gây mẩn ngứa, nổi sần.
- Dị ứng thời tiết: Thời điểm giao mùa, tiết trời quá nóng hoặc quá lạnh đều có những tác động nhất định đến làn da. Với nhiều người, do cơ địa mẫn cảm nên chỉ cần một chút thay đổi nhẹ về thời tiết cũng sẽ bị ngứa, mẩn đỏ ở một bộ phận cơ thể hay toàn thân. Điều trị mẩn ngứa do dị ứng thời tiết thường khó khăn vì đây là tình trạng mãn tính. Người bệnh chỉ có một cách sống chung với lũ hoặc thay đổi vùng sinh sống, nơi có điều kiện thời tiết ổn định, không quá khắc nghiệt.

- Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, hàng giả, nhái có chứa hóa chất độc hại khiến da nổi mẩn, kích ứng, ngứa ngáy. Với trường hợp ngứa do mỹ phẩm, bạn cần ngưng sử dụng, rửa sạch vùng da đó và đến gặp bác sĩ Da liễu để được kê đơn thuốc phù hợp. Ngoài ra, một số hóa chất như xi măng, sơn, xăng…có thể gây ngứa, kích ứng da thậm chí sốc phản vệ.
- Dị ứng thực phẩm: Hải sản, đồ ăn lạ hoặc có chứa chất bảo quản… dễ khiến da ngứa toàn thân, nổi mẩn hoặc sưng vù. Nhiều người bị khó thở, phù mạch.. sau khi sử dụng thực phẩm gây dị ứng.
Ngứa da toàn thân do bệnh lý khác của cơ thể
Không chỉ là biểu hiện của bệnh da liễu, ngứa da toàn thân trong nhiều trường hợp còn là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nghiêm trọng khác như:
- Bệnh lý gan, thận: Hai cơ quan này đóng vai trò thanh lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan, thận kém chất độc sẽ bị tích tụ gây tình trạng ngứa, nổi mần khắp cơ thể.
- Do bệnh tiểu đường: Do lượng đường tăng cao trong máu, mạch máu dưới da sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Đồng thời quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng kém đi, làn da sần sùi kém mịn và gây ngứa khắp cơ thể.
- Bệnh lý về máu: Các bệnh nhân mắc các bệnh như loạn sản tủy, histamin cao, đa hồng cầu… sẽ gây các cơn ngứa toàn bộ cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
- Nhiễm kí sinh trùng: Những người có thói quen ăn gỏi, thức ăn tái, rau sống, tiết canh…tạo điều kiện cho giun sán kí sinh và phát triển. Chất thải của các loại giun sán xâm nhập vào máu tác động lên hệ miễn dịch và gây ngứa cho người bệnh.
- Do nhiễm virus: Bệnh nhân mắc các căn bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu, HIV/AIDS sẽ gặp tình trạng ngứa da. Nguyên nhân do cơ thể phản ứng lại với sự tấn công của virus, sự tăng sinh quá mức của tế bào lympho hoặc tác dụng phụ của thuốc chống virus ở bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Triệu chứng điển hình của ngứa da toàn thân
Ngứa da toàn thân dễ dàng nhận biết với các triệu chứng sau:
- Mẩn đỏ từng nốt to nhỏ toàn thân: bạn sẽ thấy trên da xuất hiện rất nhiều các nốt mẩn, sần đỏ với đủ hình dạng, kích thước, màu sắc. Chúng tập trung ở những vùng lưng, bụng, tay chân, bắp đùi, thậm chí cả mặt và cổ.
- Cơn ngứa râm ran khó chịu: mẩn đỏ kèm theo các cơn ngứa ngáy râm ran, âm ỉ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, phiền toái, không thể tập trung công việc. Đặc biệt, nguy cơ tổn thương da do vết xước, vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập gây viêm da.
- Da bong tróc, sưng nề: không chỉ mẩn đỏ, ngứa ngáy, ngứa da toàn thân còn gây ra các tình trạng: da bị đỏ, sưng vù, phát ban toàn thân, da bị khô bong tróc, chảy dịch…có thể nguy hại đến sức khỏe người bệnh.
Hiện tượng mẩn ngứa có thể kéo dài từ 2-3 ngày hoặc lâu hơn thế, tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi người. Chúng thường lặp đi lặp lại sau một khoảng thời gian, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc của mọi người.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Ngứa da toàn thân gây phiền phức, mệt mỏi bởi những cơn ngứa khắp cơ thể khiến bạn không thể tập trung công việc, sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên tới gặp bác sĩ Da liễu ngay khi gặp những vấn đề sau:
- Cơn ngứa kéo dài hơn hai tuần không hề thuyên giảm. Tình trạng ngứa mẩn đỏ, sưng tấy ảnh hưởng tới đời sống công việc.
- Vùng da ngứa bị đau rát, viêm nhiễm, có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Tình trạng ngứa ngáy kèm các cơn sốt, mệt mỏi.
- Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Bởi tình trạng ngứa da toàn thân kéo dài tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng trong cơ thể.

Các phương pháp điều trị ngứa da toàn thân
Ngứa da toàn thân thường xuyên tái phát nhiều lần gây nên những phiền toái trong cuộc sống. Để điều trị bệnh, cần chẩn đoán rõ nguyên nhân gây ngứa. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra đơn kê phù hợp nhất đối với từng trường hợp và thể trạng bệnh nhân.
Chữ́a ngứa da toàn thân bằng mẹo dân gian
Để đẩy lùi những cơn ngứa các bạn có thể lựa chọn các phương pháp dân gian tại nhà như gợi ý dưới đây:z`
- Điều trị ngứa da toàn thân với dầu dừa: đổ một chút dầu dừa xoa lên vùng da bị ngứa giúp làm dịu cơn ngứa nhanh chóng. Trong dầu dừa có chứa axit béo có tính kháng khuẩn mạnh, dưỡng ẩm và ngăn ngừa da khô cực kì hiệu quả.
- Trị cơn ngứa với lá húng quế: ngoài những cách trên, có thể tận dụng lá húng quế thêm chút một ong để xoa lên vị trí bị ngứa. Cách thực hiện rất đơn giản, lá húng quế một nắm đem rửa sạch, vò lấy nước và trộn cùng với 2 muỗng một ong để uống. Cách này cũng giúp bạn thoát khỏi cơn ngứa nhanh chóng.
- Dùng lá trà xanh: với tính sát khuẩn, kháng viêm, chống nấm trà xanh được khuyến khích sử dụng giúp làm dịu cơn ngứa. Lấy 100g lá trà xanh, rửa sạch rồi vò nát lấy nước cốt. Sau đó pha loãng với nước dùng để tắm hàng ngày. Mỗi ngày có thể tắm hai lần để giảm tình trạng ngứa nhanh hơn.

Điều trị ngứa da toàn thân bằng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị ngứa da toàn thân. Tuy nhiên, đều cần sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng, thời gian sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho bệnh nhân.
- Thuốc kháng histamin: Áp dụng cho bệnh nhân mới xuất hiện tình trạng mẩn ngứa trên da. Một số loại thuốc được sử dụng như Clobetasol, Doxepin, Hydrocortison – Pramixine hoặc Hyroxyzine…
- Thuốc chứa Corticosteroid: Được chỉ định cho người bệnh bị ngứa toàn thân nghiêm trọng. Bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng histamin nhưng không đáp ứng. Thuốc chứa Corticosteroid có tính chống viêm mạnh giúp đẩy lui triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, sưng nhanh chóng.
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định cho những trường hợp bị mẩn ngứa kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm vi khuẩn. Kháng sinh sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Kem dưỡng ẩm: người có làn da khô sẽ thường xuyên gặp tình trạng mẩn ngứa khó chịu do da mất nước, trở nên khô ráp và gây ngứa. Một số loại kem dưỡng như Hydrocortisone, Betamathasone, Fluocinilone… nhằm bổ sung độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng mất nước, đẩy lùi các cơn ngứa.
Điều trị ngứa da toàn thân bằng phương pháp Tây y đem lại hiệu quả trị ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên các cơn ngứa có thể tái phát lại nhiều hơn hoặc có tác dụng phụ nếu không tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ.

Những lưu ý khi bị ngứa da toàn thân
- Bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc bôi, thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế dùng tay để gãi vì móng tay sẽ làm trầy xước, tróc da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da
- Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi tốt, tránh đồ bó sát.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể thường xuyên, lựa chọn sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ được chiết xuất tự nhiên phù hợp với làn da.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa… tránh kích ứng da. Nếu có làn da nhạy cảm bạn cũng nên tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, khói bụi.
- Tránh tắm rửa bằng nước nóng làm da mất độ ẩm tự nhiên, da bị khô, kích ứng và gây ngứa ngáy khó chịu. Thoa thêm kem dưỡng ẩm toàn thân bổ sung độ ẩm cho da sau khi tắm.
- Bổ sung nước đầy đủ giúp tăng cường khả năng đào thải độc tố của cơ thể. Đồng thời giúp da tránh bị mất nước, ngăn ngừa nguy cơ da bị kích ứng, ngứa da toàn thân.
- Vào mùa đông nên sử dụng kem, sữa hoặc dầu dưỡng ẩm nhằm bổ sung độ ẩm cao nhất cho da.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách tăng cường rau củ quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hoặc hạn chế ăn đồ biển, hải sản, sữa, thịt bò….
- Tạo thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ đúng giờ giấc, luyện tập thể thao, tránh căng thẳng mệt mỏi…tránh nguy cơ nổi mẩn, ngứa toàn thân.
- Thăm khám sức khỏe định kì ít nhất 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm các bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời.
Hi vọng toàn bộ thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ về tình trạng ngứa da ngứa da toàn thân, biểu hiện, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng bệnh tốt nhất.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!