Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Nổi mẩn ngứa là tình trạng dễ gặp phải khi da có những kích ứng với môi trường bên ngoài. Không chỉ vậy, tình trạng này còn cảnh báo nhiều nguy cơ về sức khỏe nhưng ít người biết đến. Vậy có những nguyên nhân nào gây nổi mẩn ngứa và cần phải làm gì để khắc phục hiện tượng này?

Nổi mẩn ngứa là bệnh gì?

Mẩn ngứa là hiện tượng hầu như ai cũng mắc phải trong đời, khi cơ thể nổi các vết mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà những vết mẩn sẽ khác nhau, cũng như mức độ ngứa cùng tần suất là khác nhau.

Phần lớn mọi người thường bị nổi mẩn ngứa ở vùng hở như cổ, mặt, chân, tay,... thậm chí là toàn thân. Phản xạ bình thường khi bị ngứa sẽ là gãi. Tuy nhiên việc này vô hình chung khiến vết mẩn ngày càng nghiêm trọng, lan rộng, bề mặt da bị tác động nhiều lần sẽ chịu tổn thương, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo.

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở lưng

Ngoài ra, nổi mẩn ngứa không phải bệnh truyền nhiễm, có thể tái phát nhiều lần nhưng không gây lây lan từ người sang người.

Nguyên nhân gây mẩn ngứa

Mẩn ngứa tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, khiên người bệnh thường xuyên gãi. Tình trạng này có thể do muỗi đốt hoặc do côn trùng cắn. Nhưng nếu mẩn ngứa có các dấu hiệu trầm trọng hoặc lan rộng thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm hơn. Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến nổi mẩn ngứa là:

Nổi mẩn ngứa do bệnh ngoài da

Nổi mẩn ngứa dạng mề đay là dấu hiệu cảnh báo da bị viêm, dị ứng hoặc do da tiếp xúc với chất độc hại, bụi bẩn từ môi trường. Một số bệnh lý ngoài da gây mẩn ngứa bao gồm:

  • Dị ứng da: Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể kích ứng với các yếu tố như: Thực phẩm, thuốc, khói bụi, lông thú, phấn hoa, thời tiết… Khi bị dị ứng, người bệnh thường bắt gặp hiện tượng mẩn ngứa nổi mề đay. Nếu nguyên nhân dị ứng là do mỹ phẩm, da mặt khô ngứa mẩn đỏ là biểu hiện dễ nhận thấy.
  • Bệnh mề đay mẩn ngứa: Đây là bệnh về da phổ biến gây nổi mẩn ngứa. Khi đó, da người bệnh xuất hiện các nốt mẩn đỏ có thể lan rộng và biến mất theo thời gian. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 – 4 ngày hoặc vài tuần. Những trường hợp mãn tính thường bị nổi mề đay trong thời gian lâu hơn.
  • Vảy nến: Đây là tình trạng bệnh về da mãn tính, thường xuyên tái phát. Người bị vảy nến thường có mẩn đỏ trên da, ngứa dai dẳng và có thể kèm theo triệu chứng bong tróc da, chảy dịch, nhất là khi gãi mạnh.
  • Ghẻ lở, chấy rận: Đây là tình trạng da mẩn ngứa do nhiễm ký sinh trùng. Người bệnh thường có biểu hiện ngứa ngáy dữ dội, da nổi mẩn đỏ, cảm giác rất khó chịu, đặc biệt là ở những vùng tiết nhiều mồ hôi như nách, ngón tay, ngón chân, da dầu, mặt trong đầu gối,…
Mẩn ngứa tróc vảy là dấu hiệu cảnh báo bệnh vảy nến

Mắc bệnh gan, thận, mật

Những bộ phận trong cơ thể có tác dụng bài tiết chất độc hại như: Gan, mật, thận… nếu hoạt động kém có thể sẽ dẫn tới nổi mẩn ngứa như muỗi đốt. Bởi vì khi chức năng thải độc của những bộ phận này mất đi, các chất độc sẽ được đào thải nhiều hơn qua da, gây tích tụ dưới da và dẫn tới mẩn đỏ.

Những vấn đề sức khỏe thường liên quan đến hiện tượng da bị nổi mẩn ngứa mề đay bao gồm: Suy giảm chức năng gan, suy thận, tắc ống dẫn mật…

Nhiễm HIV

Mẩn ngứa khắp người là một trong những dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết HIV. Hiện tượng này là do lượng tụ khuẩn vàng và dermodex tăng cao trong cơ thể. Ngoài ra, mẩn ngứa HIV cũng là dấu hiệu cho biết hệ thống miễn dịch đang hoạt động nhằm chống lại virus HIV.

Khi thấy nổi mẩn ngứa không rõ nguyên nhân ở mặt, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục… thì cần nhanh chóng đi xét nghiệm và kiểm tra để có phương án khắc phục phù hợp nhất.

Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán cùng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa nổi cục. Nếu không sớm điều trị và tẩy giun sán thì người bệnh có thể bị ngứa dưới da, da nổi sẩn cục to và có dấu vết giun bò loằng ngoằng. Những người bị nhiễm giun sán toàn thân có thể bị tắc ống mật gây ra mẩn ngứa toàn thân.

Bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý kể trên, hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa còn có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác, ví dụ như:

Rối loạn hormone là nguyên nhân dẫn đến mẩn ngứa khi đang mang thai hoặc sau khi sinh con

  • Bệnh lý về máu: Các bác sĩ cũng cho biết rằng, những rối loạn máu như: Gia tăng hồng cầu, tăng histamine trong máu, rối loạn cương dương loạn sản sinh tủy hoặc tăng Eosin trong máu đều có thể dẫn đến nổi mẩn ngứa.
  • Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể thường bị mất nhiều nước và sẽ làm tổn thương đến hệ thống mạch máu, khiến cho da bị khô sần và nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Rối loạn hormone: Hormone có vấn đề sẽ dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau khi sinh con hoặc những người bị rối loạn kinh nguyệt.

Đối tượng dễ nổi mẩn ngứa

Hiện tượng mẩn ngứa có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng nhìn chung thường xuất hiện với những đối tượng sau:

  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ sau khi sinh con từ  1 – 3 tháng
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Người mắc bệnh gan, thận, nhiễm ký sinh trùng hoặc giun sán
  • Người nhiễm HIV
  • Bệnh nhân có liên quan đến dị ứng, mề đay…

Triệu chứng khi bị nổi mẫn ngứa

Những biểu hiện của tình trạng nổi mẩn ngứa khá đa dạng, ví dụ như:

  • Nổi mẩn ngứa như muỗi đốt
  • Ngứa rát
  • Mẩn ngứa nổi cục thành mảng, có thể giống như mề đay.
  • Da có mảng đỏ, mụn nước, da bị mẩn đỏ ngứa tróc vảy hoặc có thể có mủ
  • Các nốt mẩn ngứa có thể chìm dưới da hoặc trên bề mặt
  • Mẩn ngứa xuất hiện toàn thân hoặc ở các vùng da như: Mặt, cổ, bụng, lưng, nách, lòng bàn tay, tay, khuỷu tay, lòng bàn chân, mu bàn chân, bắp chân, mông, vùng kín, bộ phận sinh dục nam…

Nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mẩn ngứa được đánh giá là hình thức biểu hiện trực tiếp của cơ thể khi gặp vấn đề. Bởi một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn là do những bệnh lý về gan, thận, tiểu đường, máu,...

Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng về sức khỏe như: Nhiễm trùng da, khó thở, sốc phản vệ, giảm huyết áp đột ngột,....

Bên cạnh đó, nổi mẩn còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến người bệnh không tư tin khi giao tiếp, gặp trở ngại khi tiếp xúc với người khác,....

Mẩn ngứa có điều trị khỏi được không? Cách chẩn đoán bệnh

Nổi mẩn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên việc có trị dứt điểm được hay không còn phụ thuộc vào thể chất, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị,... cùng nhiều yếu tố khác.

Đối với những người khỏe mạnh, ăn uống sinh hoạt lành mạnh, có thể không cần dùng thuốc, chỉ sau vài ngày có thể tự khỏi (không quá 6 tuần). Tuy nhiên nếu nổi mẩn do dị ứng với thức ăn, phấn hoa, lông động vật hoặc một số loại hóa chất tẩy rửa,… cần phải điều trị bằng thuốc trước khi chuyên sang mãn tính và ngày càng nặng thêm.

Nếu nổi mẩn đã kéo dài nhiều tuần, thì rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh có thể chỉ thuyên giảm 80% - 90%, và có nguy cơ tái phát. Để có câu trả lời chính xác nhất, người bệnh cần đến gặp chuyên gia, bác sĩ để xác định nguyên nhân, khi đó họ sẽ đưa ra câu trả lời cụ thể."

Nếu người bệnh chủ quan hoặc nhầm lẫn trong phân biệt nổi mẩn với bệnh lý khác, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Do đó, bạn nên chủ động liên hệ bác sĩ da liễu hay các chuyên gia để được thăm khám, chẩn đoán bệnh lý. Trong quá trình thăm khám, bước đầu bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng dựa trên sự hình thành các nốt mẩn, hình thái của chúng ta trên da.

Ngoài những câu hỏi liên quan đến bệnh nhân, thói quen sinh và kết quả kiểm tra lâm sàng, để có kết quả chính xác nhất về tình trạng nổi mẩn ngứa cũng như nguyên nhân của bệnh, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Phát hiện dấu hiệu của virus, vi khuẩn hoặc sự thay đổi bất thường của thành phần trong máu.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp, gan và thận: Các vấn đề của tuyến giáp, sự rối loạn của bộ phận này cũng có thể gây ngứa, nổi mẩn ở cổ. Ngoài ra, các xét nghiệm về hoạt động gan, thận sẽ đánh giá được tình trạng đào thải độc tố khỏi cơ thể có bình thường hay không.
  • Chụp X-quang ngực: Thông qua việc chiếu chụp tia X, bác sĩ chuyên khoa sẽ phát hiện sự bất thường của các hạch bạch huyết. Cụ thể, hạch bạch huyết mở rộng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới ngứa cổ.

Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng nổi mẩn ngứa của bạn từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. 

Biện pháp khắc phục tình trạng nổi mẩn ngứa

Khi bị nổi mẩn ngứa, người bệnh cần bình tĩnh, quan sát và ghi nhận các đặc điểm của vùng da bất thường. Nếu người bệnh xác định được nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa chỉ là do dị ứng, mề đay,… thì có thể xử lý bằng một số cách sau đây:

Giảm mẩn ngứa bằng mẹo dân gian tại nhà

Nếu tình trạng nổi mẩn ngứa không quá nghiêm trọng và bạn đã xác định được nguyên nhân chỉ do dị ứng thông thường thì hãy áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà dưới đây để giúp cải thiện tình trạng bệnh:

  • Chườm lạnh: Bệnh nhân có thể chườm một viên đá trong vải mỏng lên da khoảng 10 phút. Nên chườm lạnh bất cứ khi nào cảm thấy kích ứng, ngứa ngáy khó chịu.
  • Tắm nước ấm: Tắm cũng là cách hiệu quả giúp da bớt ngứa ngáy. Người bệnh có thể thêm bột yến mạch xay mịn hoặc baking soda để giảm cảm giác ngứa ngáy và giúp da ẩm hơn.
  • Chữa mẩn ngứa bằng nha đam: Dùng phần gel trong cây nha đam thoa lên vùng da bị mẩn ngứa. Với thành phần có chứa nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa, nha đam sẽ giúp làm dịu các tổn thương trên da, giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát. Đồng thời phục hồi tế bào da, ngăn ngừa thâm sạm.
  • Uống nước rau má: Rau má vốn là loại cây có tính mát, nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, mát gan, giúp cơ thể giải độc. Uống nước rau má hàng ngày cũng là một phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Chườm lạnh giúp giảm kích ứng và ngứa da hiệu quả

Thuốc Tây y trị mẩn ngứa

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không giúp làm giảm các triệu chứng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và sử dụng thuốc điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể được chỉ định các loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn, cụ thể là:

  • Kem dưỡng ẩm: Betamathasone, Hydrocortisone, Fluocinilone, Permethrin,… được dùng để làm ẩm da, điều trị và ngăn ngừa các tổn thương lan rộng, chữa lành các vết ngứa, lở loét.
  • Thuốc kháng histamin: Bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi. Loại thuốc này được sử dụng nhằm mục đích ức chế hoạt động của thụ thể histamin – chất trung gian gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da. Một số loại histamin thường dùng là Loratadin, Claritin, Promethazin, Chlopheniramin, Acrivastin…
  • Thuốc chống viêm chứa corticoid: Dùng cho những trường hợp tổn thương da có dấu hiệu viêm nhiễm. Thuốc có dạng kem bôi, thuốc uống và thuốc tiêm. Trong đó thuốc uống, thuốc tiêm được dùng khi người bệnh mẩn ngứa nghiêm trọng và có hiện tượng không đáp ứng được với thuốc kháng histamin.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu mẩn ngứa có xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ có thể chỉ định người bệnh dùng thêm một số loại kháng sinh để điều trị.

Lưu ý: Thuốc Tây y dược tính mạnh, có khả năng điều trị nhanh chóng các triệu chứng mẩn ngứa. Tuy nhiên thuốc cũng thường gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Các loại kem bôi ngoài da nếu lạm dụng có thể khiến da bị nhăn nheo, khô sạm và teo lại. Các loại thuốc uống có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, làm suy gan, suy thận,… Vì vật, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Chườm lạnh giúp giảm kích ứng và ngứa da hiệu quả

Thuốc Đông y chữa mẩn ngứa

Bên cạnh thuốc Tây y, thuốc Đông y cũng là một lựa chọn điều trị mẩn ngứa hiệu quả đối với nhiều người bệnh. Các bài thuốc Đông y có thành phần là các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên giúp điều trị bệnh từ căn nguyên. Đồng thời thuốc Đông y cũng có tác dụng kháng viêm, làm giảm cảm giác ngứa ngáy và mẩn đỏ.

Một số vị thuốc thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa mẩn ngứa mề đay là: Cát cánh, Ngưu bàng tử, Thuyền thoái, Phù bình, Tang diệp… Tuy nhiên những bài thuốc Đông y không mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thuốc phát huy công dụng từ từ nên người bệnh cần kiên trì khi điều trị mẩn ngứa bằng thuốc Đông y. Một số bài thuốc dành cho bạn đọc tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Hoàng cầm, cam thảo, sài hồ, bạch thược (mỗi loại 12g), xương bồ, quả ké đầu ngựa, tang ký sinh (mỗi loại 16g), tang diệp, kim ngân hoa, rau má, cỏ mần trầu (mỗi loại 20g).
  • Bài thuốc 2: Lá hòe, chi tử, liên kiều, rau má, bạch chỉ nam, kim ngân hoa (mỗi loại 12g), kinh giới, cam thảo, lá vông, lá bưởi bung, cây ngũ sắc (mỗi loại 16g), thổ phục linh (19g).
  • Bài thuốc 3: Tế tân, bạch chỉ (mỗi loại 10g), xuyên khung, đương quy, thục địa, cam thảo, trần bì, độc hoạt, cát cánh (mỗi loại 12g), thương nhĩ, xương bồ (mỗi loại 16g).
Đông y đem tới hướng điều trị dị ứng mẩn ngứa an toàn và chuyên sâu

Cách phòng tránh nổi mẩn ngứa

Để mau chóng thoát khỏi tình trạng mẩn ngứa, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cố gắng tìm ra nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa. Với hiện tượng mẩn ngứa do da kích ứng hoặc muỗi đốt, người bệnh không cần quá lo lắng. Nhưng nếu mẩn ngứa do các vấn đề bệnh lý thì cần điều trị dứt điểm bệnh đang mắc phải.
  • Không gãi ngứa, chà xát da vì hành động này có thể khiến người bệnh bị viêm nhiễm, xuất hiện mủ trên da.
  • Chỉ sử dụng thuốc trị nổi mề đay mẩn ngứa sau khi đã đi khám và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
  • Các loại thuốc điều trị đều có những tác dụng phụ nhất định, vì vậy cần tránh sử dụng thuốc tùy tiện sẽ khiến tổn thương da trở nên tồi tệ hơn.
  • Nên lựa chọn trang phục được làm từ chất liệu cotton, mặc thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, không bị cọ xát vào da.
  • Uống nhiều nước và chú ý dưỡng ẩm cho da để hạn chế tình trạng khô do, khiến mẩn ngứa nổi lên dày đặc.
  • Tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày để hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh trên da gây viêm nhiễm, mẩn ngứa nặng hơn.

Ngoài ra, để tránh mắc phải căn bệnh này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Đi khám bệnh định kỳ để tầm soát và điều trị triệt để những bệnh lý đang mắc phải.
  • Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra xem có nhiễm ký sinh trùng không và chú ý tẩy giun định kỳ.
  • Chủ động tránh xa những dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, nọc độc côn trùng, lông động vật…
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và gây dị ứng.
  • Ăn uống đầy đủ chất và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trên đây là những nguyên nhân và cách chữa bệnh nổi mẩn ngứa. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho nhiều người bệnh trong quá trình khắc phục tình trạng này. Nếu bạn đọc còn những thắc mắc về vấn đề nổi mẩn ngứa cần được giải đáp, có thể đến trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *