Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý triệt để tình trạng ngứa da

Hay bị ngứa da có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó, hoặc xảy ra do các tác động của môi trường. Xác định đúng nguyên nhân gây ngứa là bước quan trọng nhất để điều trị hiệu quả và dứt điểm tình trạng này. Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về ngứa da trong bài viết sau đây. 

Hay bị ngứa da là biểu hiện của bệnh gì? Triệu chứng điển hình

Ngứa da là hiện tượng các vùng da trên cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu, đi kèm với đó là các triệu chứng điển hình như nổi mẩn đỏ, viêm da, đau rát… Tùy theo cơ địa và nguyên nhân gây ngứa mà tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Những vùng da hở như da mặt, da tay, da cổ là những vị trí dễ bị ngứa rát nhất trên cơ thể. 

Ngứa da là một hiện tượng vô cùng phổ biến, hầu như ai cũng từng gặp
Ngứa da là một hiện tượng vô cùng phổ biến, hầu như ai cũng từng gặp

Ngứa da, đặc biệt là ngứa da thường xuyên có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: 

Các bệnh lý ngoài da

Mề đay, viêm da do dị ứng, vảy nến và ghẻ là những căn bệnh ngoài da có thể gây ra hiện tượng ngứa da toàn thân và trên diện rộng. Tuỳ vào bệnh lý mà triệu chứng đi kèm cũng có sự khác biệt, chẳng hạn như:

  • Viêm da do dị ứng: Viêm da dị ứng là căn bệnh có xu hướng phát sinh theo từng đợt và tái phát thường xuyên. Ngứa do viêm da dị ứng thường đi kèm với các vấn đề như da khô ngứa, sưng tấy và nứt nẻ. 
  • Mề đay: Mề đay là một căn bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, bệnh thường xảy ra đột ngột và không có lý do. Mề đay có thể gây ra hiện tượng ngứa rát da và các mảng sần tại nhiều vị trí trên cơ thể. 
  • Vảy nến: Vảy nến là một căn bệnh tự miễn có tính chất mãn tính và có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh khiến da bị tổn thương, ngứa ngáy hay thậm chí là nhiễm trùng. 
  • Ghẻ: Tác nhân gây ra bệnh ghẻ là một loại rệp nhỏ có tên là sarcoptes scabiei. Sau khi bám được vào bề mặt da của người, rệp sẽ chui sâu vào trong để sinh sản và đẻ trứng. Do phản ứng dị ứng tự nhiên của cơ thể, vùng da bị rệp tấn công sẽ có cảm giác ngứa ngáy dữ dội. 
Bệnh ghẻ đặc trưng với dấu hiệu gây ngứa ngáy dữ dội
Bệnh ghẻ đặc trưng với dấu hiệu gây ngứa ngáy dữ dội

Các bệnh lý về gan

Chức năng chính của gan là thải độc cho cơ thể, do đó khi gan bị suy yếu hoặc rối loạn chức năng, độc tố sẽ tích tụ lại bên trong cơ thể. Ngứa da là một trong những vấn đề xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến gan như suy gan, viêm gan và gan nhiễm mỡ. 

Vùng da bị ngứa do nguyên nhân này thường có diện tích khá rộng với cường độ ngứa tăng dần và khó kiểm soát. Thậm chí, tình trạng ngứa vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm dù người bệnh đã sử dụng các loại thuốc kháng dị ứng thông thường. Ngoài ra, các bệnh lý về gan còn gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, vàng da… 

Suy giảm chức năng thận

Thận yếu hay suy thận là những nguyên nhân khiến cơ thể không thể đào thải được chất độc ra bên ngoài. Tích tụ độc tố thường gây ra các vấn đề như ngứa ngáy toàn thân, phù nề. Đặc biệt, cơn ngứa do chức năng thận suy giảm thường có xu hướng trầm trọng hơn khi người bệnh dùng tay gãi. 

Bệnh tiểu đường

Khi lượng đường trong máu tăng cao, các mạch máu dưới da sẽ bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển chất dinh dưỡng. Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng tăng đường huyết là da khô sần và ngứa ngáy. 

Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý khi hiện tượng ngứa xảy ra thường xuyên, đặc biệt là khi nó đi kèm với tình trạng da khô sần.  

Bệnh tiểu đường có thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa
Bệnh tiểu đường có thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa

Các bệnh lý về tuyến giáp

Ngứa da có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp hoặc suy tuyến giáp. Bệnh cường giáp thường khiến người bệnh sút cân nhanh và không rõ nguyên nhân. Trong khi đó, suy tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề như tăng cân nhanh, tim đập nhanh, khô da, táo bón, mệt mỏi… Do đó, khi phát hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Bệnh Hodgkin hoặc Non – Hodgkin

Hodgkin và Non – Hodgkin là 2 căn bệnh ác tính xảy ra ở bạch huyết và cũng là một trong những nguyên nhân ngứa toàn thân. Ở giai đoạn nghiêm trọng, bệnh sẽ khiến người bệnh bị nổi mẩn ngứa khắp người, kèm theo đó là hiện tượng các hạch bạch huyết sưng to.

Sốt phát ban

Sốt phát ban do virus Herpes 6, 7 cũng là tác nhân khiến cơ thể ngứa ngáy khó chịu và sưng hạch bạch huyết cổ. Bên cạnh đó, người bị sốt phát ban còn có các biểu hiện như sốt cao, sổ mũi, nổi mẩn đỏ khắp người sau cơn sốt.  

Các bệnh lý về máu

Đa hồng cầu, histamin trong máu tăng cao có thể là những tác nhân gây ra tình trạng ngứa rát da. Những bệnh lý về máu này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. 

Các căn bệnh về máu có thể làm nổi nốt đỏ và gây ngứa
Các căn bệnh về máu có thể làm nổi nốt đỏ và gây ngứa

Căn bệnh xã hội

Ngứa da có thể là biểu hiện ban đầu của các căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, giang mai, HIV/ AIDS… Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị những căn bệnh này cũng có thể gây tác dụng phụ là ngứa rát da. 

Các nguyên nhân gây ngứa da

Da được xem là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các mối đe dọa tiềm ẩn khác. Da chứa nhiều tế bào đặc biệt của hệ thống miễn dịch, do đó khi phát hiện được các yếu tố dị nguyên, da sẽ ngay lập tức kích hoạt phản ứng, gây ra viêm và ngứa. Ngoài các nguyên nhân bệnh lý kể trên, ngứa da còn xuất phát từ các vấn đề như: 

Do côn trùng cắn

Các vết cắn của côn trùng cũng có thể gây ra tình trạng ngứa hoặc nổi mẩn đỏ trên da. Vết cắn của muỗi và nhện thường có kích thước nhỏ và tự biến mất sau khoảng 7 – 14 ngày. 

Trong khi đó, vết cắn của rệp và ve lại thường nghiêm trọng hơn, có thể gây phát ban và ngứa ngáy khắp cơ thể. Nguy hiểm nhất là vết cắn của chấy rận, nó có thể khiến người bị cắn có cảm giác có gì đó bò trên lông mu hoặc da đầu, kèm theo đó là cảm giác ngứa rát dữ dội. 

côn trùng cắn
Nổi nốt đỏ ngứa do côn trùng cắn

Do khô da

Khô da là tình trạng xảy ra khá thường xuyên và thường được đặc trưng bằng các triệu chứng như da sần sùi, bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy, chảy máu… Thời tiết quá lạnh, quá nóng, độ ẩm thấp và thói quen tắm quá lâu là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. 

Bên cạnh đó, các vết nứt do khô da còn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da, gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng da có thể được nhận biết sớm thông qua các đốm đỏ, đau trên da. 

Do tâm lý

Ngoài các nguyên nhân thực thể, tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng có thể xuất phát từ những yếu tố tâm lý như trầm cảm, lo lắng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Cụ thể, các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể tạo ra cảm giác kích thích da, thôi thúc người bệnh phải dùng tay để gãi hoặc chà xát. 

Hay bị ngứa da phải làm sao để nhanh khỏi?

Tình trạng ngứa da xảy ra thường xuyên có thể được khắc phục bằng các biện pháp dân gian sau đây:

Dùng mật ong và lá húng quế

Để cải thiện tình trạng của mình, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc trị ngứa da từ mật ong là lá húng quế. Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Trộn mật ong với lá húng quế, nghiền nát để tạo thành một hỗn hợp dạng đặc sệt rồi dùng để thoa lên vùng da bị ngứa. 
  • Cách 2: Pha nước cốt lá húng quế với mật ong và nước để uống hàng ngày. 
Mật ong và lá húng quế có thể dùng để cải thiện triệu chứng
Mật ong và lá húng quế có thể dùng để giảm ngứa da

Mẹo trị ngứa bằng trà xanh

Trà xanh chứa rất nhiều thành phần có công dụng, kháng khuẩn, chống nấm, làm dịu da và cơn ngứa. Do đó, đây chính là một trong những biện pháp trị ngứa an toàn, hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua. Để giảm thiểu cơn ngứa, người bệnh có thể dùng trà xanh pha nước tắm và tắm mỗi ngày 2 lần. 

Chữa ngứa da bằng dầu dừa

Theo nghiên cứu, dầu dừa là loại dầu chứa nhiều axit béo có công dụng kháng khuẩn mạnh, giúp dưỡng ẩm và chống khô da vô cùng hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể sử dụng dầu dừa để thoa lên các vùng da bị ngứa. Tuy nhiên, trước khi thoa dầu dừa, người bệnh nên vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ. 

Các cách điều trị ngứa da hiệu quả nhất

Trong trường hợp các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trị ngứa bôi ngoài da dạng gel hoặc dạng kem như Crotamiton, Calamin… Các loại thuốc bôi này thường thẩm thấu rất nhanh qua da, giúp cải thiện các triệu chứng trên da và có tác dụng trong khoảng từ 4 đến 6 giờ.

Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý của thuốc về sử dụng mà cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kê đơn.

Người bệnh có thể dùng thuốc bôi giảm ngứa tại chỗ
Người bệnh có thể dùng thuốc bôi giảm ngứa rát da tại chỗ

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định các loại thuốc uống tuỳ vào nguyên nhân gây ngứa, chẳng hạn như: 

  • Ngứa da do dị ứng: Tình trạng này thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng histamin đường uống như Zyrtec, Claritin và Benadryl.
  • Tình trạng ngứa do nhiễm nấm: Thuốc kháng nấm là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong các trường hợp nhiễm trùng nặng. Người bệnh có thể được kê các loại thuốc như Terbinafine, hoặc Lamisil. 
  • Bị ngứa do côn trùng cắn: Cũng như dị ứng, tình trạng ngứa do côn trùng cắn thường được kiểm soát bằng nhóm thuốc kháng histamin tại chỗ.  

Biện pháp phòng tránh ngứa da

Ngứa da không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng các biện pháp sau: 

  • Tắm bằng nước ấm, không tắm bằng nước có nhiệt độ quá cao.
  • Sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài để tránh gây tổn thương da và cháy nắng.
  • Không sử dụng các loại xà phòng, bột giặt có khả năng gây kích ứng da.
  • Tránh dùng các loại phụ kiện hoặc trang sức được làm bằng chất liệu có thể gây dị ứng, chẳng hạn như niken.
  • Không dùng các loại trang phục, drap giường, drap gối được làm từ len và sợi tổng hợp. 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để đảm bảo độ ẩm không khí phù hợp, tránh khô da. 

Ngứa da có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm và cần được can thiệp sớm. Do đó, khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Xem thêm:

Nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo