Ngón Chân Cái Bị Sưng Nhức Là Bệnh Gì, Làm Gì Để Khắc Phục?

Ngón chân cái bị sưng nhức không phải là tình trạng hiếm gặp khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt khi cảm nhận cơn đau nhức dữ dội, cản trở khả năng vận động mà không rõ nguyên nhân. Vậy hiện tượng này do đâu, cảnh báo bệnh lý gì và làm thế nào để khắc phục. Những thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết vấn đề này. 

Ngón chân cái bị sưng nhức do nguyên nhân nào?

Ngón chân cái bị sưng là tình trạng khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở đối tượng trung niên, cao tuổi, vừa gây ra cảm giác khó chịu với những cơn đau nhức dữ dội, vừa ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng vận động.

Các chuyên gia cho biết, ngón chân cái rất dễ xảy ra hiện tượng lắng đọng tinh thể muối urat làm xuất hiện cơn đau kéo dài. Nhiều trường hợp sưng đau ngón cái còn là cảnh báo một số bệnh lý xương khớp.

ngon chan cai bi sung nhuc
Ngón chân cái bị sưng là tình trạng khá phổ biến hiện nay

Chấn thương ở ngón cái

Chấn thương là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến ngón chân cái bị sưng, kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu. Những chấn thương có thể do lao động, làm việc, sinh hoạt, tham gia giao thông, tập luyện.

Trong trường hợp này, ngón chân cái có thể nhanh chóng phục hồi sau 3 – 4 ngày, tuy nhiên nếu bạn bị gãy xương ở bộ phận này cần tìm gặp bác sĩ để được xử lý, tránh nguy cơ thương tật vĩnh viễn hoặc áp dụng các biện pháp điều trị không đúng cách cũng làm hạn chế khả năng vận động của ngón chân cái.

Ngón chân cái bị sưng nhức do viêm khớp

Viêm khớp được hiểu là cấu trúc, hoạt động, chức năng của xương khớp bị rối loạn. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí khớp nào, bao gồm khớp ngón chân cái. Viêm khớp khiến ngón chân bị sưng đau kèm theo triệu chứng đỏ tấy, đi lại khó khăn. Người bệnh thường bị đau dữ dội khi vận động và thuyên giảm nếu nghỉ ngơi.

Có không ít trường hợp cơn đau, khó chịu do viêm khớp kéo dài trên 1 tuần không giảm bớt, lúc này bạn cần thăm khám vì khi khôn tìm biện pháp xử lý, viêm khớp có khả năng ảnh hưởng đến sụn khớp, bao khớp, dịch khớp, tăng nguy cơ biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

ngon chan cai bi sung nhuc
Ngón chân cái bị sưng nhức do viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân khiến ngón chân cái bị sưng nhức. Đây là bệnh lý rối loạn tự miễn phổ biến, thường tác động đến những khớp nhỏ, nhất là khớp ngón chân. Người bệnh lúc này sẽ cảm nhận rõ hiện tượng sưng tấy và những cơn đau liên tục.

Viêm khớp dạng thấp khi không được điều trị từ sớm sẽ gây xói mòn xương, biến dạng khớp cùng một số vấn đề như: Tổn thương phổi, tổn thương mắt, tổn thương tim mạch, tổn thương thần kinh ngoại biên và trung ương, thiếu máu,…

Bệnh gout

Gout còn có tên gọi khác là thống phong, xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận khiến hàm lượng acid uirc trong máu dư thừa quá nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

Gout có biểu hiện là những đợt viêm khớp cấp tái phát liên tục, bộ phận dễ chịu tác động nhất là ngón chân cái, ngoài ra những vị trí khác như bàn chân, mắt cá chân, đầu gối cũng có thể bị gout. Khi bị gout ở ngón chân cái, bạn sẽ gặp những triệu chứng như:

  • Ngón chân bị sưng phù, tấy đỏ và đau nhức, đặc biệt là khi người bệnh ăn thực phẩm chứa nhiều purin hoặc uống rượu bia.
  • Khi di chuyển và vận động, khớp ngón chân càng đỏ và đau hơn.
  • Bệnh gout có thể khiến người mắc thay đổi dáng đi.
  • Những trường hợp bị bệnh nặng, tần suất sưng nhức ngón chân cái sẽ nhiều hơn, kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Người bệnh gout còn có biểu hiện mệt mỏi, sốt, chán ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể,…
ngon chan cai bi sung nhuc
Gout có biểu hiện là những đợt viêm khớp cấp tái phát liên tục

Hội chứng Hallux Rigidus khiến ngón chân cái bị sưng nhức

Hội chứng Hallux Rigidus còn có tên gọi khác là Bunion, Hallux Valgus hay biến dạng ngón chân cái. Hiện tượng này khiến ngón chân cái bị vẹo vào bên trong và phì đại các mô xung quanh. Triệu chứng của Hallux Rigidus chính là sưng nhức ở ngón chân cái, nếu đi giày hoặc di chuyển quá nhiều, mức độ đau sẽ tăng lên. Ngoài ra, các biểu hiện cũng xuất hiện nhiều vào ban đêm, sáng sớm, khi đó người bệnh sẽ phải xoa bóp để cơn đau nhức thuyên giảm.

Thoái hóa khớp

Ngón chân cái bị sưng nhức có thể là cảnh báo của bệnh thoái hóa khớp. Tình trạng này có thể xuất phát do tuổi tác, chấn thương khiến sụn khớp dần bị hao mòn. Người bệnh ngoài cảm thấy sưng đau còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động. Thoái hóa khớp gây ra cảm giác đau đớn nhất là khi vận động hoặc thay đổi tư thế, bệnh nhân nghe thấy tiếng lạo xạo trong khớp lúc di chuyển. Đặc biệt cơn đau này có thể kèm theo sưng viêm, về lâu dài nếu không được chữa trị, thoái hóa khớp gây biến dạng khớp do tràn màng hoạt dịch hoặc lệch trục khớp.

Bệnh tiểu đường

Có thể bạn chưa biết, khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp. Do vậy nếu thấy ngón chân cái bị sưng nhức có thể do tác động từ bệnh tiểu đường. Bệnh lý này nếu không được xử lý từ sớm sẽ gây đau đớn dữ dội, khớp ngón chân cái bị co rút và xơ hóa, ngoài ra người bệnh còn gặp nhiều khó khăn khi co duỗi.

Bệnh tiểu đường có những triệu chứng đặc trưng đó là đói quá mức, mệt mỏi, mắt mờ, thường xuyên khát và đi tiểu liên tục, giảm cân không lý do, ngứa da, da sạm hơn, vết thương lâu lành.

ngon chan cai bi sung nhuc
Lượng đường trong máu tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp

Thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 là một trong những dưỡng chất không thể thiếu của cơ thể, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh của tủy xương, từ đó đảm bảo lượng máu lưu thông đến các khớp. Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ loại vitamin này sẽ làm giảm lượng máu đến khớp xương, gây ra tình trạng sưng nhức ở ngón chân cái.

Biểu hiện ở những người thiếu vitamin B12 đó là da tái nhợt hoặc vàng, lưỡi bị sưng, viêm, chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, táo bón, chán ăn, tay chân tê bì, xương yếu, trầm cảm, khó thở, thị lực giảm.

Chẩn đoán bệnh

Ngón chân cái bị sưng nhức là cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau, nếu chỉ dựa vào triệu chứng thông thường sẽ khó có thể khẳng định chắc chắn. Do vậy bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ trực tiếp thăm khám.

Trước hết, người bệnh được hỏi về tiền sử bệnh lý, tình trạng dùng thuốc, các triệu chứng thường gặp, thói quen sinh hoạt. Sau đó những biện pháp chẩn đoán sẽ được áp dụng:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích xác định nồng độ acid uric trong cơ thể hoặc một số yếu tố gây viêm khác.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Giúp bác sĩ phát hiện những tinh thể muối urat trong khớp, thường dùng để chẩn đoán bệnh gout.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh thu được sau khi chụp X-quang giúp bác sĩ quan sát cấu trúc khớp và nhanh chóng phát hiện ra những bất thường cùng dấu hiệu dịch khớp bị bào mòn.
  • Xét nghiệm miễn dịch: Xác định chẩn đoán trong trường hợp ngón cái bị sưng nhức do viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
ngon chan cai bi sung nhuc
Xét nghiệm máu được chỉ định khi cần chẩn đoán bệnh đau nhức xương khớp

Cách khắc phục tình trạng ngón chân cái bị sưng nhức

Hiện tượng ngón chân cái bị sưng nhức có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, do đó người bệnh không được chủ quan, cần tìm biện pháp xử lý từ sớm để tránh những biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Tùy mức độ bệnh khác nhau mà cách khắc phục có thể không giống nhau.

Mẹo tại nhà

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, cơn đau và hiện tượng sưng mới xuất hiện, chưa ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, bạn hoàn toàn có thể áp dụng mẹo tại nhà để đẩy lùi các triệu chứng. Biện pháp này không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y nhưng cho hiệu quả chậm hơn, do đó bạn cần kiên trì.

Dùng lá tía tô

Lá tía tô thường được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, bao gồm bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nguyên liệu này có tính ấm, đi vào 3 kinh Phế, Tâm, Tỳ, hỗ trợ trị thương hàn, cảm mạo, đau nhức ngón chân cái do các vấn đề với khớp chân.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 nắm lá tía tô mang rửa sạch, để ráo nước.
  • Bạn cho tía tô vào ấm, thêm 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 400ml thì tắt bếp.
  • Người bệnh loại bỏ bã, chia nước thu được thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Sử dụng lá lốt

Lá lốt theo Đông y có vị cay, tính ấm, khi đi vào cơ thể giúp trừ hàn, ôn ấm, giảm đau khá tốt. Người ta đã tìm thấy trong loại lá này có chứa những thành phần hoạt chất có công dụng giảm đau, chống viêm vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 15g lá lốt rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô, sau đó cho vào ấm và thêm 3 bát nước để sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp. Người bệnh lấy phần nước này uống khi còn ấm, sau khi ăn tối khoảng 30 phút.
  • Ngoài ra, có thể chuẩn bị 100g lá lốt tươi, bao gồm cả cành và rễ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi sao vàng cùng nửa củ gừng. Tiếp đến bạn cho nguyên liệu này vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Cuối cùng đổ nước ra chậu, thêm 1 ít muối vào, chờ khi nước bớt nóng thì dùng để ngâm chân, thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ.
ngon chan cai bi sung nhuc
Sử dụng lá lốt cho trường hợp bệnh nhẹ

Chườm lạnh

Nếu ngón chân cái bị sưng nhức, đau đớn gây khó khăn khi vận động, di chuyển, bạn có thể tác động nhiệt lạnh. Khi chườm lạnh với nhiệt độ thấp sẽ làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh, làm giảm cảm giác tại vị trí bị tổn thương và hạn chế máu tiếp tục di chuyển đến ngón chân cái.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 túi chườm lạnh.
  • Áp túi chườm vào vị trí ngón chân cái đang bị sưng nhức.
  • Giữ nguyên trong khoảng 15 phút hoặc đến khi túi chườm không còn lạnh.
  • Chú ý không nên dùng đá lạnh để áp trực tiếp lên chân vì có thể gây bỏng lạnh và khiến ngón cái bị tê cứng.

Massage

Massage chính là biện pháp hỗ trợ giảm đau cho hiệu quả cao, dễ thực hiện. Khi ngón chân cái bị sưng nhức do bệnh lý xương khớp, xoa bóp sẽ giúp thư giãn khớp xương và giúp ngón chân linh hoạt hơn.

Khi thực hiện, người bệnh dùng tay xoa bóp trực tiếp lên ngón chân cái theo chuyển động tròn với lực phù hợp, tránh làm tổn thương da và mô mềm. Đặc biệt bạn có thể kết hợp tinh dầu thoa lên ngón chân trước khi massage sẽ nâng cao hiệu quả giảm đau.

Dùng thuốc Tây y

Đối với trường hợp bệnh nặng, cơn đau dữ dội và khớp chân sưng to, bạn cần dùng thuốc Tây y để đẩy lùi nhanh chóng cảm giác khó chịu, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Sau khi thăm khám, dựa vào nguyên nhân, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh một số loại thuốc phù hợp:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là ức chế phản ứng gây viêm, đau, giảm sưng nhanh. Người bệnh có thể dùng Diclofenac, Indomethacin, Phenylbutazone, Methotrexate,…
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Bao gồm các loại thuốc Leflunomide, Sulfasalazin, Methotrexate, Chlorambucil thường được áp dụng cho trường hợp mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc làm tan axit uric: Thích hợp sử dụng với những ai có ngón chân cái bị sưng nhức do gout với những loại thuốc phổ biến như Allopurinol, Uricozym,…
ngon chan cai bi sung nhuc
Dùng thuốc Tây y để đẩy lùi nhanh chóng cảm giác khó chịu

Ngón chân cái bị sưng nhức nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, bao gồm sưng nhức ở ngón chân cái. Do vậy bạn nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lựa chọn thực phẩm phù hợp trong mỗi bữa ăn.

Thực phẩm nên ăn khi bị sưng khớp ngón chân cái:

  • Hạt óc chó.
  • Các loại trái cây.
  • Dầu oliu.
  • Gia vị có tính kháng viêm bao gồm nghệ, gừng, tỏi.
  • Các loại cá.
  • Nấm và rau xanh.

Thực phẩm nên tránh khi bị sưng khớp ngón chân cái: 

  • Muối, gia vị cay.
  • Thức ăn nhanh.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Các loại bánh kẹo, đồ ngọt.
  • Chất kích thích.
  • Đồ uống có cồn.
  • Thịt đỏ, da gà.
ngon chan cai bi sung nhuc
Nên tránh ăn đồ ngọt khi bị sưng khớp ngón chân cái

Biện pháp phòng ngừa sưng nhức ngón chân cái

Sưng nhức ngón chân cái gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, cản trở khả năng vận động. Do vậy để tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lý này, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Duy trì cân nặng ổn định, không để bản thân rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì để tránh tạo áp lực lên các khớp, xương.
  • Chăm chỉ tập thể dục thể thao với những bài tập phù hợp với thể trạng, thận trọng để không gây chấn thương.
  • Giữ ấm vùng khớp, tránh tình trạng xương khớp bị nhiễm lạnh dẫn đến sưng đau nhiều hơn.
  • Bạn nên giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress, áp lực, đồng thời ăn ngủ đúng giờ, không thức khuya, lao lực quá sức.
  • Hãy lựa chọn giày phù hợp để tạo cảm giác thoải mái cho chân, không nên đi giày cao gót hoặc giày quá chật. Nếu không thực sự cần thiết, bạn hãy đi dép.
  • Chỉ dùng thuốc sau khi đã tham khảo ý kiến chuyên gia, không tự ý mua thuốc về uống hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa được phép.
  • Ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Ngón chân cái bị sưng nhức do nhiều nguyên nhân, có khả năng cao là cảnh báo bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp, do vậy bạn không được chủ quan. Người bệnh trước hết cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn hướng khắc phục phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa cũng như đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Bình luận (4)

  1. Trần thị mai says: Trả lời

    Mép ngón chân cái của e k hiểu sao bí sưng có mủ lâu ngày k khỏi đi lại khó khăn. Tư vấn giúp e với

  2. nguyễn thành luân says: Trả lời

    em 15 tuổi

    1. Đỗ Minh Đường says: Trả lời

      Chào bạn nếu bạn ở xa bạn có thể liên hệ cho nhà thuốc theo số điện thoại 024 6253 6649 – 0984 650 816 hoặc inbox face book : https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong/ để nhà thuốc hướng dẫn và tư vấn cho bạn nhé

  3. nguyễn thành luân says: Trả lời

    em bị ở dưới móng cái bị sưng nhức có mủ nữa em rất đau đi rất khó khăn
    chỉ em với

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo