Mổ thoát vị đĩa đệm và lời giải đáp cho tất cả những thắc mắc liên quan
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào? là hai trong nhiều câu hỏi liên quan tới bệnh lý này mà người bệnh rất quan tâm. Hiện nay, y học hiện đại ngày càng phát triển, việc chữa bệnh càng được củng cố, tuy nhiên người bệnh vẫn còn rất nhiều băn khoăn cần làm sáng tỏ khi được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Tạp chí Spine số tháng 1/2014 đã đăng tải kết quả của cuộc nghiên cứu mang tên “Thử nghiệm Nghiên cứu kết quả bệnh nhân cột sống (SPORT)” được thực hiện trong suốt 8 năm với 1.244 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại 13 cơ sở trên khắp nước Mỹ.
Những bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu thuộc các nhóm điều trị khác nhau: Dùng thuốc, tập luyện, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Kết quả cho thấy, nhóm các bệnh nhân đã tiến hành mổ chữa thoát vị đĩa đệm có tín hiệu khả thi hơn. Theo đó, chức năng vận động, thể chất, khả năng lao động của nhóm bệnh nhân này tốt hơn rất nhiều so với các nhóm bệnh nhân còn lại.

Như vậy có thể thấy khi đã được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định mổ thoát vị, bạn nên tuân thủ. Với các trường hợp khác chưa qua thăm khám chuyên khoa thì khó có thể trả lời chính xác là có nên mổ thoát vị hay không.
Khi có các triệu chứng điển hình của thoát vị hay chỉ thấy những cơn đau xuất hiện bất thường ở vùng cột sống với tần suất lớn trong thời gian dài, bạn cần tới cơ sở y tế gần nhất để khám và có phương hướng điều trị phù hợp.
Khi nào phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Khi phát hiện bị thoát vị đĩa đệm, thường xuyên gặp phải những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống thường nhật, nhiều người đắn đo không biết nên lựa chọn phương pháp điều trị nào để ngăn chặn nhanh chóng và hiệu quả tình trạng bệnh lý khó chịu này.
Hiện nay, đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, y học hiện đại đang áp dụng 2 phương pháp điều trị chủ đạo là nội khoa dùng thuốc và ngoại khoa là phẫu thuật.
Nội khoa được áp dụng khi tình trạng bệnh lý mới chớm, chưa gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng còn ngoại khoa là can thiệp trực tiếp vào vùng thoát vị nhằm loại bỏ khối thoát vị, điều chỉnh lại những tổn thương để đẩy lùi sự phát triển của bệnh lý.

Hiện nay, mổ thoát vị đĩa đệm có 3 phương pháp phổ biến nhất đó là:
- Phẫu thuật mini – COD
- Phẫu thuật nội soi
- Phẫu thuật mổ mở
Tùy vào tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Đây cũng là một thắc mắc của nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm và được chỉ định mổ.
Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, ca mổ thoát vị đĩa đệm không quá nguy hiểm. Nếu tiến hành mổ tại các bệnh viện lớn, uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cùng trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại thì bệnh nhân có thể hoàn toàn tin tưởng.
Thực tế, hiệu quả của các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ rất cao. Do đó, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà hãy sáng suốt tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ mổ thoát vị uy tín đồng thời duy trì một tâm lý thoải mái, lạc quan.
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm
Tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Mức độ tổn thương, thể trạng của người bệnh, cơ sở tiến hành mổ thoát vị… sẽ có chi phí mổ khác nhau.
- Mổ lấy khối thoát vị: 15-20 triệu đồng
- Mổ nội soi: 30-40 triệu đồng
- Thoát vị đĩa đệm đa tầng, thoát vị cùng hẹp ống sống phải lấy nhân, đặt nịt cột sống, mở cung sau ống đồng: 30-60 triệu đồng
Trên đây chỉ là chi phí tham khảo, muốn biết chi phí mổ thoát vị đĩa đệm thực tế thì bạn phải trực tiếp tới các bệnh viện để tìm hiểu.

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện ở đâu tốt nhất?
Không khó để khẳng định rằng thủ đô Hà Nội chính là cái nôi sản sinh ra rất nhiều bệnh viện nổi tiếng cả nước về chất lượng chuyên môn. Cùng điểm qua một vài địa chỉ khám chữa, mổ thoát vị đĩa đệm tại vùng đất văn hiến này.
Bệnh viện Bạch Mai
Được thành lập từ đầu thế kỉ XX, trải qua nhiều năm chinh chiến, đồng hành cùng hàng triệu đồng bào đất Bắc trong việc điều trị các bệnh lí khác nhau, bệnh viện Bạch Mai là một trong những lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Với trang thiết bị ngày càng hiện đại hóa, người bệnh chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt tại bệnh viện Bạch Mai.
- Địa chỉ: số 78 Giải Phóng, Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Thời gian làm việc: từ 6h30 đến 18h từ thứ 2 đến thứ 7
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức cũng là đáp án câu hỏi mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào. Đây là một trong những bệnh viện lớn tại Hà Nội, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức ngày càng chứng minh được vị thế trong việc khẳng định sứ mạng, giá trị cốt lõi của ngành Y. Đội ngũ bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế ngày càng được trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, đạt tầm quốc tế. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không thể bỏ qua địa chỉ khám bệnh tại phố Hàng Bông này.

- Địa chỉ: số 18 Phủ Doãn, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Thời gian làm việc: sáng từ 7h – 12h, chiều từ 13h30 – 16h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Bệnh viện Quân Y 108 chính là bệnh viện mổ thoát vị đĩa đệm tốt và là sự lựa chọn tiếp theo trong danh sách những bệnh viện uy tín về phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Thành công của bệnh viện được thể hiện cụ thể qua những con số biết nói: hàng triệu ca thăm khám, chẩn đoán bệnh; hàng nghìn ca được điều trị thành công; hàng trăm ca phẫu thuật lớn nhỏ được tiến hành và có kết quả tốt. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không phải vấn đề quá khó khăn với bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
- Địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Thời gian làm việc: hàng tuần từ 7h-16h, nghỉ Chủ nhật
Bệnh viện Chợ Rẫy
Nếu như Hà Nội nổi tiếng với lịch sử lâu đời của bệnh viện Bạch Mai thì Thành phố Hồ Chí Minh có bệnh viện Chợ Rẫy. Luôn đi đầu trong lĩnh vực y tế, bệnh viện Chợ Rẫy không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ cũng như tính chuyên môn của bác sĩ với phương châm “Người bạn đồng hành cùng sức khỏe”. Tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện này không phải là điều quá xa vời.
- Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 6 từ 7h-16h; Thứ 7 từ 7h – 11h
Bệnh viện Đại Học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Được thành lập như một bệnh viện thực hành cho đội ngũ sinh viện được đào tạo trực tiếp từ trường Đại Học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Đại Học Y dược dường như đã tự xây dựng được thương hiệu riêng về cả chẩn đoán, điều trị. Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm cũng là việc nằm trong tầm tay của bác sĩ tại đây. Bệnh nhân hãy nhanh chóng đến địa chỉ này để tiến hành điều trị kịp thời.

Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian làm việc: Tiếp nhận hồ sơ khám bệnh từ 5h sáng, khám bệnh 6h30 từ thứ 2 -thứ 6, nghỉ thứ 7, Chủ nhật
Trên đây là những thông tin tư vấn đến bạn về vấn đề mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào. Bất kì bệnh viện nào kể trên cũng có thể mang lại cho bạn chất lượng phục vụ cao nhất, vì vậy đừng quá đắn đo mà hãy đến ngay phòng khám để được hỗ trợ tốt nhất. Dưới đây thông tin chi tiết về việc khám chữa các bệnh lý về cơ xương khớp tại bệnh viện Chợ Rẫy dành cho bạn đọc ở các tỉnh thành phía nam. Mong rằng, kiến thức trong bài viết này giúp ích nhiều cho bạn.
Xem thêm: 5 nguyên tắc vàng trong chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Những lưu ý quan trọng sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Sau ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể an tâm phần nào về tình trạng bệnh lý đã được ngăn chặn. Tuy nhiên, để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hồi phục, bạn cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây:
- Nghỉ ngơi sau phẫu thuật: Bệnh nhân cần có thời gian tĩnh dưỡng, để các tổn thương hồi phục. Theo đó thời gian cần thiết là từ 6 tháng – 1 năm. Trong thời gian này, người bệnh không nên làm việc quá sức. Đặc biệt, trong 1-2 tuần đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần nằm tại giường, không vận động quá nhiều.
- Vệ sinh vết mổ: Nhằm ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng tại vết mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần sự giúp đỡ của người thân để vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày đồng thời luôn giữ môi trường phòng bệnh nhân sạch sẽ.
- Hạn chế vận động: Thời gian đầu sau phẫu thuật, người bệnh hạn chế đi lại, tốt nhất là nằm tại giường. Sau khoảng, 2 tuần đến 1 tháng, người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không vận động mạnh, không thay đổi tư thế đột ngột hoặc cúi người, ưỡn người quá mức.

- Chế độ ăn uống hàng ngày: Ban đầu, chỉ nên ăn những thực phẩm dạng mềm hoặc được chế biến kỹ, ninh nhừ. Bên cạnh đó, người bệnh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cần hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Khi tình trạng hồi phục tốt, bạn có thể tăng cường ăn nhóm thực phẩm giàu canxi, glucosamin.
- Tập vật lý trị liệu: Đây là một lưu ý hết sức quan trọng. Theo đó muốn cột sống hồi phục một cách tích cực, bạn cần tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây cũng chính là cách chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm mà người nhà có thể tham khảo. Ngoài ra, người bệnh sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sát quá trình hồi phục và bất cứ biến chứng nào có thể xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!