Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không? [Bác sĩ giải đáp]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi chẳng may mắc phải bệnh lý này. Liệu rằng những độc tố trong cơ thể mẹ có tiết ra theo tuyến sữa và gây ảnh hưởng cho em bé hay không? Hãy cùng lắng nghe lời giải đáp dưới đây của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Theo quan niệm dân gian, bệnh mề đay là tình trạng nóng trong người hoặc cơ thể tồn tại độc tốt nên bộc phát ra ngoài da gây ngứa. Khi cơ thể người mẹ tồn tại các độc tố, chúng cũng sẽ có trong bầu sữa và truyền sang con khi bú. Các vết mề đay ngứa cũng có tình lây lan mạnh. Nên khi mẹ bị nổi mề đay cho con bú chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến con qua 2 con đường: tiếp xúc qua da và truyền chất độc tuyến sữa.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ nứ sau sinh
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ nứ sau sinh

Tuy nhiên, lương y, thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc Chuyên môn Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đỗ Minh Đường cho biết, đây là một nhận định sai lầm và được suy diễn bởi cảm quan của người xưa. Hiện tượng nổi mề đay sau sinh của phụ nữ là một tình trạng khá phổ biến, không quá nghiêm trọng và cũng không có tính lây lan. Việc mẹ bị nổi mề đay có ảnh hưởng đến em bé hay không còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay sau sinh. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp nổi mề đay do dị ứng với dị nguyên bên ngoài như lông động vật, phấn hoa, khói bụi, thời tiết… thì đó chỉ là bệnh lý ngoài da. Mề đay vốn không phải bệnh truyền nhiễm, các biểu hiện mẩn ngứa trên cơ thể mẹ sẽ không thể lây sang cho em bé khi tiếp xúc do ẵm bồng cho bú. Về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết: Bệnh mề đay có lây không? do chuyên gia tư vấn, giải đáp.
  • Trường hợp nổi mề đay do dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm, côn trùng cắn… độc tố từ bên ngoài được đưa trực tiếp vào người mẹ thì mẹ nên hạn chế (nếu độc tính không nhiều) hoặc tạm ngừng cho con bú một thời gian. Vì chất độc này có thể tiết qua sữa, gây ảnh hưởng sức khỏe của bé.
  • Trường hợp nổi mề đay do các yếu tố nội sinh như thay đổi nội tiết tố, mẹ bị căng thẳng… thì mẹ hoàn toàn có thể cho con bú bình thường mà không cần phải lo lắng.

Cách khắc phục mề đay khi đang cho con bú

Có rất nhiều cách để chữa trị mề đay như Đông Y, Tây Y, các mẹo dân gian. Nếu tình trạng mề đay ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà. Nếu bệnh tình vẫn kéo dài và có xu hướng chuyển nặng, mẹ bị nổi mề đay có thể các loại thuốc đặc trị bệnh.

Chữa nổi mề đay bằng mẹo dân gian tại nhà

Những bài thuốc dân gian có đặc điểm là lành tính vì sử dụng thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên chỉ thích hợp cho những trường hợp triệu chứng mề đay nhẹ. Một số bài thuốc thường được dùng phổ biến là:

Mẹo dân gian chữa mề đay khi đang cho con bú an toàn, hiệu quả
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà như trà lá đơn đỏ, trà atiso, trà lá vằng, trà lá khế… có khả năng giải nhiệt, mát gan, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố có trong cơ thể. Uống trà thảo mộc vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay, vừa không gây hại cho bé và lại còn giảm được mỡ sau sinh.
  • Tắm nước lá dân gian: Nước tắm từ các loại lá dân gian như lá khế, lá trầu, lá kinh giới… sẽ giúp cơ thể được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế sự viêm nhiễm ở các vùng da nổi mề đay và làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cũng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả.
  • Chế thuốc đắp da từ thảo mộc: Với tính diệt khuẩn, kháng viêm, làm lành nhanh các vết thương tổn trên da, việc đắp các loại lá lên da cũng sẽ làm cho da nhanh hồi phục, hạn chế cảm giác ngứa và điều trị các vết mề đay hiệu quả. Những loại lá dùng đắp lên da cũng như các loại lá để tắm như lá khế, lá trầu, lá hẹ, lá đơn đỏ,…
  • Một số bài thuốc uống: Các loại lá thảo mộc còn được kết hợp với nhau, tạo thành những bài thuốc dân gian có tác dụng chữa mề đay rất hay như: lá kinh giới và hoa kim ngân, lá đơn đỏ và gừng, lá đơn đỏ và cây phong tam,… Những thứ lá này sắc chung với nhau uống mỗi ngày cũng có thể chữa trị bệnh mề đay hiệu quả.

Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng Tây Y

Khi bệnh trở nặng hơn, phần lớn mọi người thường hay chọn các phương án chữa trị bằng Tây Y để tiết kiệm thời gian và có hiệu quả nhanh.

Tuy nhiên với phụ nữ sau sinh thì chú ý lựa chọn những loại thuốc có tác dụng nhẹ, ít bài tiết qua tuyến sữa để tránh gây ảnh hưởng cho em bé. Mẹ bỉm sữa có thể tham khảo một số loại thuốc sau:

  • Thuốc bôi da: Thuốc bôi da có tác dụng làm mát da, giảm ngứa và cải thiện viêm da nổi mề đay, thường dùng có Phenergan, Eumovate…
  • Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn quá trình sản sinh chất trung gian gây nổi mề đay. Một số thuốc có thể kể đến là Chlorpheniramine, Cyproheptadine, Mequitazine…

Chữa mề đay sau sinh bằng Đông Y

Đây là biện pháp an toàn và được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú vì vừa an toàn, vừa hiệu quả và gần như không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Một số bài thuốc Đông Y thường dùng chữa mề đay, mẹ có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Độc hoạt, tất bát, tế tân, nam hoàng bá, cam thảo và liên kiều (mỗi thứ 12g), thương nhĩ tử, xương bồ, lá kinh giới (mỗi thứ 16g), thiên niên kiện 10g, quế nhục 8g. Sắc thành thuốc uống.
  • Bài thuốc 2: Kinh giới, cam thảo, phòng phong và thuyền thoái (mỗi thứ 6g), ngưu bàng, bèo cái, lá đơn, đại thanh diệp, kim ngân hoa, sinh địa đan bì, liên kiều (mỗi thứ 10g). Sắc thành thuốc uống.
Thuốc Đông y chữa nổi mề đay sau sinh
Thuốc Đông y chữa nổi mề đay sau sinh

Lưu ý để hạn chế nổi mề đay khi đang cho con bú

Trong quá trình đang cho con bú, nếu chẳng may bạn bị bệnh mề đay thì ngoài việc tìm biện pháp khắc phục, hãy chú ý đến một số vấn đề sau đây để hạn chế các triệu chứng của bệnh bùng phát:

  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài môi trường, thường xuyên dọn dẹp nơi ở để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
  • Chú ý tắm gội, vệ sinh cơ thể sạch hàng ngày bằng nước ấm để tránh các tổn thương da bị bội nhiễm
  • Hạn chế cào gãi các nốt mề đay trên da, sẽ làm trầy xước, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, có thể uống thêm các loại nước hoa quả để tăng cường sức đề kháng.
  • Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, có thời gian nghỉ ngơi, tráng stress, căng thẳng.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về vấn đề “Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?”. Và một số gợi ý về các biện pháp khắc phục, chữa trị chứng mề đay sau sinh, chúc các mẹ sẽ nhanh chóng hết bệnh để chăm sóc bé tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo