Mặt nổi mẩn đỏ không ngứa: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng thường thấy khi chuyển mùa hoặc gặp các tác nhân gây kích ứng. Bệnh không quá nghiêm trọng nhưng khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để có giải pháp khắc phục thích hợp, trước tiên bạn phải xác định rõ nguyên nhân. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Da mặt là vùng da mỏng, dễ bị kích ứng nhất trên cơ thể. Tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa khiến không ít người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng vì không nắm bắt được nguyên nhân. Thực tế, hiện tượng này có thể xuất hiện do một số yếu tố hoặc bệnh lý sau đây:
Mặt nổi mẩn đỏ không ngứa do bị dị ứng
Dị ứng là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra sự do rối loạn hệ miễn dịch dẫn đến phản ứng chống lại các hóa chất lạ. Thông thường, da mặt bị dị ứng sẽ nổi mẩn đỏ kèm theo tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa đôi khi chỉ là các kích ứng bình thường của da. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là:
- Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, có nhiều hóa chất là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dị ứng da. Ngoài ra cũng có thể là do cơ địa của bạn nhạy cảm với các thành phần có trong một số loại mỹ phẩm. Hoặc cũng có thể do cách chăm sóc da của bạn chưa hợp lí như không tẩy trang sau khi make-up hay rửa mặt nhiều lần trong ngày khiến da tổn thương, sưng tấy.
- Dị ứng thời tiết: Những người có cơ địa nhạy cảm thường bị dị ứng khi thời tiết, đặc biệt là vào những thời điểm nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh. Dị ứng thời tiết có thể khiến cho toàn bộ làn da trên cơ thể hoặc một vài vùng da như da mặt bị nổi mẩn đỏ nhưng không gây ngứa.
- Dị ứng hải sản: Hải sản có chứa nhiều protein. Hệ thống miễn dịch của một số người vì quá nhạy cảm nên sẽ nhận diện đây là chất gây hại và phản ứng lại với nó thông qua da mặt, khiến cho người bệnh bị nổi các nốt mẩn đỏ không ngứa. Một số trường hợp còn kèm theo tình trạng nôn mửa, chóng mặt.

Da nổi mẩn đỏ không ngứa do bệnh mề đay
Nổi mề đay là bệnh da liễu phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ ai. Triệu chứng của nổi mề đay khá giống với dị ứng da nhưng có mức độ nghiêm trọng hơn. Thông thường mề đay có 2 loại, đó là:
- Mề đay cấp tính thường xảy ra do các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật nuôi, khói bụi, thức ăn… Trường hợp này, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Các tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ cũng sẽ biến mất.
- Mề đay mãn tính là tình trạng các nốt mẩn đỏ kéo dài trên 6 tuần và thường xuyên tái phát ngay khi đã được điều trị. Ngoài làm da mặt nổi mẩn đỏ, mề đay mãn tính còn có thể khiến người bệnh xảy ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, khó thở. Nếu không có các biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng nặng hơn như: suy nhược cơ thể, nhiễm trùng da, sốc phản vệ…
Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa do bị giãn mao mạch
Giãn mao mạch là tình trạng các mạch máu nhỏ li ti hình mạng nhện nổi trên vùng mặt. Nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống tuần hoàn hoạt động không hiệu quả khiến máu tích tụ ở mao mạch làm mao mạch giãn ra.
Giãn mao mạch thường xảy ra đối với những người có làn da mỏng yếu, độ đàn hồi của da kém. Những vùng da trên mặt dễ bị tổn thương là má, hai bên cánh mũi, hai bên thái dương, trước quai hàm. Các mao mạch nổi lên thường có màu xanh hoặc đỏ và không ngứa.
Tình trạng ngày thường xảy ra với những người lạm dụng mỹ phẩm, tiếp xúc nhiều với ánh nắng cường độ cao mà không có lớp bảo vệ. Ngoài ra, giãn mao mạch còn do yếu tố di truyền hoặc do rối loạn nội tiết tố. Nổi mẩn đỏ không ngứa do rối loạn nội tiết tố thường diễn ra trong thời gian ngắn.

Da mặt nổi mẩn đỏ do bệnh vẩy nến
Biểu hiện đầu tiên của bệnh vẩy nến là da mặt nổi mẩn ngứa hoặc không ngứa, kèm theo đó là hiện tượng da khô, nứt nẻ và có dấu hiệu bong tróc. Các nốt mẩn đỏ thường tập trung thành các mảng có kích thước từ 2 đến 3cm.
Tình trạng này xảy ra là do các tế bào lympho T không nhận diện được các vi khuẩn, virus có hại để ngăn chặn. Các nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến có thể kể đến từ di truyền, căng thẳng, lo lắng kéo dài, da mặt bị nhiễm trùng, tổn thương trước đó.
Do viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa, bị khô và bong ra. Các vùng da nhiều dầu trên mặt thường bị tróc vảy là hai bên nếp mũi, vùng má gần mang tai, chân mày.
Nguyên nhân dẫn đến viêm da tiết bã nhờn chính là hiện tượng tăng tiết chất bã nhờn ở tuyến bã. Các yếu tố có thể là tác động đến sự hình thành của bệnh lý này là thay đổi ở hormone tuổi dậy, di truyền.
Đây là bệnh lý mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, ngay khi mới xuất hiện triệu chứng, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để có lộ trình điều trị khoa học, hiệu quả.

Do nhiễm virus siêu vi
Người ta thường bị nhiễm Virus siêu vi thường xuất hiện vào những thời điểm giao mùa. Nhiễm virus siêu vi thường do virus đường hô hấp gây ra.
Nhiễm virus siêu vi về cơ bản khá giống cảm cúm thông thường do có các triệu chứng nóng, đau đầu, buồn nôn. Khi cơ thể mới bị nhiễm virus siêu vi, do cơ thể mới chỉ có triệu chứng nhẹ nên nhiều người bệnh tỏ ra chủ quan. Chỉ đến khi sốt cao, nhiệt độ cơ thể ở mức 39-41 độ khiến các nốt ban đỏ nổi lên thì mới bắt đầu đi gặp bác sĩ.
Với những trường hợp da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa như thế này, nếu không kịp thời đi khám, hạ sốt, người bệnh sẽ có thể đối mặt với những nguy cơ co giật, tử vong.
Khi nào cần gặp bác sĩ để thăm khám tình trạng nổi đỏ trên mặt?
Tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng gây ra những bất tiện cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp. Nếu người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời, da mặt có thể bình thường trở lại và phục hồi sau 1 tuần.
Trong trường hợp da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa xuất hiện trên 6 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, đây có thể là do mề đay mãn tính, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được đưa ra lời khuyên và có các phương pháp trị bệnh hiệu quả, khoa học. Đặc biệt là khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng:
- Cơ thể nóng sốt cao từ 38 độ trở lên
- Các nốt mẩn đỏ loang rộng xuống các vùng cổ, vai gáy, lưng
- Xuất hiện các chấm mụn nước li ti
- Phần nổi mẩn nóng rát, khó chịu
Cách điều trị tình trạng da mặt đỏ không ngứa hiệu quả
Tình trạng da mặt đỏ không ngứa xảy ra ở mỗi người là khác nhau. Khi gặp tình trạng này, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có các cách điều trị phù hợp và triệt để. Thông thường, bạn có thể áp dụng những cách sau để điều trị tình trạng da mặt đỏ không ngứa hiệu quả, nhanh chóng:
Chăm sóc da mặt đúng cách
Các phương pháp chăm sóc da đúng cách sẽ tăng sức đề kháng, điều trị chứng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa vô cùng hiệu quả. Bạn cần lưu ý một số cách chăm sóc da mặt sau:
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, thường xuyên làm dịu mát da bằng các dược phẩm có từ thiên nhiên, giúp da được tái tạo từ sâu bên trong, tăng sức đề kháng cho da.
- Không nên dùng tay sờ, gãi hay chà xát lên da vì có thể khiến các nốt mẩn đỏ lây lan sang các vùng da lân cận và dẫn tới tình trạng bội nhiễm.
- Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa vitamin E để có một làn da bóng khỏe tự nhiên, căng mịn.
- Khi rửa mặt, người bệnh nên dùng nước có độ ấm vừa phải để làm dịu da. Dùng khăn bông sạch thấm hết nước trên mặt sau khi rửa.

Tăng cường hệ miễn dịch cho làn da
Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, các sản phẩm từ trứng, sữa. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, chất có cafein như cà phê, bia, thuốc lá. Cần tăng cường bổ sung các loại rau củ quả giàu chất xơ, vitamin như: cam, bưởi, súp lơ, cải xanh.
Bên cạnh đó, người bệnh nên hình thành các thói quen tốt cho làn da như đi ngủ sớm vào mỗi tối, chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh suy nghĩ nhiều, căng thẳng, ảnh hưởng xấu lên da mặt. Nên lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng để vận động cơ thể, giúp cơ mạch được lưu thông như: bài tập yoga, đạp xe, đi bộ.
Áp dụng một số mẹo chữa dân gian
Áp dụng một số cách trị mề đay dân gian cũng có thể giúp người bệnh cải thiện đáng kể tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa. Bạn có thể sử dụng những nguyên liệu đơn giản như lá hẹ, lá trầu không, gừng, lá khế,… để chế thành nước rửa mặt hàng ngày. Sau một thời gian, các nốt mẩn đỏ sẽ có thể được xoa dịu, đẩy lùi.
Do có tính tự nhiên nên phương pháp này được đánh giá là khá an toàn, lành tính, không gây kích ứng và phù hợp với nhiều người.

Thăm khám và uống thuốc theo chỉ định
Khi nhận thấy tình trạng của mình khá bất thường, tốt nhất người bệnh nên chủ động đi thăm khám. Các bác sĩ chuyên môn sẽ xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và chỉ định hướng điều trị phù hợp cho mỗi người.
Điều quan trọng trong quá trình chữa trị, bạn phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Tránh lạm dụng hoặc dùng bừa bãi sẽ có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn và thậm chí làm cho bệnh biến chuyển nặng hơn.
Những loại thuốc thường được dùng để điều trị tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa gồm:
- Thuốc bôi ngoài da: Bao gồm các loại như thuốc mỡ kháng sinh, kem bôi chứa corticoid, kem bôi chữa kẽm, salicylic acid,… có tác dụng giảm kích ứng da và ngăn ngừa sự phát triển của các loại khuẩn gây bệnh.
- Thuốc ở dạng uống: Chủ yếu là thuốc kháng tiết Histamin, thuốc có thành phần Corticoid, có tác dụng ức chế các hoạt chất gây nổi mề đay, mẩn đỏ trên da.
Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa tuy không gây nguy hại nhiều nhưng ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý người bệnh. Do vậy, với những thông tin mà bài viết cung cấp trên đây, hi vọng bạn đã phần nào đoán được nguyên nhân gây bệnh và định hướng cách điều trị hiệu quả, phù hợp với mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Chi tiết các cách chữa nổi mẩn ngứa hiệu quả giúp giảm nhanh các triệu chứng
- Tổng hợp tất cả các loại thuốc trị mẩn ngứa phổ biến nhất hiện nay
Ngày đăng: 29/03/2020 - Cập nhật lúc: 1:16 Chiều , 06/11/2020
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!