Hội Chứng Tăng Ure Máu: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hội chứng tăng Ure máu là tình trạng bất thường ở thận, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe, cuộc sống nếu tiến triển trong thời gian dài. Để nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý này, bạn đọc đừng bỏ qua nội dung ở bài viết sau.

Hội chứng tăng Ure máu là bệnh gì?

Hội chứng tăng Ure máu (chỉ số cao vượt quá giới hạn 2,5 – 7,5 nmol/lít) là tình trạng giảm tiểu cầu, tan máu và tổn thương thận cấp tính. Tăng Ure máu xảy ra chủ yếu do các mạch máu nhỏ ở thận bị tổn thương, viêm nhiễm, từ đó hình thành các cục máu đông – huyết khối. Nếu không được xử lý, máu đông sẽ gây tắc nghẽn ở thận, giảm chức năng lọc và đào thải của cơ quan này, từ đó gây suy thận, nguy hiểm hơn còn đe dọa tính mạng.

Hội chứng tăng Ure máu là tình trạng giảm tiểu cầu, tan máu và tổn thương thận cấp tính
Hội chứng tăng Ure máu là tình trạng giảm tiểu cầu, tan máu và tổn thương thận cấp tính

Ở giai đoạn đầu, những trường hợp mắc hội chứng tăng Ure máu sẽ có một số triệu chứng như:

  • Sốt cao.
  • Đầy hơi.
  • Chuột rút.
  • Đau bụng, buồn nôn.
  • Tiêu chảy, đi ngoài ra máu.

Nhiều trường hợp tăng Ure máu gây hỏng mạch máu, tổn thương thận với các dấu hiệu như:

  • Da xanh xao.
  • Da bị bầm tím.
  • Khó thở.
  • Nhịp thở không đều.
  • Tiểu ra máu, tần suất đi tiểu ít.
  • Chảy máu bất thường ở vùng miệng, mũi không rõ nguyên nhân.
  • Tăng huyết áp.
  • Nguy cơ co giật, đột quỵ.
Người bệnh có thể bị khó thở, nhịp thở không đều
Người bệnh có thể bị khó thở, nhịp thở không đều

Nguyên nhân gây tăng Ure máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng tăng Ure máu, cụ thể:

  • Tăng Ure máu do vi khuẩn E.coli tấn công gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây suy giảm hệ miễn dịch.
  • Mắc bệnh cần thận nguyên phát.
  • Tăng huyết áp ác tính.
  • Bệnh liên quan đến thận như suy thận, viêm ống thận, xơ cứng tiểu động mạch thần,….
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây, đặc biệt là thuốc điều trị ung thư, thuốc ức chế hệ miễn dịch.
  • Chị em giai đoạn mang thai và thời kỳ hậu sản.
  • Thói quen ăn uống không khoa học, dung nạp quá nhiều protein trong bữa ăn hàng ngày.
  • Nguyên nhân khác như rối loạn collagen mạch máu thứ phát, hội chứng kháng thể kháng phospholipid, di truyền, cơ thể mất nước và khoáng chất cần thiết…
Nguyên nhân gây tăng Ure máu có thể do sự tấn công của khuẩn hại
Nguyên nhân gây tăng Ure máu có thể do sự tấn công của khuẩn hại

Cách điều trị bệnh

Hội chứng tăng Ure máu làm suy giảm chức năng lọc của thận, có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp để tránh rủi ro, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Dùng thuốc Tây y

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ, nguyên nhân gây bệnh và tình hình sức khỏe của bệnh nhân để chỉ định phương pháp điều trị tối ưu:

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc Tây y được kê trong trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng mới xuất hiện và chưa gặp biến chứng nguy hiểm. Một số loại thuốc phổ biến cho bệnh nhân tăng Ure máu là: Prednisone, Corticosteroids,…
  • Lọc máu: Trong trường hợp bị tăng Ure máu do suy thận cấp, bệnh nhân được chỉ định lọc máu. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị lọc chuyên dụng để loại bỏ chất thải, cặn bã ra khỏi máu, sau đó đưa máu trở lại cơ thể. Bệnh nhân có thể lọc máu từ 2 – 3 tuần/lần tùy mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng đang gặp phải.
  • Truyền tiểu cầu, hồng cầu: Nếu bệnh nhân dễ bầm tím hoặc bị chảy máu quá nhiều dẫn đến mất máu, bác sĩ sẽ truyền tiểu cầu và hồng cầu. Tuy nhiên cần chú ý phương pháp này có thể tiềm ẩn một số rủi ro như suy thận cấp do huyết khối lan rộng hoặc làm xuất hiện các triệu chứng thần kinh mới và khiến dấu hiệu của của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Truyền huyết tương: Phương pháp này giúp loại bỏ tác nhân gây ra hiện tượng ngưng kết tiểu cầu thông qua việc thay huyết tương hoặc đông lạnh huyết tương. Truyền huyết tương được thực hiện mỗi ngày cho đến khi lượng tiểu cầu trong máu người bệnh trở lại bình thường và chức năng của thận được phục hồi.
  • Ghép thận: Với những bệnh nhân mắc hội chứng tăng Ure máu mức độ nặng, mất hoàn toàn chức năng thận và đang gặp biến chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu cấy ghép thận, dùng thận mới thay cho thận đang bị tổn thương.
Các loại thuốc Tây y được kê trong trường hợp bệnh nhẹ
Các loại thuốc Tây y được kê trong trường hợp bệnh nhẹ

Điều trị bằng Đông y

Bên cạnh Tây y, ngay khi nhận kết quả xét nghiệm chỉ số Ure máu bất thường, bạn có thể tìm kiếm giải pháp điều trị chuyên sâu bằng YHCT giúp làm chậm diễn biến của bệnh, tránh nguy cơ suy thận. Một trong những gợi ý mà các chuyên gia YHCT đánh giá cao là bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường.

Đây là bài thuốc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thận yếu, suy thận,.. hoàn toàn từ thuốc nam thuần Việt, phù hợp với cơ địa mọi người bệnh. Mỗi loại thảo dược dùng trong bài thuốc đều được các lương y dành nhiều tâm huyết để gia giảm liều lượng nhằm phát huy cao nhất dược tính thực vật.  Một số dược liệu điển hình phải kể đến như:

Các vị thuốc nổi bật trong bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh
Các vị thuốc nổi bật trong bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh

Điều đặc biệt nhất, tất cả dược liệu này đều do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường chủ lực ươm trồng tại 3 vườn thuốc ở Hòa Bình – Hưng Yên – Gia Lâm (Hà Nội). Đây cũng là lý 1 trong những lý do khiến bài thuốc chữa bệnh thận của dòng họ Đỗ Minh an toàn với cả những đối tượng bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm như mẹ bầu,  phụ nữ cho con bú, trẻ em, người già…

Bên cạnh đó, bài thuốc 100% thảo dược này còn được đánh giá cao cơ chế trị bệnh chuyên sâu của YHCT. Theo đó, 1 liệu trình bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh có sự tổng hòa cùng lúc 2 phương thuốc nhỏ, vừa cắt đứt căn nguyên suy thận vừa bồi bổ sức khỏe cho người bệnh, phòng bệnh tái phát.

Hội Chứng Tăng Ure Máu: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Cách hỗ trợ điều trị và phòng tránh răng Ure máu

Để tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng tránh hội chứng tăng Ure máu, bạn nên chú ý:

  • Rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với vật nuôi, chất bẩn.
  • Chỉ ăn thực phẩm đã được nấu chín, không ăn thức ăn tái, sống, đồng thời rửa sạch trái cây, có thể ngâm nước muối trước khi ăn.
  • Ngăn thực phẩm sống và chín, tránh vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ các nhóm vitamin, khoáng chất, tuy nhiên cần hạn chế Protein và chất bột đường vì đây là thành phần có khả năng làm tăng Ure máu.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống, làm việc sạch sẽ, tránh đến khu vực có không khí, nguồn nước bị ô nhiễm.

Hội chứng tăng Ure máu xuất hiện khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tránh biến chứng nguy hiểm, tốt nhất bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, môi trường sống, sinh hoạt của mình. Ngoài ra, hãy thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo