Hội chứng bàng quang kích thích và những vấn đề người bệnh không nên bỏ qua
Chào bạn Nam!
Hội chứng bàng quang kích thích là một trong những chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành ở cả nam và nữ. Để hiểu rõ hơn về bệnh bàng quang kích thích, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Hội chứng bàng quang kích thích là gì?
Hội chứng bàng quang kích thích là tình trạng co bóp của bàng quang có sự bất thường gây hiện tượng tiểu rắt nhiều lần, tiểu gấp,…

Vai trò chính của bàng quang là chứa nước tiểu. Cơ chế hoạt động của bàng quang là khi chứa đầy nước sẽ gây cảm giác muốn đi tiểu. Với người bình thường, mỗi ngày sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ngày. Tuy nhiên khi bị tình trạng này, bàng quang bị rối loạn co bóp khiến cho người bệnh luôn có cảm giác muốn tiểu, số lượng tiểu tiện tiện có thể tăng gấp đôi người bình thường.
Nguyên nhân và dấu hiệu hội chứng kích thích bàng quang ra sao?
Hội chứng bàng quang kích thích do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó phải kể tới các yếu tố như:
- Rối loạn chức năng co bóp: Hệ thống thần kinh chi phối làm ảnh hưởng tới hoạt động co bóp của bàng quang gây rối loạn, từ đó dẫn tới hội chứng kích thích bàng quang ở nam giới.
- Viêm bàng quang: Bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu, vì lý do nào đó dẫn tới viêm bàng quang sẽ làm rối loạn hệ bài tiết gây tới kích thích bàng quang.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có nguy cơ gây hội chứng kích thích bàng quang như: Tuổi cao, béo phì, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, phì đại tuyến tiền liệt,…
Chính những nguyên nhân này đã gây ra hiện tượng đi tiểu không hết số lượng nước tiểu có trong bàng quang. Phần nước tiểu đó ứ đọng lại làm viêm nhiễm, dẫn tới tình trạng này, suy giảm chức năng bàng quang. Do sự co bóp bất thường của bàng quang sẽ làm ảnh hưởng tới việc kiểm soát nước tiểu và bài tiết. Do vậy, khi bị hội chứng bàng quang kích thích, người bệnh thường có các dấu hiệu như:
- Đi tiểu nhiều lần: Dù người bệnh có hạn chế uống nước song vẫn luôn có cảm giác muốn đi tiểu.
- Tiểu gấp: Người bệnh khó có thể nhịn tiểu, đặc biệt là những lúc vừa uống nước xong. Do bàng quang rối loạn chức năng co bóp nên các cơ sẽ hoạt động liên tục kích thích cảm giác muốn tiểu ngay.
- Tiểu són: Trong nhiều trường hợp, người bệnh khó kiểm soát việc tiểu tiện và bị tiểu són ngay. Điều này gây nhiều phiền toái tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
- Tiểu đêm: Khi bị hội chứng bàng quang, không chỉ gây tiểu ngày nhiều lần mà người bệnh còn thường xuyên tiểu đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Cách điều trị hội chứng bàng quang kích thích
Để điều trị dứt điểm tình trạng này, loại bỏ các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu buốt, người bệnh cần sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra mức độ và nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp. Để giúp điều trị, các bác sĩ thường áp dụng theo 2 phương pháp sau:
Dùng thuốc Tây theo đơn kê của bác sĩ
Đây là cách trị bệnh phổ biến, tùy vào từng trường hợp người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc và liều lượng khác nhau.
Một số loại thuốc như:
- Thuốc uống: Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giãn bàng quang và giảm co thắt như trospium, tolterodine,… Thời gian dùng thuốc liên tục 3-6 tháng.
- Thuốc đặt: Để giúp hỗ trợ chức năng co bóp bàng quang hoạt động bình thường, các bác sĩ sẽ đặt thuốc thông định kỳ cho bệnh nhân.
- Thuốc bôi: Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng Estrogen liều lượng thấp để đặt hoặc bôi âm đạo giúp hỗ trợ chữa trị hội chứng kích thích bàng quang.
- Thuốc tiêm: Trong trường hợp, các bệnh nhân không thể dùng được các loại thuốc dạng uống và bôi đồng thời để tránh gây sốc thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc dạng tiêm.
Thường bác sĩ sẽ sử dụng Botulinum toxin A tiêm vào cơ bàng quang, trong thời gian liên tục 6-9 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Loại bỏ dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật
Trong các trường hợp bệnh kích thích bàng quang nặng không thể điều trị bằng thuốc, các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp ngoại khoa, phẫu thuật để chữa trị chứng bệnh. Với phương pháp này, các bác sĩ sử dụng kỹ thuật đặt điện cực để kích thích hệ thống dây thần kinh ở bàng quang để cải thiện tình trạng rối loạn co thắt. Phương pháp này chiếm tỷ lệ hiệu quả cao tuy nhiên lại tốn kém chi phí.
Chính vì thế, nếu quyết định lựa chọn cách thức phẫu thuật, người bệnh nên nghiên cứu thật kỹ và chọn lựa bệnh viện uy tín để thực hiện. Đồng thời, sau phẫu thuật, mọi người cũng cần chú ý kiêng khem cẩn thận để tránh gặp phải biến chứng.
Sử dụng Đông y với các bài thuốc thảo dược sạch
Từ xưa đến nay, Đông y vẫn được biết đến với những bài thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn cho người bệnh. Đồng thời với cơ chế trị bệnh tận gốc, tăng sức đề kháng cho người bệnh, Đông y xứng đáng là lựa chọn đáng tin cậy cho những ai đang gặp phải tình trạng hội chứng này.
Nếu có nhu cầu sử dụng Đông y, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi. Bài thuốc có tác dụng trị dứt điểm tình trạng hội chứng kích thích bàng quang, loại bỏ triệu chứng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt,… Đặc biệt, bài thuốc cũng thích hợp các bệnh nhân bị sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản,…).

Bài thuốc được bào chế từ 100% dược liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Một số vị thuốc chính được sử dụng là Kỷ tử, Phục linh, Kim tiền thảo, Đỗ trọng, Nhục thung dung,…Hầu hết các dược liệu có trong bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang được ươm trồng tại 3 vườn thuốc của nhà thuốc chúng tôi ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Số ít cây thuốc còn lại, chúng tôi sẽ trực tiếp mua lại của người dân miền núi phía Bắc. Khám phá vườn dược liệu Đỗ Minh TẠI ĐÂY.
Video: Bệnh nhân sỏi thận feedback về bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị hiệu quả và ngăn ngừa hội chứng kích thích bàng quang tái phát, người bệnh cần lưu ý:
- Hàng ngày vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Tốt nhất là dùng nước đã đun sôi để nguội hoặc nước lọc để vệ sinh vùng kín.
- Mỗi buổi sáng khi thức dậy xoa bóp bụng dưới để giúp máu dễ lưu thông, kích thích dây thần kinh bàng quang hoạt động tốt hơn.
- Tránh tình trạng nhịn tiểu, vì điều này sẽ khiến bàng quang ứ đọng nước tiểu khiến bệnh nặng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tránh xa rượu, bia, thuốc lá,…
- Thường xuyên vận động cơ thể, tránh ngồi lâu một chỗ.
Trên đây là những thông tin về hội chứng bàng quang kích thích và những phương pháp điều trị hiện nay. Để sớm đẩy lùi chứng bệnh các bạn hãy kiên trì thực hiện theo liệu pháp chữa bệnh của bác sĩ đồng thời kết hợp với những phương pháp phồng tránh ở trên để sớm đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Chuyên gia đang online
Liên hệ ngay để được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!