Giãn mạch thừng tinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả [XEM NGAY]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Nam khoa | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hồ Chí Minh
Giãn mạch thừng tinh là bệnh nam khoa nguy hiểm khiến nhiều người phải lo lắng. Tình trạng này không gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu nhưng lại đe dọa tới khả năng sinh sản của nam giới nếu không được điều trị sớm. Vậy giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì, bệnh nguy hiểm như thế nào? Phải chữa trị bệnh ra sao để bảo vệ chức năng sinh sản? 

Giãn mạch thừng tinh là gì?

Giãn mạch thừng tinh là hiện tượng tĩnh mạch nằm ở bên trong bìu vì một nguyên nhân nào đó dẫn tới bị xoắn lại và giãn ra một cách bất thường. Tình trạng này khiến cho tinh hoàn bị chảy xệ xuống, gây áp lực khiến bìu to ra.

Thông thường người bệnh có thể bị giãn mạch thừng tinh trái hoặc phải hoặc cả hai bên. Trong đó có khoảng 90% là bị giãn tĩnh mạch tinh trái và 10 % giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên.

NSƯT Minh Tuấn đã sớm khám phá được “bảo bối phòng the” giúp duy trì phong độ đỉnh cao ở tuổi 50.
Bệnh lý này phổ biến ở thanh thiếu niên và dễ gây vô sinh
Bệnh lý này phổ biến ở thanh thiếu niên và dễ gây vô sinh

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh này rất phổ biến và thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thanh niên. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại đe dọa tới chức năng sinh sản nam giới. Theo thống kê có khoảng 40% nam giới khó có con vì mắc phải bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh giãn mạch thừng tinh

Hiện nay nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Đa phần nguyên nhân được cho là tự phát. Nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh được đặt ra là:

  • Khiếm khuyết hoặc suy các van của hệ thống tĩnh mạch. Khi đó máu không thể lưu thông từ tinh hoàn xuống ổ bụng mà ngược dòng từ ổ bùng vào phần bìu. Do đó tinh hoàn teo dần lại.
  • Tĩnh mạch tinh đổ sai chỗ vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng.
  • Do sự trào ngược máu tĩnh mạch vào tĩnh mạch tinh, làm giãn hệ thống tĩnh mạch ở bìu tạo thành búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo nổi rõ dưới da như túi giun.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tình trạng tĩnh mạch thừng tinh bị giãn như:

  • Cơ địa người bệnh.
  • Do cơ thể quá cao
  • Sự hoạt động không bình thường của mạch máu và van tĩnh mạch.
  • Do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu.

Các triệu chứng thường gặp theo từng giai đoạn

Thông thường bệnh giãn mạch thừng tinh nhẹ ít có biểu hiện đặc thù. Do vậy người bệnh thường khó phát hiện tới khi nhận biết thì đã ở cấp độ nặng.

Các triệu chứng bệnh được biểu hiện ở 3 cấp độ với những triệu chứng cụ thể:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1

Bệnh lý không có biểu hiện cụ thể. Người bệnh không bị đau hoặc ngứa ngáy. Nhìn từ phía ngoài, bìu không có dấu hiệu bất thường, ngoại trừ số ít người bệnh có thể thấy một vài tĩnh mạch nhỏ.

Thông thường, người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi được siêu âm nếu bệnh nhân tình cờ đi thăm khám sức khỏe.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2

Mức độ 2, tình trạng bệnh đã nặng hơn và thừng tinh giãn to. Nếu sờ lên tinh hoàn, người bệnh sẽ thấy búi tĩnh mạch giãn to bất thường.

Giãn mạch thừng tinh độ 3

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 là giai đoạn bệnh đã rất nghiêm trọng với những triệu chứng rõ ràng:

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 3 có biểu hiện là bìu chảy xệ, các tĩnh mạch giãn nổi lên
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn độ 3 có biểu hiện là bìu chảy xệ, các tĩnh mạch giãn nổi lên
  • Các tĩnh mạch giãn nổi lên và ngoằn ngoèo. Người bệnh có thể nhìn thấy rõ và sờ thấy các sợi tĩnh mạch này.
  • Bệnh nhân đau dữ dội, thậm chí đau quặn thắt khắp vùng da ở bìu, tinh hoàn.
  • Bìu nóng rát, da bìu căng bóng, xuất hiện các sợi tia máu đỏ hoặc tím nổi lên.
  • Hạch nổi lên ở hai bên bẹn nổi hạch và gây đau.
  • Người bệnh cảm thấy tiểu buốt, khó tiểu.
  • Bìu chảy xệ kèm theo cảm giác đau tức.
  • Bệnh nhân sờ thấy bên tinh hoàn bị giãn tĩnh mạch nhỏ bất thường chỉ bằng 70% so với bên tinh hoàn kia.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có các biểu hiện khác như căng tức sinh dục có thể là phần bìu, gốc dương vật, hoặc tinh hoàn,…

Chẩn đoán bệnh giãn mạch thừng tinh

Phần lớn nam giới mới bị bệnh sẽ không nhận thấy điều gì bất thường. Một số ít trường hợp có cảm giác nặng nề hoặc đau nhói ở bìu. Đa số nam giới chỉ phát hiện bị giãn tĩnh mạch ở bìu khi gặp vấn đề về sinh sản và đi thăm khám ở bệnh viện.

Cách chẩn đoán căn bệnh này bao gồm:

  • Thăm khám: Khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhờ vào cảm quan, quan sát và nhận diện được khối u, mạch máu bất thường ở bìu.
  • Siêu âm: Siêu âm là kỹ thuật sẽ cho bác sĩ thấy được các tĩnh mạch bên trong bìu. Đây là một phương pháp  chẩn đoán hình ảnh khá phổ biến, không gây cảm giác đau đớn.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: Nếu nam giới gặp vấn đề về khả năng sinh sản, xét nghiệm tinh dịch sẽ giúp kiểm tra được số lượng và chất lượng tinh trùng.

Giãn mạch thừng tinh có nguy hiểm không?

Khi gặp phải hiện tượng này, nếu người bệnh không chữa trị tốt, bệnh có thể biến chứng và gây nhiều nguy hiểm:

Giảm kích thước túi bi đôi

Vì bị giãn bất thường nên kích thước của túi bi sẽ bị nhỏ dần lại, hai bên giãn nhỏ thường không đồng đều nhau. Đây là hậu quả thường thấy do bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra.

Teo tinh hoàn

Khi mắc bệnh này, các van không hoạt động tốt, tĩnh mạch bị xoắn bất thường nên máu bị dồn lại tại các tĩnh mạch. Kết quả là áp lực lớn được tạo ra tại các tĩnh mạch, máu ứ đọng dễ khiến người bệnh bị nhiễm độc tố. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn. Đồng thời người bệnh có cảm giác tinh hoàn nhỏ và mềm hơn.

Suy giảm khả năng tình dục

Bệnh làm giảm kích thước túi bi, có thể gây teo tinh hoàn thì đương nhiên sẽ làm suy giảm nghiêm trọng lượng hormone sinh dục testosterone ở nam giới. Đây là hormone quan trọng trong việc tạo ra ham muốn, độ cương cứng, tần suất quan hệ. Do đó mà bệnh cũng sẽ tất yếu ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

Giãn mạch thừng tinh có gây vô sinh không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới giãn tĩnh mạch thừng tinh à nguyên nhân hàng đầu khiến nam giới bị vô sinh, hiếm muộn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ khoảng 15- 20% trường hợp nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh và chiếm 40% – 70% nam giới bị hiếm muộn. Theo đó, cứ 10 đàn ông bị vô sinh, hiếm muộn thì phải có đến 4-7 là do nguyên nhân từ bệnh lý này.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn gây vô sinh cho nhiều nam giới
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn gây vô sinh cho nhiều nam giới

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây vô sinh vì:

Bệnh làm ảnh hưởng tới tinh trùng

Thông thường mỗi tinh hoàn có một hệ thống tĩnh mạch bao quanh. Nếu tĩnh mạch bị giãn, kích thước tinh hoàn thu nhỏ lại.

Khi tinh hoàn bị teo nhỏ, chất lượng tinh trùng giảm và khả năng di chuyển của nó bị hạn chế. Đây là lý do khiến tinh trùng khó gặp trứng thụ tinh.

Bệnh khiến tăng nhiệt độ tinh hoàn

Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, máu không thể lưu thông và trao đổi chất như bình thường. Điều này khiến nhiệt độ tinh hoàn tăng lên khoảng 2 – 3 độ C. Nhiệt độ tinh hoàn tăng sẽ gây rối loạn chuyển hóa và làm giảm chức năng sinh sản tinh trùng. Vì vậy việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên sớm đi khám và điều trị nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

Giãn mạch thừng tinh có chữa khỏi được không? Cách điều trị hiệu quả

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi được. Tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng. Để trả lời thắc mắc giãn mạch thừng tinh có chữa được không, theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh này vẫn có thể điều trị khỏi hoàn toàn và nam giới vẫn có con như bình thường với điều kiện là điều trị kịp thời và dứt điểm.

Thừng tinh bị giãn là nỗi đe dọa lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Do vậy, ngay khi phát hiện chứng bệnh các bạn nên sớm tới cơ sở y tế để được thăm khám, trị bệnh dứt điểm.

Hiện nay có hai phương pháp chữa phổ biến là: dùng thuốc và phẫu thuật.

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc

Đây là phương pháp nội khoa thường áp dụng với những người bệnh ở giai đoạn nhẹ. Lúc này các tĩnh mạch chưa giãn to và không gây đau.

Muốn biết giãn tĩnh mạc thừng tinh uống thuốc gì, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc Tây y hoặc Đông y:

Dùng thuốc Tây y

Những trường hợp mới mắc bệnh, bác sĩ thường được bác sĩ chỉ định một số thuốc làm thu nhỏ tĩnh mạch.Thông thường, thuốc điều trị bệnh này thường là  thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm như meloxicam 7.5 hoặc cefixim 200. Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài 2 – 3 đợt tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Điều trị bằng thuốc Tây y
Điều trị bằng thuốc Tây y

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ hoặc tương tác của thuốc. Tự ý ngừng thuốc hoặc sử dụng không đúng liều có thể khiến bệnh tái phát và trầm trọng hơn.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Đông y sử dụng được kết hợp từ những loại thảo dược khác nhau. Tùy từng giai đoạn bệnh, thầy thuốc sẽ kết hợp những loại thuốc khác nhau với mục tiêu cụ thể là:

  • Giai đoạn đầu: Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y có tác dụng hoạt huyết hành khí và lưu thông huyết mạch để điều trị bệnh.
  • Bệnh ở thể trung bình:Nếu trong bìu bị ứ huyết thì sẽ sử dụng các bài thuốc có tác dụng hóa ứ, hoạt huyết, thông lạc. Còn nếu thấy có thêm hiện tượng tinh hoàn sưng phù to thì sẽ sử dụng liệu pháp hóa ứ, chỉ huyết, chỉ thống, tiêu thủng.
  • Khi ở thể nặng: Trường hợp này khuyến khích phẫu thuật và có thể sử dụng các bài thuốc Đông y trục huyết ứ, phá huyết, tán kết, nhuyễn kiên, ôn kinh, ích khí.
  • Khi bệnh bị biến chứng và có hiện tượng nhiễm trùng: Cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc này, tuỳ tình hình mà có thể áp dụng bài thuốc đông y. Nếu được sử dụng thuốc đông y, sẽ phải sử dụng bài thuốc thanh nhiệt, đồng thời hoạt huyết khứ ứ, hóa độc.
  • Khi bệnh chuyển đến thể biến chứng dẫn đến teo tinh hoàn: Bệnh nhân vẫn phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể sử dụng thuốc đông y nhằm dưỡng huyết, hoạt huyết, sinh tinh, nhuận táo, khu trừ bại huyết.

Phương pháp phẫu thuật

Theo các chuyên gia, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể chữa khỏi khi có can thiệp bằng phẫu thuật. Phương pháp này được áp dụng trong những trường hợp tĩnh mạch thừng tinh bị giãn ở mức độ nặng.

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng cần điều trị phẫu thuật
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng cần điều trị phẫu thuật

Phương pháp này nhằm mục đích cắt và thắt những tĩnh mạch bị giãn nở. Từ đó phần máu đọng ở tĩnh mạch ngoại vi sẽ được làm tan. Tuy nhiên cần đảm bảo không gây tổn thương tinh và bạch mạch.

Phương pháp này được tiến hành với những thiết bị chuyên khoa giúp nhận biết rõ động mạch và các tĩnh mạch bị giãn để hỗ trợ quá trình thực hiện không bị sai sót. Thông thường, sau phẫu thuật khoảng 3 tuần, người bệnh có thể sinh hoạt trở lại bình thường.

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Để ngăn ngừa bệnh mạch thừng tinh bị giãn ở nam giới, các bạn nên chủ động phòng tránh bệnh bằng biện pháp như:

  • Không nên mặc quần lót quá chật. Nên chọn quần có chất liệu cotton thấm hút tốt, vừa size.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín để phòng ngừa tĩnh mạch thừng tinh giãn.
  • Hạn chế tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong nước nóng. Vì nhiệt độ nóng sẽ khiến các tĩnh mạch giãn ở tinh hoàn bị kích thích gây giãn nở
  • Khám sức khỏe một cách định kỳ để có biện pháp trị bệnh kịp thời khi mắc bệnh
  • Tránh hoạt động quá sức làm tăng áp lực ở tinh hoàn

Trên đây là thông tin về chứng giãn mạch thừng tinh và các biện pháp điều trị. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về chứng bệnh để có các phòng ngừa hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe!

Đọc thêm: Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc hay phẫu thuật hiệu quả hơn?

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi