Gai xương gót chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hồ Chí Minh

Áp dụng những cách chữa gai xương gót chân luôn là việc làm cần thiết và quan trọng vì nó sẽ giảm tình trạng đau nhức và giúp người bệnh có thể di chuyển, cử động trở lại bình thường. Đông y, Tây y hay thuốc dân gian luôn là cách chữa bệnh hiệu quả.

Gai xương gót chân là như thế nào? Đối tượng thường gặp?

Gai xương gót chân hay còn gọi là viêm cân gan bàn chân là trình trạng xảy ra do hiện tượng lắng đọng canxi ở vùng xương gót chân để bù đắp những tổn thương của vùng xương này.

Gai xương gót chân còn được gọi là viêm cân gan bàn chân
Gai xương gót chân còn được gọi là viêm cân gan bàn chân

Khi xương gót chân phải chịu quá nhiều áp lực hay chấn động do việc di chuyển, mang vác trọng lượng nặng,… những tác động này gây ra tình trạng các gân gót chân, gân cân gan bàn chân bám vào xương gót tạo ra áp lực lớn lên cân gan bàn chân gây ra tình trạng viêm vùng xương quanh gân, lâu ngày tạo thành các gai xương gây đau đớn.

Bệnh thường xảy ra với những người trung niên, vận động viên, những người lao động nặng và những người có thân hình và cân nặng quá khổ.

Nguyên nhân và triệu chứng của gai xương gót chân

Nguyên nhân gây ra gai xương gót chân chủ yếu do các tổn thương của phần xương gót chân và xương cân gan bàn chân. Khi xương gót chân phải làm việc, vận động và chịu áp lực quá nhiều sẽ gây ra tổn thương ở vùng xương này. Các vùng cơ gân ở gót và xương cân gan bàn chân sẽ bám vào xương khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn, gây áp lực lớn lên cân gan chân làm vùng xương gân tại đây bị viêm.

Tình trạng viêm gân gan chân nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách lắng đọng canxi để bù đắp cho những phần xương bị tổn thương, tạo thành các gai xương gây đau đớn ở phần gót chân.

Hoạt động quá nhiều gây chấn thương ở bàn chân
Hoạt động quá nhiều gây chấn thương ở bàn chân

Khi bị xương gai gót chân, người bệnh sẽ thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Buổi sáng khi ngủ dậy, cơn đau ở gót chân sẽ xuất hiện. Tình trạng này cũng sẽ xuất hiện khi bạn để chân nghỉ ngơi quá lâu.
  • Khi đặt chân xuống đất hoặc đi lại, chân bạn sẽ có cảm giác thốn như đạp phải gai.
  • Dùng tay tác động lực quanh khu vực gót chân cũng gây nên tình trạng đau nhức.

Chữa gai xương gót chân bằng biện pháp dân gian

Từ lâu những bài thuốc từ kinh nghiệm dân gian của cha ông ta luôn được chúng ta áp dụng triệt để. Với bệnh gai xương gót chân, có nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau như gừng, nghệ, giấm tao,.. Mỗi bài thuốc có cách thực hiện và đem lại hiệu quả khác nhau.

Một số bài thuốc từ dân gian công dụng trong việc điều trị gai xương gót chân có thể kể đến là:

Cách chữa bệnh gai xương gót chân bằng bột nghệ

Y học cổ truyền cho rằng, nghệ có vị đắng, tính ôn đi vào kinh can tác dụng tiêu ích, phá huyết, thông kinh, chỉ thông, tác dụng giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Chữa gai xương gót chân bằng nghệ từ lâu đã được nhiều người áp dụng.

Hơn nữa, y học hiện đại cũng chứng minh, trong nghệ có nhiều chất chống viêm mạnh. Vì thế, việc dùng nghệ chữa gai xương gót là hoàn toàn có cơ sở. Để chữa bệnh, bạn chỉ cần dùng nghệ nấu ăn hoặc ăn bột nghệ với mật ong mỗi sáng, thậm chí bạn có thể làm sinh tố nghệ hay nấu chè nghệ.

Nghệ và mật ong chữa giúp hạn chế tình trạng gai xương
Nghệ và mật ong chữa giúp hạn chế tình trạng gai xương

Chữa bệnh gai xương gót chân bằng gừng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm đi vào các kinh phế, tỳ, vị tác dụng long đờm, trị tàn nhang, phong hàn, kích thích tiêu hóa, giảm đau, giảm sưng viêm. Từ lâu gừng đã được dùng trị nhiều bệnh trong đó có bệnh xương khớp.

Chữa gai xương gót chân bằng gừng từ lâu đã được nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả cao. Biện pháp chữa bệnh rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng gừng nấu ăn hàng ngày hoặc nấu trà gừng thuốc thay nước hàng ngày sẽ giảm đau rất hiệu quả.

Chữa gai xương gót chân bằng giấm táo

Trong giấm táo có chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, giảm sưng rất hiệu quả. Đây là biện pháp được nhiều người dùng để chữa bệnh gai xương gót chân.

Với bài thuốc này bạn nên thực hiện bằng cách xoa bóp. Hãy lấy một chiếc khăn vào trong giấm táo, trộn với nước ấm rồi đắp, chườm lên chỗ đau. Mỗi ngày thực hiện 20 phút và áp dụng trong vòng 2 tuần bệnh sẽ được cải thiện.

Các biện pháp y tế điều trị gai xương gót chân

Y học hiện đại luôn là biện pháp được người bệnh tin tưởng vì cho hiệu quả nhanh. Điều quan trọng nhất đó là biện pháp được tiến hành theo khoa học với những nghiên cứu của các giáo sư, tiến sỹ.

Điều trị nội khoa bằng thuốc uống

Chữa gai xương gót chân bằng thuốc Tây y có thể áp dụng thuốc uống hay thuốc tiêm tùy theo mức độ của bệnh. Thông thường sẽ sử dụng những nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Tùy vào mức độ cơn đau mà bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau như paracetamol, tramadol, morphin…
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm là loại thuốc phổ biến được sử dụng trong việc điều trị các chứng bệnh về viêm khớp, gai xương. Đối với những cơn đau do gai xương chân ở mức độ vừa phải, bệnh nhân có thể được kê các loại thuốc kháng viêm NSAIDS như: Meloxicam, Diclofenac, Celecoxib… Một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Corticoid  vào vùng gót đang bị đau để giảm đau tại chỗ.
  • Thuốc giãn cơ: Một loại thuốc thường được sử dụng khác là thuốc giãn cơ. Thuốc này được sử dụng nhiều đối với những cơn đau nghiêm trọng hoặc trong phẫu thuật gai xương gót chân.
Dùng thuốc điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn
Dùng thuốc điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn

Mỗi bệnh nhân sau khi thăm khám sẽ được dùng theo đơn thuốc riêng phù hợp với từng người. Những loại thuốc này dễ dùng, cho hiệu quả nhanh nhưng cũng gây không ít tác dụng phụ vì thế cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, dùng thuốc Đông y để chữa trị gai xương cũng là biện pháp được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Thuốc sẽ dùng những thảo dược có tác dụng nuôi dưỡng gân mạch, lưu thông khí huyết, giải phóng điểm chèn ép. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được điều trị toàn diện, giúp đẩy lùi tình trạng gai xương từ tận gốc. Ưu điểm của loại thuốc này là an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng.

Áp dụng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là biện pháp mang đến hiệu quả cao, mỗi người bệnh bác sĩ sẽ đưa ra kỹ thuật khác nhau nhằm trị bệnh hiệu quả nhất. Theo đó, vật lý trị liệu có thể áp dụng những kỹ thuật sau:

  • Điện trị liệu: Với những kỹ thuật như sử dụng sóng ngắn, sóng cao tần, chiếu tia hồng ngoại, chiếu tia laser sẽ kích thích các cơ từ đó giảm hiện tượng đau nhức và giảm gai xương một cách hiệu quả.
  • Nhiệt trị liệu: Biện pháp này nhằm tác động vào phần mềm giúp lưu thông tuần hoàn từ đó giảm đau hiệu quả. Biện pháp này gồm một số kỹ thuật như chườm nóng, chườm lạnh.
  • Vận động trị liệu: Một số bài tập vận động trị liệu với máy móc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ cũng sẽ mang đến hiệu quả cao. Những bài tập này giúp cho xương khớp linh hoạt hơn, giảm tình trạng cứng cơ, cứng khớp từ đó giảm đau hiệu quả.
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu là một biện pháp hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu là một biện pháp hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng bệnh
  • Châm cứu: Ngày nay, châm cứu được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi hiệu quả mà nó mang lại. Biện pháp châm cứu có công dụng tác động vào huyệt liên quan làm giảm đau., giúp lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, khiến bệnh nhân thư giãn hơn, thoải mái hơn.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Bấm huyệt là phương pháp làm khí huyết lưu thông bằng việc dùng tay tác động lực vào các huyệt huyệt. Bấm huyệt và xoa bóp được thực hiện đúng phương pháp và khéo léo sẽ giúp cải thiện các cơn đau ở gót chân và hỗ trợ điều trị tình trạng gai xương gót chân rất hiệu quả.

Phẫu thuật cho hiệu quả chữa bệnh cao

Một trong những biện pháp chữa gai xương gót chân bằng tây y thì phẫu thuật là biện pháp mang đến hiệu quả cao nhất và lâu dài nhất. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phẫu thuật.

Các bác sĩ chỉ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân khi mức độ bệnh quá nặng, áp dụng những biện pháp trên không mang lại hiệu quả. Một số phương pháp mổ phổ biến hiện nay là mổ hở và mổ nội soi để cắt bỏ gai xương.

Các ca mổ này có khả năng phục hồi cao, lâu dài (thường kéo dài được 8 – 10 năm). Tuy nhiên, chi phí cho mỗi cuộc phẫu thuật không hề nhỏ, với mổ hở truyền thống chi phí khoảng từ 15 – 20 triệu và mổ nội soi khoảng 30 – 40 triệu, đó còn chưa kể những phụ phí phát sinh thêm.

Phẫu thuật thường là phương án điều trị sau cùng khi các biện pháp không có kết quả
Phẫu thuật thường là phương án điều trị sau cùng khi các biện pháp không có kết quả

Lời khuyên hữu ích cho người bị gai xương gót chân

Bệnh gai xương gót chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, để phòng tránh hoặc đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh gai xương gót chân, bạn cần lưu ý đến những điều dưới đây:

  • Cần có chế độ nghỉ ngơi thư giãn hợp lý đối cho cơ thể nói chung và gót chân nói riêng.
  • Tránh các áp lực đè nặng lên gót chân như mang vác quá nặng hoặc đứng quá lâu.
  • Đối với vận động viên hoặc người luyện tập thể thao, cần thực hiện kỹ lưỡng các bài khởi động để tránh gây ra những chấn thương khi luyện tập. Hạn chế việc chơi thể thao trên sân nền cứng.
  • Đi giày dép đúng kích cỡ, có tấm đệm lót êm để thư giãn gót chân.
  • Kiểm soát cân nặng để gót chân không phải chịu trọng lượng quá nặng từ cơ thể.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin E, vitamin C và các dưỡng chất cần thiết để sụn phục hồi tốt.
  • Nói không với các chất kích thích, thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn uống quá ngọt và các loại thức ăn đóng hộp.

Trên đây là các cách chữa gai xương gót chân mang đến hiệu quả cao nhất và được nhiều người áp dụng nhất. Mỗi biện pháp đều có những tác động khác nhau và cho hiệu quả khác nhau. Điều quan trọng nhất là muốn việc chữa bệnh đạt hiệu quả như ý, người bệnh cần kiên trì và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo