Gai xương cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hồ Chí Minh

Gai xương cổ tay là hiện tượng gai xương mọc ở khớp cổ tay ảnh hưởng tới vận động và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm nó sẽ gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tình trạng tay bị tê liệt hoàn toàn làm hạn chế vận động. Vậy bệnh lý này có nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào? Đọc bài viết sau để tìm đáp án.

Gai xương cổ tay là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Gai xương cổ tay là tình trạng những mỏm xương thừa hình thành ở khu vực xương khớp cổ tay khi bộ phận này bị viêm hoặc thoái hóa. Khi sụn khớp cổ tay bị tổn thương và hư hại, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách làm lắng đọng và tích tụ canxi. Lâu ngày, phần canxi tích tụ lại trở thành những gai xương gây đau đớn hoặc thậm chí dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Gai xương cổ tay là tình trạng những mỏm xương thừa hình thành ở khu vực xương khớp cổ tay
Gai xương cổ tay là tình trạng những mỏm xương thừa hình thành ở khu vực xương khớp cổ tay

Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác là nguyên nhân đầu tiên gây ra căn bệnh này do đặc điểm sinh học, quá trình lão hóa khiến xương khớp bị tổn thương.
  • Chấn thương từ tai nạn, chơi thể thao, lao động,… cũng khiến chúng ta mắc phải căn bệnh này.
  • Tình trạng thoái hóa khớp nặng khiến các rễ thần kinh bị chèn ép, kích thích gây đau nhức, khi đó cơ thể sẽ tự sản sinh để bổ sung phần xương bị thiếu nên dẫn đến gai xương.
  • Do tính chất nghề nghiệp, những người thường xuyên phải làm công việc liên quan đến vận động khớp cổ tay như bác sĩ phẫu thuật, thợ cắt tóc, thợ làm móng,….
  • Dân văn phòng thường xuyên phải ngồi máy tính cũng dễ mắc phải căn bệnh này do hoạt động cánh tay nhiều.
  • Một số dị tật bẩm sinh ở khớp cổ tay cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Triệu chứng thường gặp của bệnh gai xương cổ tay

Theo các chuyên gia, tùy theo nguyên nhân và mức độ thoái hóa khớp và các rễ thần kinh bị kích thích bởi chồi xương, gai xương mà biểu hiện bệnh ở mỗi người là khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết gai xương cổ tay:

  • Hiện tượng cổ tay bị đau nhức khó chịu khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động, cầm nắm.
  • Các cơn đau nhức này sẽ càng dữ dội hơn khi người bệnh hoạt động, lao động mà không có ý định nghỉ ngơi.
  • Các cơn đau này sẽ lây lan sang những bộ phận khác như bàn tay, ngón tay, cánh tay.
  • Hiện tượng cứng khớp cổ tay khiến vận động khó khăn cũng bắt đầu hình thành.
  • Nếu bệnh để lâu còn có triệu chứng tê bì, khó kiểm soát.
  • Người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng hoạt động, cầm nắm nếu không chữa trị.

Chẩn đoán gai xương cổ tay

Việc chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời các triệu chứng của bệnh gai xương cổ tay sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa những hệ lụy xấu xảy ra. Tuy vậy, triệu chứng của bệnh lý này thường giống với các bệnh lý xương khớp khác nên thường bị nhầm lẫn. Để chẩn đoán một cách chính xác cổ tay của bạn có đang bị gai xương hay không, bác sĩ thường thực hiện một số bước kiểm tra cho bệnh nhân như sau:

  • Kiểm tra hoạt động vật lý của cổ tay: Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài hoạt động nhỏ ở tay và các cơ tay để kiểm tra. Nếu bệnh nhân có phản ứng khác khi bị tác động vào nhẹ vào khu vực dây thần kinh bị chèn ép hoặc khi uốn cổ tay. Điều này có thể xác định bước đầu bệnh nhân có khả năng mắc chứng gai xương ở cổ tay.
  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp phổ biến nhất để xác định rõ tình trạng gai xương hoặc những vấn đề khác liên quan đến cổ tay. Hình ảnh X-quang sẽ phản chiếu chi tiết hình ảnh của xương khớp cổ tay, giúp bác sĩ nhìn ra các vấn đề bất thường bên trong.
  • Điện cơ đồ: Là phương pháp truyền các tín hiệu điện vào các cơ để ghi lại sơ đồ hoạt động của cơ và mức độ phản xạ của các dây thần kinh. Điện cơ đồ được thực hiện khi bác sĩ quan sát thấy các triệu chứng điển hình như: cổ tay yếu, tê liệt, có giật không chủ động,… Bằng phương pháp đọc sơ đồ điện cơ, các bác sĩ có thể xác định cổ tay bệnh nhân có bị gai xương hay không.
Kiểm tra tình trạng gai xương cổ tay bằng chẩn đoán hình ảnh
Kiểm tra tình trạng gai xương cổ tay bằng chẩn đoán hình ảnh

Phương pháp điều trị gai xương cổ tay

Bệnh gai xương cổ tay ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt hằng ngày của con người, gây ra các cơn đau nhức khó chịu và thậm chí có thể dẫn đến bại liệt. Khi được chẩn đoán bị gai xương, bạn cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để tránh bệnh tiến triển trầm trọng hơn, gây ra những biến chứng nặng nề cho sức khỏe. Dưới đây là những phương pháp điều trị chủ yếu:

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Tây Y là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc có thành phần hóa học hoặc can thiệp bằng máy móc để làm giảm đau, giảm viêm, phục hồi các tổn thương xương khớp. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng chấm dứt cơn đau, tình trạng viêm và phục hồi xương khớp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó lại gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hai phương pháp Tây Y phổ biến là sử dụng thuốc và phẫu thuật:

Sử dụng thuốc: Có rất nhiều loại được sử dụng vào mục đích điều trị gai xương cổ tay, bao gồm các nhóm thuốc phổ biến sau:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường sẽ có tác dụng đối với những cơn đau ở khớp cổ tay ở mức độ thấp và vừa. Với những cơn đau vừa mới hình thành, bệnh nhân có thể tìm mua Paracetamol để điều trị làm giảm đau nhanh chóng. Nặng hơn thì dùng Tramadol, Moocphin,…
  • Thuốc chống viêm NSAID: Đối với tình trạng viêm đau nặng, thuốc kháng viêm NSAID được các bác sĩ kê nhằm giải quyết nhanh các ô viêm hình thành trong ổ khớp, giúp giảm tình trạng sưng đỏ, đau nhức cho bệnh nhân.
  • Thuốc hỗ trợ điều trị: Bệnh cạnh những loại thuốc giảm đau, kháng viêm, bệnh nhân cần bổ sung các loại thuốc có khả năng làm chắc khỏe xương, tái tạo và phục hồi phần sụn ở cổ tay, tăng tiết dịch nhầy để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn. Một số loại thuốc được dùng nhiều là: Vietlife Inflapain, Glucosamine Orihiro, Habelric,…

Lưu ý: Đây chỉ là thông tin tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc dùng mà chưa qua thăm khám và nhận được chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh sau khi thăm khám sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống viêm phù hợp
Người bệnh sau khi thăm khám sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống viêm phù hợp

Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật được chỉ định đối với bệnh nhân có các triệu chứng nặng và được chẩn đoán bệnh đã nghiêm trọng. Có 2 phương pháp phẫu thuật điều trị gai xương là nội soi và phẫu thuật truyền thống. Ngày nay, hầu hết mọi người đều lựa chọn phương pháp nội soi bởi thời gian hồi phục nhanh, an toàn, công nghệ kỹ thuật cao,…

Điều trị bằng Đông y

Đông Y chữa bệnh bằng những bài thuốc cổ truyền, sử dụng các loại dược liệu trong thiên nhiên lành tính, an toàn. Không chỉ có ưu điểm giúp điều trị đến tận gốc rễ tình trạng gai xương, thuốc còn giúp phòng ngừa bệnh không tái phát trở lại.

Mặc dù vậy, bệnh nhân lựa chọn phương pháp Đông Y cần kiên nhẫn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng thuốc đúng liều để có kết quả tốt nhất. Có 2 loại bài thuốc Đông Y điều trị gai xương cổ tay đó là thuốc uống và thuốc bôi ngoài. Mỗi bài thuốc đều là sự kết hợp của nhiều dược liệu quý khác nhau:

Bài thuốc uống: Sắc chung một trong những bài thuốc dưới đây với nước, mỗi ngày uống 1 thang:

  • Bài thuốc 1: Chế phụ tử, đương quy, kỳ xà , quế chi,uy linh tiên, tấn giao, quế chi, xích thược, tàm sa, sinh địa.
  • Bài thuốc 2: Cỏ xước, mắc cỡ, thổ phục linh, thiên niên kiện, hà thủ ô, sinh địa, lá lốt, quế chi.
Xoa bóp cổ tay bằng thuốc Đông Y làm giảm nhanh các cơn đau do gai xương
Xoa bóp cổ tay bằng thuốc Đông Y làm giảm nhanh các cơn đau do gai xương

Bài thuốc bôi ngoài: Những bài thuốc bôi ngoài thường được ngâm chung với rượu trong một thời gian rồi dùng xoa bóp để giảm đau:

  • Bài thuốc 1: Độc hoạt, mộc hương, khương hoạt, quế chi, dây đau xương, một dược, tần giao, nhũ hương, đương quy, tang chi ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày.
  • Bài thuốc 2: mộc qua, độc hoạt, ngải cứu, khương hoạt, nhục quế, hồng hoa, tô mộc, tần giao, huyết giác, đương quy, thiên niên kiện . Ngâm với 1,5 lít rượu trong 7 ngày

Chữa trị bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng những tác nhân vật lý tác động lên vùng xương khớp đang bị tổn thương hoặc luyện tập các bài tập hoạt động cổ tay khiến cho các cơ linh hoạt hơn. Một số phương pháp vật lý trị liệu dùng để chữa gai xương cổ tay là:

  • Chườm nhiệt: Chườm nóng có công dụng trị đau hiệu quả bằng việc làm tê liệt dây thần kinh cảm giác khiến bệnh nhân không còn thấy đau.
  • Tập các bài tập: Thực hiện các bài tập cổ tay thường xuyên, nhẹ nhàng và đều đặn như cử động gập duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay khớp cổ tay, gập duỗi các ngón tay, kéo căng cổ tay, xoay cổ tay, xoay vai,… sẽ giúp các khớp tay được rèn luyện, dần dần sẽ trở nên dẻo dai hơn.
  • Massage: Massage vùng cổ tay cũng là một phương pháp hữu hiệu tăng lượng máu lưu thông, làm các cơ được thư giãn, nghỉ ngơi, giúp giảm các cơn đau và khớp cổ tay dần hồi phục.
  • Sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị hiện đại: Hiện nay, các cơ sở vật lý trị liệu đã được trang bị nhiều thiết bị tân tiến để có thể đẩy nhanh quá trình điều trị gai xương.

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cổ tay

Biện pháp phòng tránh gai xương khớp cổ tay

Để không bị các cơn đau do gai xương khớp làm khổ, bạn cần biết cách để phòng tránh bệnh trước. Hơn nữa, việc phòng tránh lúc nào cũng dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn khi chữa bệnh. Vì phòng bệnh lúc nào cũng đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm hơn chữa bệnh. Để không bị gai xương khớp, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý hằng ngày.
  • Không vác hay xách các vật nặng, tránh làm khớp bị tổn thương nặng hơn trong quá trình hồi phục.
  • Hạn chế các môn thể thao chịu lực cánh tay nhiều như: bóng chuyền, bóng rổ,…
  • Không nằm đè lên hoặc gối tay lên đầu lúc ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất cần thiết tốt cho xương khớp.
  • Tránh xa các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường, bia rượu, thức uống có cafein,…

Tóm lại, gai xương cổ tay là hiện tượng thường xảy ra nhưng gây ra không ít phiền toái cho người bệnh nên cần có những biện pháp ngăn cản kịp thời. Ngay sau khi có những triệu chứng của bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi