Bệnh gai khớp gối là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Gai khớp gối là bệnh lý nguy hiểm, có diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đang tăng dần theo thời gian và tuổi tác. Cụ thể, ở độ tuổi từ 27 đến 45 tuổi, khoảng 19,3% nữ mắc bệnh còn nam chiếm 18,6%. Đối với độ tuổi từ 46 đến 60, ở cả 2 giới, con số này chiếm hơn 50%. Hãy tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh lý này thông qua bài viết sau. 

Thế nào là gai khớp gối?

PGS.TS.BS Lê Anh Thư, Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, khớp gối là xương đóng vai trò quan trọng nhằm nâng đỡ cơ thể, có vị trí tiếp giáp 3 xương là đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi và xương bánh chè. Khớp gối được bao quanh bởi các túi hoạt dịch và dây chằng, giữa 2 đầu xương khớp gối là lớp sụn giúp giảm bớt sang chấn, tạo sự linh hoạt cho khớp gối.

Gai khớp gối là tình trạng lớp sụn khớp gối xuất hiện các gai xương xâm lấn và chèn ép hệ thống rễ dây thần kinh xung quanh. Sở dĩ, khớp gối hình thành gai xương là do quá trình lão hóa, xương khớp gối bị tổn thương tạo nên một vùng xương rỗng và dày.

Bệnh gai khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày
Bệnh gai khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày

Để bù lấp khoảng trống đó, cơ thể lấy canxi từ những nơi khác về, dẫn đến thừa canxi. Lượng canxi này tràn ra ngoài vùng sụn khớp gối tạo thành các gai xương. Theo thời gian, các gai xương này lớn dần khiến khớp gối bị tổn thương, mất dần khả năng vận động, thậm chí nguy cơ tàn phế lớn.

Người bị gai đầu gối chủ yếu là người già (từ 40 tuổi trở đi), người đã từng bị chấn thương do chơi thể thao, lao động nặng hoặc do tai nạn giao thông, người lười vận động hoặc vận động không đúng cách.

Đối tượng dễ bị mắc bệnh?

Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh gai khớp gối thường gặp ở các đối tượng như:

  • Nam, nữ trên 40 tuổi.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Đối tượng bị chấn thương nhưng không được xử lý kịp thời.
  • Những người mắc bệnh xương khớp như viêm, thoái hóa, đau khớp nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
Bệnh gai khớp gối gây ra nhiều cơn đau nhức khó chịu
Bệnh gai khớp gối gây ra nhiều cơn đau nhức khó chịu

Biểu hiện nhận biết gai khớp đầu gối

Các chuyên gia xương khớp cho biết, triệu chứng gai khớp gối diễn biến âm thầm, phát triển nhanh, phức tạp để lại nhiều di chứng cho người bệnh. Thông thường, người bệnh bị gai ở đầu gối được nhận diện bệnh lý qua 5 triệu chứng như:

  • Đau nhức đầu gối: Cơn đau khớp gối mỗi lần đứng lên, ngồi xuống hoặc lên xuống cầu thang hoặc uốn cong chân do gai xương mới mọc.
  • Mức độ đau tăng dần: Cơn đau trở nên dai dẳng, dữ dội hơn khi gai xương phát triển hoặc khi người bệnh đột nhiên cử động nhanh, mạnh.
  • Phát ra tiếng kêu: Mỗi lần di chuyển phát ra những biến kêu răng rắc do dịch tiết ra ít, khớp gối bị khô.
  • Cứng khớp: Người bệnh sẽ thấy hiện tượng tê cứng, đau nhói khớp gối mỗi sáng thức dậy hay khi ngồi lâu không vận động.
  • Khớp yếu: Cơ, khớp xung quanh yếu dần, chân không đứng vững do lệch trục khớp gối.

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Gai khớp gối là bệnh lý gây tỷ lệ tàn tật cao, lên đến 25%. Tức là, cứ 4 người bị gai xương khớp gối thì 1 người vĩnh viễn mất đi khả năng vận động. Việc biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp:

  • Do quá trình lão hóa: Về già hệ xương của cơ thể bắt đầu yếu đi dẫn đến tình trạng khô, cứng và thoái hóa sụn khớp.
  • Phụ nữ mang thai hoặc ở giai đoạn mãn kinh: Ở giai đoạn này, cơ thể nữ giới bị suy giảm hormone nghiêm trọng làm quá trình hình thành gai xương diễn ra nhanh hơn.
  • Do bẩm sinh: Người ngay khi sinh ra đã bị dị tật ở khớp có nguy cơ mắc gai xương khớp gối cao hơn người bình thường.
  • Do di truyền: Nghiên cứu cho thấy, gia đình có bố mẹ hoặc ông bà mắc gai khớp gối thì con cái cũng có thể bị bệnh nếu không biết cách tầm soát đúng.
  • Do chấn thương: Người từng bị chấn thương do lao động, sinh hoạt hàng ngày hoặc do tai nạn không chữa dứt điểm bệnh lý khiến sụn khớp bị tổn thương. Theo thời gian, các gai xương sẽ phát triển từ những tổn thương đó.
Chấn thương là nguyên nhân dẫn tới gai khớp gối
Chấn thương là nguyên nhân dẫn tới gai khớp gối

Ngoài ra, những người lười vận động, cân bằng dưỡng chất không khoa học cũng có thể mắc gai khớp gối. Đối với từng nguyên nhân gây bệnh, cách chữa trị là khác nhau. Do đó, việc đầu tiên để chữa bệnh thành công là người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân bệnh thông qua chẩn đoán hoặc các xét nghiệm chuyên khoa.

Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không, gây biến chứng gì?

Gai khớp gối là một trong những bệnh xương khớp nguy hiểm vì nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nếu không phát hiện và chạy chữa kịp thời nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:

  • Cơn đau dai dẳng, nhức nhối hơn theo thời gian khiến người bệnh bị mất tập trung trong công việc và cuộc sống.
  • Đầu gối biến dạng do sụn khớp bị xơ vữa, sưng tấy.
  • Di chuyển mất cân đối, lệch về một bên, thậm chí là tập tễnh.
  • Nguy cơ teo cơ, bại liệt tăng cao.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị gai khớp gối

Để chẩn đoán và xác định mức độ gai khớp gối, ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu. Trong đó, phương pháp chụp chiếu là có giá trị quan trọng nhất đối với các kết luận về bệnh. Có thể là chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI.

Hình ảnh thu được sẽ cho thấy rõ tình trạng của khớp gối, các gai xương. Phần lớn, gai xương sẽ hình thành giữa xương, sụn và màng hoạt dịch. Ngoài ra, đặc điểm của gai xương, thô hay đặc, nằm trong ổ khớp hay phần mềm quanh khớp cũng đều dễ dàng quan sát được thông qua các hình ảnh chụp. 

Hiện nay, người bệnh bị gai khớp gối có thể chữa bằng nhiều cách như dùng thuốc (hay còn gọi là điều trị nội khoa), phẫu thuật và tập vật lý trị liệu. Mỗi cách có ưu, nhược điểm khác nhau, đồng thời hiệu quả sử dụng cũng có sự khác biệt trên từng đối tượng người bệnh.

Dùng thuốc chữa gai khớp gối

Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y. Thuốc Tây y có tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ và chỉ điều trị triệu chứng, không chữa khỏi bệnh triệt để. Còn thuốc Đông y thời gian phát huy tác dụng thường lâu hơn nhưng hiệu quả mang đến cho người bệnh thường bền vững và lâu dài. Đặc biệt thuốc Đông y với đặc điểm tự nhiên nên không gây tác dụng phụ cho người dùng. 

  • Thuốc tây y

Chủ yếu là các loại thuốc giảm đau, chống viêm, tiêu sưng thông thường. Trong trường hợp bệnh nhân bị cấp tính có thể dùng thuốc Colchicin trong vài ngày uống từ 2 – 3 mg/ngày. Với trường hợp nặng mãn tính có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau, chống chiêm không steroid, kháng sinh. Một số thuốc có thể kể đến như: Paracetamol, Diclofenac, Melocicam, Efferangan codein…

Lưu ý, các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có sự kê đơn của bác sĩ, dùng với liều lượng vừa đủ và không tự ý bỏ, ngắt liều.

Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh cho hiệu quả nhanh nhưng người bệnh cần cẩn trọng với các tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh cho hiệu quả nhanh nhưng người bệnh cần cẩn trọng với các tác dụng phụ của thuốc
  • Thuốc đông y

Là các loại thuốc được chiết xuất từ thiên nhiên kết hợp với nhau nhằm giúp người bệnh mạnh xương khớp, gân cốt cứng cáp hơn. Ưu điểm của loại thuốc này là an toàn, lành tính, giúp bồi bổ cơ thể từ sâu bên trong nhưng lại phát huy tác dụng sau từ 3 – 6 tháng.

Ngoài ra, bệnh nhân nên kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu vào những huyệt đạo ở vùng gối nhằm đả thông kinh mạch, giúp lưu thông máu, gai xương mềm và tự tiêu biến.

Vật lý trị liệu

Là cách người bệnh áp dụng những phương pháp sau theo hướng dẫn của kỹ thuật viên và bác sĩ điều trị để nhằn phục hồi khả năng vận động của khớp gối: Nhiệt trị liệu, chiều đèn hồng ngoại, đắp bùn, tắm khoảng…

Ngoài ra, các bạn có thể áo dụng vật lý trị liệu theo Đông y kết hợp xoa bóp, bấp huyệt, châm cứu giúp đả thông khí huyết, tăng cường máu nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp.

Chi tiết xem tại đây:

Phẫu thuật

Đây là cách cắt các gai xương ở vùng xương khớp gối bằng cách can thiệp ngoại khoa. Các làm này giúp người bệnh dứt hẳn cơn đau, bệnh chóng lành. Một số phương pháp thường dùng như:

  • Mổ nội soi cắt gai cột sống
  • Cắt bỏ lá đốt sống
  • Phẫu thuật cấy miếng đệm gan mỏm gai

Bệnh gai xương khớp khám chữa ở đâu?

Các bạn nên chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng có đội ngũ y bác sĩ giỏi để giúp điều trị hiệu quả dứt điểm như:

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Ở TP. Hồ Chí Minh: 

  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Đại học Y dược
  • Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Lưu ý quan trọng cho người bị gai xương khớp

Từ xa xưa, ông cha ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thay vì tốn kém thời gian, tiền bạc để chữa bệnh, ngay từ bây giờ, người bệnh cần trang bị cho bản thân cách phòng ngừa gai khớp gối như thay đổi chế độ dinh dưỡng, thường xuyên tập luyện thể thao, hạn chế hoặc trị dứt điểm chấn thương và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng để hỗ trợ trị bệnh
Người bệnh gai khớp gối cần xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng để hỗ trợ trị bệnh

Người bệnh cần lưu ý:

  • Gai khớp gối nên ăn gì? Người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, C như ngũ cốc, hải sản, nấm, trái cây tươi,… để giúp củng cố xương khớp, giảm viêm, đau, tăng cường sự dẻo dai chắc khỏe cho đôi chân.
  • Người bệnh kiêng ăn gì? Những loại đồ uống chứa cồn, gas, thuốc lá, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,,.. đều là những tác nhân khiến bệnh gai khớp nặng hơn do vậy các bạn cần tránh sử dụng.
  • Luyện tập: Người bệnh nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, thời gian vừa đủ tránh tập quá sức khiến bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Gai khớp gối khiến người bệnh mất dần khả năng vận động nếu không chữa trị kịp thời. Vì thế, ngay khi nhận thấy những thay đổi bất thường của cơ thể, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành chụp x-quang, thăm khám vùng khớp gối để nhận diện mức độ phát triển của bệnh lý. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn liệu trình chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo