10 cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian tại nhà an toàn, hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp dân gian điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, để phát huy công dụng tốt nhất, chúng ta phải biết sử dụng đúng cách. Do đó, nếu đang loay hoay tìm cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian, các bạn hãy tham khảo ngay những giải pháp được đánh giá cao và tin dùng dưới đây.
Top 10 cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Bài thuốc dân gian trị viêm mũi dị ứng có rất nhiều. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến, hiệu quả và đơn giản nhất.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tỏi vốn được coi là kháng sinh tự nhiên hiệu quả, có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt, với các chất như allicin, glycogen, fitonxit giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh cũng như chống viêm hiệu quả. Do đó, tỏi được nhiều người tin tưởng sử dụng khi bị viêm mũi dị ứng.
Bạn có thể áp dụng một số cách dùng tỏi điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo một trong những cách sau đây:
- Cách 1: Ăn tỏi trực tiếp
Nếu quá bận rộn, bạn có thể sử dụng vài tép tỏi ăn trực tiếp hoặc chế biến thành những món ăn hàng ngày. Cách này sẽ góp phần hỗ trợ điều trị và giảm thiểu các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
- Cách 2: Tỏi kết hợp mật ong
Chỉ cần dùng vài tép tỏi đã bóc vỏ rồi giã nát. Sau đó, trộn cùng với mật ong ong theo tỷ lệ 1:2. Đợi khoảng 1 ngày, bạn lấy tăm bông thấm vào hỗn hợp tỏi mật ong rồi nhét trực tiếp vào mũi trong thời gian khoảng 10 phút.
Với cách này, bạn nên làm mỗi ngày 3 lần vào sáng, trưa, tối. Thực hiện liên tục 2 – 3 ngày, bạn sẽ thấy giảm sổ mũi, nghẹt mũi và dễ thở hơn.
- Cách 3: Kết hợp tỏi và dầu vừng
Ngoài cách kết hợp tỏi và mật ong, bạn có thể trộn nước tỏi với dầu vừng với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó, dùng bông thấm vào hỗn hợp và nhét vào mũi trong khoảng thời gian 15 phút.
Thực hiện cách này 2 – 3 ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần, bạn sẽ nhanh chóng thấy các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thuyên giảm.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Lá lốt có chứa tinh dầu với khả năng kháng viêm, giảm đau và tiêu diệt một số chủng vi khuẩn hiệu quả. Vì thế, bạn có thể áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng với nguyên liệu này theo các cách sau đây:
- Cách 1: Rửa sạch vài lá lốt tươi, sau đó vò nát và nhét trực tiếp vào mũi mỗi ngày 2 – 3 lần. Mỗi lần khoảng 15 phút.
- Cách 2: Lấy 1 nắm lá lốt rửa sạch, sau đó xay nhuyễn và ép lấy nước cốt. Sử dụng nước này nhỏ trực tiếp vào mũi. Mỗi ngày nhỏ 2 – 3 lần sẽ nhanh chóng làm thông mũi, giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng gừng
Thành phần trong gừng có chứa hoạt chất Histamin nên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm chảy nước mũi cũng như hỗ trợ điều trị đau đầu hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh để sớm đẩy lùi viêm mũi dị ứng.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng gừng có thể thực hiện theo một trong những cách sau đây:
- Cách 1: Rửa sạch 1 lát gừng, sau đó cạo sạch vỏ. Bạn hãy nhai trực tiếp để giảm chảy mũi và khắc phục chứng nghẹt mũi hiệu quả.
- Cách 2: Đun 1 nhánh gừng tươi đã rửa sạch cùng khoảng 300ml nước. Thời gian đun sôi khoảng 15 phút để các dưỡng chất tiết vào nước. Uống nước này khi còn ấm để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả, bạn có thể cho thêm 1 – 2 thìa cà phê vào nước gừng khi còn ấm. Khuấy đều rồi thưởng thức.

Phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu
Lá ngải cứu với tinh dầu cùng nhiều chất có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ tính ấm nên loại lá này có tác dụng thông mũi, giúp điều trị chứng nghẹt mũi khá tốt.
Sử dụng lá ngải cứu điều trị viêm mũi dị ứng theo cách đơn giản như sau:
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu, nhặt sạch rồi rửa cho sạch. Nên ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
- Vớt lá ngải cứu ra, thái nhỏ tráng cùng trứng để ăn với cơm hoặc nấu với nước uống.
Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 3 – 4 ngày, triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ giảm hẳn.
Chữa viêm mũi dị ứng với bạc hà, kinh giới, tía tô
Ba loại lá bạc hà, kinh giới và tía tô đều có chứa tinh dầu với khả năng chống viêm, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn. Nhờ đó, những loại lá này đều có tác dụng thông mũi, giúp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Cách chữa viêm mũi dị ứng với 3 loại lá này khá đơn giản. Các bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1: Sắc lấy nước uống
Bạn có thể đem 3 loại lá này sắc lấy nước uống theo các bước sau đây:
- Lấy mỗi loại lá 1 nắm đem rửa sạch. Để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn, các bạn nên ngâm lá vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Vớt những loại lá này ra, cho vào ấm cùng 1 lít nước.
- Tiến hành đun sôi thì hạ nhỏ lửa. Đun liu riu như vậy cho đến khi còn khoảng 350ml thì dừng lại.
- Sử dụng nước này để uống khi còn ấm nhằm gia tăng hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp này áp dụng mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 3 – 5 ngày, bạn sẽ cảm nhận hiệu quả rõ rệt.
Cách 2: Xông hơi với lá tía tô, kinh giới, bạc hà
Với cách xông hơi, bạn cũng đun sôi một nồi nước như cách 1, sau đó thực hiện xông như sau:
- Đặt mặt cách nồi nước xông hơi khoảng 25 – 30cm. Tiến hành chùm một chiếc khăn kín qua đầu.
- Tiến hành xông hơi với thời gian 10 phút thì dừng lại.
- Hơi nước nóng chứa lượng tinh dầu lớn sẽ giúp thông mũi, giảm ho, giảm đau, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu cho người bệnh.
Phương pháp này thực hiện ngày 1 – 2 lần để sớm khắc phục viêm mũi dị ứng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả với mật ong
Mật ong có tính kháng viêm, diệt khuẩn, làm lành tổn thương hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà theo một trong 2 cách đơn giản như sau:
Cách 1: Uống nước mật ong ấm
- Lấy 1 – 2 thìa cà phê mật ong cho vào cốc. Thêm khoảng 250ml nước ấm vào khuấy đều lên và thưởng thức.
- Thực hiện cách này ngày 2 lần vào sáng, tối để nhanh giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Lưu ý: Để gia tăng hiệu quả, bạn có thể cho thêm một lát chanh hoặc một lát gừng. Nếu muốn có thể cho cả chanh và gừng vừa phát huy công dụng tốt vừa giúp bạn có được ly trà thơm ngon, tốt cho sức khỏe.
Cách 2: Ngậm mật ong trực tiếp
Thay vì hòa mật ong với nước ấm. Bạn có thể lấy 1 – 2 thìa cà phê mật ong và ngậm, nuốt trực tiếp. Cách này cũng hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Lá bèo cái tươi trị viêm mũi dị ứng
Thành phần trong lá bèo cái chứa nhiều dưỡng chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên như photpho, xenlulozo, chất hữu cơ, chất béo thô… Vì vậy, sử dụng lá bèo tươi có tác dụng khắc phục các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi, sổ mũi,…
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá bèo cái được thực hiện như sau:
- Rửa sạch 1 nắm lá bèo cái tươi. Ngâm khoảng 15 phút trong nước muối pha loãng thì vớt ra, để cho ráo.
- Cho lá bèo cái vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn. Ép lấy phần nước cốt.
- Pha nước cốt lá bèo cái này cùng chút nước ấm, khuấy đều lên và thưởng thức.
Mẹo này chỉ cần áp dụng ngày 1 lần. Sau 3 – 4 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá húng chanh
Theo đông y, lá húng chanh có tác dụng giảm tình trạng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi. Cùng với đó, hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn của lá chanh sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại.
Trong khi đó, y học hiện đại nhận thấy lá húng chanh có chứa lượng tinh dầu lớn như colin cùng hợp chất phenolic. Đây là những chất có tác dụng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Với những công dụng kể trên nên sử dụng lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng hoàn toàn có cơ sở. Thực hiện phương pháp này theo cách trình tự như sau:
- Lấy 5g lá húng chanh rửa thật sạch. Tiếp đến cho lá húng chanh vào ngâm với chút nước muối pha loãng khoảng 15 phút để giúp lá sạch hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn.
- Rửa lá húng chanh lại lần nữa rồi vớt ra cho vào ấm. Tráng qua một lượt nước sôi rồi đổ nước này đi.
- Thêm 250ml nước sôi vào ấm, đậy nắp lại và hãm như hãm chè khoảng 20 phút là có thể lấy nước để uống. Uống ngay khi còn ấm để phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Với phương pháp này, người bệnh nên áp dụng mỗi ngày 2 lần để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Sử dụng lá cây ngũ sắc trị viêm mũi dị ứng
Thành phần lá cây ngũ sắc chứa những hoạt chất như cadinen, caryophyllen có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn và chống dị ứng hiệu quả. Vì thế, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà theo công thức sau đây:
- Rửa sạch 1 nắm lá cây ngũ sắc tươi. Có thể rửa thêm một lần nữa với nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất bám trên lá.
- Tiến hành giã nát hoặc xay nhuyễn lá ngũ sắc. Ép lấy phần nước cốt, bỏ bã.
- Thấm dung dịch bằng bông sạch và thoa nhẹ nhàng lên hai bên mũi. Sau 5 phút lại thoa thêm 1 lần nữa.
- Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 2 – 3 lần, bạn sẽ dễ thở hơn và giảm cả tình trạng viêm mũi.
Trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá bạc hà và mật ong
Tinh dầu trong lá bạc hà sẽ giúp thông thoáng mũi, khắc phục tình trạng nghẹt mũi. Kết hợp với mật ong sẽ giảm viêm, diệt khuẩn hiệu quả.
Do đó, sử dụng bài thuốc có mật ong và lá bạc hà sẽ gia tăng hiệu quả trị viêm mũi dị ứng. Cách làm đơn giản như sau:
- Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà. Sau đó cho vào ấm cùng 500ml nước. Bắc lên bếp và đun với lửa to cho sôi. Khi đã sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Rót nước ra ly, thêm 1 – 2 thìa mật ong vào, khuấy đều lên và thưởng thức khi còn ấm để phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng bài thuốc này mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ thấy dễ chịu, giảm ho, thông mũi và tốt cho sức khỏe.

Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà có thực sự tốt không?
Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà mang đến rất nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả không, lưu ý gì khi áp dụng?
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian có thực sự tốt hay không?
Các bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng có đặc điểm là khá an toàn, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ mang lại tốt cho những người bị viêm mũi mức độ nhẹ hoặc những người mới chớm mắc bệnh.
Bên cạnh đó, tùy từng cơ địa mà hiệu quả sẽ khác nhau giữa từng người. Do đó, có những phương pháp người này thấy hiệu quả tốt nhưng người kia thì không. Vì vậy, để mang đến công dụng tốt nhất, người bệnh cần kiên trì áp dụng cũng như chọn bài thuốc phù hợp với cơ địa.
Những lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng các bài thuốc dân gian muốn mang đến hiệu quả và an toàn, các bạn cần tuân thủ những lưu ý sau đây:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo dùng đúng liều lượng, đúng cách nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
- Trong quá trình sử dụng, nếu thấy cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào như phát ban, mẩn ngứa… thì cần ngừng ngay và đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, xử lý nhanh, hiệu quả nhất.
- Sử dụng đúng liều lượng, tuyệt đối không quá lạm dụng vì có thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
- Trong quá trình sử dụng phương pháp dân gian, người bệnh cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Cùng với đó là luyện tập khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
- Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng mãn tính thì tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Trên đây là 10 cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng không dùng thuốc kể trên để đảm bảo sử dụng đúng cách nhằm phát huy công dụng tốt nhất.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!