Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? [Giải đáp của chuyên gia]
Dị ứng thời tiết là tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa trên da, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai có cơ địa nhạy cảm. Mặc dù không phải là bệnh lý hiếm gặp, có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn nhưng ở một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển phức tạp và gây ra một số ảnh hưởng nặng nề. Vậy dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm như thế nào hãy dành ra ít phút để đọc hiểu những thông tin có trong bài viết dưới đây.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?
Vào thời điểm giao mùa, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển hoặc làm cho lưu lượng phấn hoa trong không khí tăng lên. Những điều này sẽ tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể, kích thích sản sinh histamin và gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết.
Trước mỗi tác nhân gây dị ứng, một cá nhân với một cơ địa riêng biệt sẽ tạo ra những phản ứng khác nhau, mức độ và biểu hiện bệnh lý cũng khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, đặc trưng của dị ứng thời tiết là hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ thành từng đám to nhỏ khác nhau trên da. Chúng gây cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Các triệu chứng dị ứng thời tiết thường xuất hiện khu trú ở mặt, tay, chân, ngực hoặc cũng có thể sẽ lan tỏa toàn thân. Ngoài những tổn thương trên da, ở một số người, dị ứng thời tiết còn gây ra tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, mệt mỏi,…
Nói về vấn đề “Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?”, theo nhận định của lương y, thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc Chuyên môn Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đỗ Minh Đường: “Với những người bị dị ứng thời tiết cấp tính thường mức độ sẽ không quá nghiêm trọng. Bệnh có thể tự thuyên giảm chỉ sau khoảng vài ngày khi cơ thể đã thích nghi được với sự thay đổi của thời tiết. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị, bệnh tái phát từ năm này qua năm khác vào một thời nhất định, lâu dần sẽ chuyển sang mãn tính. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải nhiều vấn đề rắc rối.”
Thứ nhất, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, thời gian xuất hiện các triệu chứng kéo dài hơn. Giai đoạn đầu có thể là trong 24h, nhưng sau đó sẽ kéo dài vài ngày rồi vài tuần và bắt buộc phải can thiệp các biện pháp điều trị. Tuy nhiên việc điều trị lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, mất thời gian hơn.
Thứ hai, tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng nhiều lớn sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Những nốt ban đỏ, sần ngứa do dị ứng thời tiết thường xảy ra ở những vùng da không được che phủ bởi quần áo như mặt, cổ, tay và chân. Sự xuất hiện của các tổn thương trên da có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình. Điều này vô hình chung tạo tâm lý thiếu tự tin và e ngại cho người bệnh khi giao tiếp, sinh hoạt và làm việc hàng ngày.
Ngoài ra, cảm giác châm chích và ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào buổi tối khiến cho người bệnh bứt rứt, khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc. Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, uể oải, làm tăng áp lực lên hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thứ ba, nguy hiểm nhất của dị ứng thời tiết mãn tính là gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng khi không được chăm sóc và khắc phục kịp thời. Cụ thể:
- Sức đề kháng suy giảm: Sau mỗi lần dị ứng, hệ miễn dịch thường bị suy giảm và sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi. Nếu tình trạng dị ứng tái phát nhiều lần, cơ địa thường tăng mức độ nhạy cảm và dễ phát triển các bệnh lý liên quan đến phản ứng dị ứng như hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng,…
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm da: Khi bị dị ứng thời tiết, nhiều người vì không chịu được ngứa và không có biện pháp điều trị nên thường dùng tay chà xát và cào gãi lên da. Hành động này sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm da. Lúc này, các vết tổn thương sẽ có dấu hiệu tụ mủ, đau nhức, sưng viêm nặng nề. Nếu không được điều trị, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào xương, dây chằng hoặc thậm chí đi vào tuần hoàn máu.
- Sốc phản vệ: Phản ứng này xảy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Sốc phản vệ kích thích hệ miễn dịch giải phóng các chất trung gian gây giãn mạch và làm giảm huyết áp, co thắt phế quản, gây đau đầu, chóng mặt và suy hô hấp. Nếu không được xử lý kịp thời, sốc phản vệ có thể gây choáng, hôn mê và tử vong.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân, khi bị dị ứng thời tiết, nếu nhận thấy bản thân có những triệu chứng bất thường như khó thở, người xanh xao, choáng, thở khò khè,…thì nên đến tới các cơ sở uy tín trong thời gian sớm nhất để được thăm khám, chữa trị.
Các biện pháp khắc phục khi bị dị ứng thời tiết
Khi bị dị ứng thời tiết hay bất kỳ một bệnh lý nào, có nghĩa là sức đề kháng của bạn đã giảm đi nhiều, không thể chống chọi với các yếu tố gây bệnh, bao gồm cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế, muốn chữa dị ứng thời tiết lâu dài, cần phải từng bước phục hồi cơ thể từ bên trong, từ đó cải thiện triệu chứng ngứa, mẩn đỏ ngoài da.
Cách giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng thời tiết
Khi bị dị ứng thời tiết, việc đầu tiên người bệnh nên làm là tìm cách xoa dịu các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy và thực hiện một số biện pháp giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mình. Dưới đây là những điều do chuyên gia da liễu khuyến cáo:
- Hạn chế cào gãi và chà xát lên da, tránh làm da tổn thương nặng.
- Mặc quần áo rộng rãi, chất vải mềm mại, dễ chịu để tránh kích thích và gây viêm nhiễm da
- Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ để giảm nguy cơ tổn thương lan rộng và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Hạn chế lao động nặng nhọc dưới trời nắng để giảm tiết mồ hôi. Mặc ấm và giữ ấm cho những bộ phận nhạy cảm như đầu vào mùa đông.
- Đối với những bệnh nhân có triệu chứng của viêm mũi xoang dị ứng, cần đeo khẩu trang khi ra đường và hạn chế tiếp xúc với những loại động vật, khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa…
- Tăng cường bổ sung nhiều vitamin C bằng nước ép hoa quả, tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ để nâng cao sức đề kháng
- Chú ý kiêng ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng, sữa,… Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn như bia rượu.
Sử dụng thuốc uống
Với những trường hợp có triệu chứng nặng, không có dấu hiệu thuyên giảm sau nhiều ngày, người bệnh có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Bao gồm một số thuốc sau đây:
- Thuốc kháng histamin: Có tác dụng ngăn sự giải phóng quá mức histamin và các chất hóa học gây dị ứng.
- Thuốc kháng leukotriene: Có tác dụng tác động lên các cơ trơn phế quản, giúp làm giãn mạch, tăng tiết dịch nhầy… và làm giảm các triệu chứng dị ứng
- Thuốc corticoid: Loại thuốc này được sử dụng ở dạng bôi hoặc tiêm trực tiếp và mạch máu ngăn ngừa hiện tượng nổi mẩn đỏ và ngứa tại chỗ.
- Thuốc thông mũi: Đây là thuốc dành riêng cho những trường hợp bị dị ứng thời tiết có kèm theo các triệu chứng nghẹt mũi.
Lưu ý: Các loại thuốc nêu trên có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, khô môi, tăng nhịp tim, rối loạn điều tiết, kích thích dạ dày, gây buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt,…Vì vậy người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống mà phải tuân theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Trong quá trình sử dụng không tùy tiện tăng giảm liều lượng, không ngừng thuốc giữa chừng, sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc, rất khó điều trị.
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, thuốc Đông y cũng là lựa chọn mà người bệnh dị ứng thời tiết nên tham khảo, nhất là người mắc bệnh mãn tính. Đông y sử dụng dược liệu tự nhiên và cơ chế chữa trị tác động vào căn nguyên gây bệnh. Vì vậy phương pháp này an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ.
Hiện nay, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đang điều trị dị ứng thời tiết bằng bài thuốc nam gia truyền 150 năm tuổi. Bằng cách kết hợp đồng thời 3 bài thuốc gồm Bài thuốc đặc trị, bài thuốc Bổ gan dưỡng huyết và Bài thuốc Bổ thận giải độc, các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa sẽ dần thuyên giảm. Đồng thời, sức đề kháng của người bệnh cũng được cải thiện để ngăn ngừa bệnh quay lại.
Để được tư vấn chi tiết hơn về dị ứng thời tiết và cách khắc phục, người bệnh có thể liên hệ tới hotline 0963 302 349 (HN)/ 0938 449 768 (HCM), các y bác sĩ tại Nhà thuốc luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn MIỄN PHÍ 24/7.
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp thắc mắc “Bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?” Đồng thời đưa ra một số biện pháp giúp khắc phục bệnh. Hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu hơn về mức độ ảnh hưởng của bệnh và biết cách xử lý phù hợp.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!