Dị ứng mẩn ngứa ở trẻ: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn, hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lô Thị Lâm Anh | Bệnh lý: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Dị ứng mẩn ngứa ở trẻ là tình trạng không hiếm gặp, đôi khi có thể khiến các mẹ chủ quan và lầm tưởng chỉ là vết côn trùng cắn. Tuy nhiên, các vết mẩn đỏ ngứa ngáy có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu để lâu không xử lý, bệnh sẽ gây nên một số vấn đề cho trẻ như viêm nhiễm, phát ban, sẹo lồi, lõm… Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Làm thế nào để chữa trị hiệu quả? Tất cả thông tin sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Dị ứng mẩn ngứa ở trẻ thường xảy ra do hệ thống miễn dịch kém và bị tấn công bởi các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể
Dị ứng mẩn ngứa ở trẻ thường xảy ra do hệ thống miễn dịch kém và bị tấn công bởi các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể

Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng mẩn ngứa ở trẻ

Dị ứng mẩn ngứa là tình trạng cơ thể phản ứng với các yếu tố gây hại bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng và người có hệ miễn dịch kém như trẻ em. Dị ứng mẩn ngứa ở trẻ em, theo các chuyên gia y tế được chia thành 2 nhóm chính như sau:

Nhóm tác nhân bên ngoài

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý, một số yếu tố tác động từ bên ngoại có thể khiến trẻ bị nổi dị ứng mẩn ngứa. Phổ biến có những tác nhân sau đây:

  • Dị ứng thuốc: Một số trẻ với cơ địa nhạy cảm và thể trạng yếu có thể bị dị ứng với một số thành phần trong thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay thuốc kháng viêm…
  • Thời tiết thay đổi: Sự thay đổi đột ngột của độ ẩm và nhiệt độ môi trường khiến cơ thể một số trẻ có các phản ứng bất thường và biểu hiện ra bên ngoài, một trong số đó là các dấu hiệu dị ứng.
  • Thực phẩm: Trẻ có thể bị dị ứng do ăn phải một số loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao như đậu phộng, trứng, sữa…
  • Tác nhân khác: Ngoài những yếu tố nói trên, trẻ em cũng có thể dễ dàng bị dị ứng mẩn ngứa bởi các tác nhân như lông động vật, bụi bẩn, nước giặt vải, bụi trong quần áo, …
Những tác nhân phổ biến gây ra tình trạng dị ứng mẩn ngứa ở trẻ em
Những tác nhân phổ biến gây ra tình trạng dị ứng mẩn ngứa ở trẻ em

Nhóm nguyên nhân bệnh lý

Dị ứng mẩn ngứa ở trẻ có thể là tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy do một vài yếu tố từ bên ngoài, có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, đó lại là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một số bệnh lý ngoài da. Phổ biến là:

  • Viêm da tiếp xúc: Làn da mỏng manh, sức đề kháng yếu kém khiến trẻ dễ dàng bị dị ứng mẩn ngứa khi tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, …
  • Bệnh mề đay: Bệnh thường xuất hiện với những trẻ có cơ địa dễ dị ứng. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh bao gồm da nổi các nốt sần đỏ có kích thước khác nhau, gồ lên thành từng mảng và sưng tấy khó chịu. Nếu bệnh không được chữa trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng khó lường như sốc phản vệ rất nguy hiểm.
  • Bệnh nấm trên da: Trẻ bị nấm trên da khi gặp phải loại nấm ký sinh trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu nhưng không đau đớn. Khi trẻ mắc bệnh nấm, trên da sẽ xuất hiện nhiều vòng tròn đường kính khoảng 6mm, có phần trung tâm màu hồng nhạt hoặc đỏ còn vòng ngoài nổi gồ lên và sắc nét hơn. Các vòng tròn có thể tập trung thành từng mảng kèm vảy trắng và mụn nước li ti.
  • Bệnh lý khác: Trẻ có thể bị dị ứng mẩn ngứa do các bệnh lý khác liên quan đến cơ quan nội tạng như nhiễm giun sán, ứ đọng các loại độc tố, ứ mật, tắc mật…

Để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, cha mẹ cần kiểm tra lại môi trường sống xung quanh. Nếu thấy tình trạng bệnh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và cũng không tìm hiểu được nguyên nhân, phụ huynh nên sớm cho trẻ đi gặp bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa ở trẻ

Dị ứng mẩn ngứa ở mức độ khởi phát sẽ khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nhưng không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để lâu không có các biện pháp can thiệp kịp thời, tổn thương da sẽ rất khó chữa, thẩm chí còn dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, sốc phản vệ, phù mạch, suy nhược cơ thể,… Để có thể phát hiện sớm tình trạng dị ứng mẩn ngứa ở trẻ, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Da xuất hiện các nốt đỏ hay vòng tròn có màu hồng hoặc trắng nhạt vùng trung tâm, vòng ngoài sần lên và màu đậm hơn các vùng da xung quanh. Các nốt đỏ có thể tụ thành từng mảng hoặc không.
  • Trẻ bị dị ứng mẩn ngứa có thể bị phát ban, sưng phù ở một số vùng da nhạy cảm như mí, mắt, môi, bộ phận sinh dục…
  • Dị ứng gây ngứa ngáy dữ dội và một số trẻ có thể cảm thấy nóng rát, đau nhức.
  • Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như trẻ bị sốt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, nổi mụn nước, quấy khóc, mất ngủ…
Các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa ở trẻ
Các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa ở trẻ

Các phương pháp chữa dị ứng mẩn ngứa ở trẻ

Các dấu hiệu dị ứng mẩn ngứa ở trẻ có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày chăm sóc và chữa trị bằng các mẹo dân gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Nam. Nhằm giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với thể trạng và mức độ tổn thương của trẻ, chúng tôi đưa ra một số gợi ý sau.

Chữa dị ứng mẩn ngứa cho trẻ tại nhà bằng mẹo dân gian

Với ưu điểm an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ,… các mẹo dân gian là phương pháp thường được các mẹ ưu tiên sử dụng. Nếu da trẻ mới chỉ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng mẩn ngứa, bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa sau:

  • Tắm nước lá trầu không: Đem 5 lá trầu không rửa sạch rồi ngâm với nước muối để tăng khả năng kháng khuẩn. Cắt nhỏ lá vào 1 nồi nước rồi đun sôi lên. Sau đó pha loãng để tắm cho trẻ. Phần bã lá trầu bạn có thể đắp lên vùng da bị dị ứng mẩn ngứa.
  • Tắm nước lá khế: Lá khế đem rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi cùng 1 ít muối. Để nước nguội bớt và tắm cho bé. Duy trì 2 lần 1 tuần để các dấu hiệu dị ứng được cải thiện hiệu quả.
  • Uống nước rau má: Khi trẻ bị nóng trong làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ ngứa, bạn có thể cho bé uống một cốc nước ép rau má mỗi ngày 1 lần để giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
  • Bôi dầu dừa: Để giảm ngứa an toàn, hiệu quả, bạn có thể bôi 1 lớp dầu dừa lên vùng da trẻ bị dị ứng và để trong khoảng 15 phút rồi lau khô da. Áp dụng đều đặn 2 lần/1 ngày khi bé tắm xong và trước khi đi ngủ để có hiệu quả cao.
Các biện pháp điều trị dị ứng mẩn ngứa ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay

Chữa dị ứng mẩn ngứa ở trẻ bằng thuốc Tây y

Trường hợp tình trạng dị ứng mẩn ngứa không thuyên giảm hay cơ thể có các biểu hiện lạ, bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có các biện pháp điều trị chuyên sâu. Thông thường, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng Histamin: Thường dùng có cetirizin,acrivastin, loratidin,… Thuốc có tác dụng ức chế sự tiết ra của histamin – chất gây nên tình trạng kích ứng trên da. Histamin có nhiều tác dụng phụ, tuyết đối không sử dụng bừa bãi và không có chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc chống viêm chứa corticoid: Có dạng uống hoặc tiêm như Dexamethasone, Prednisone… thuốc chỉ dùng cho những trường hợp bệnh nặng, da bị bội nhiệm và có dấu hiệu biến chứng.
  • Thuốc bôi giảm ngứa cho trẻ: Menthol 1%, Hydrocortisone, Clamine, Dermovate Cream,…

Lưu ý: Chỉ dùng thuốc Tây cho bé khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, phụ huynh cần theo dõi sát sao các phản ứng của cơ thể trẻ, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng lạ cần báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phương pháp Đông y chữa dị ứng mẩn ngứa

Theo Đông y, tình trạng dị ứng mẩn đỏ ở trẻ xảy ra khi chức năng gan, thận bị suy giảm, thể trạng yếu làm cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp nhiệt…Để điều trị hiệu quả cần bắt đầu từ căn nguyên bên trong, chú trọng tăng cường chức năng gan, thận, điều hòa cơ thể và thanh nhiệt, giải độc. Ưu điểm của Đông y là an toàn, lành tính, không tác dụng phụ và có tác dụng chữa bệnh lâu dài, đặc biệt phù hợp với cơ địa của trẻ nhỏ. Vì vậy, hiện nay, Đông y đang ngày càng trở thành xu hướng điều trị của nhiều người bệnh.

Tại Đỗ Minh Đường hiện cũng đang sở hữu Bài thuốc gia truyền 150 năm của dòng tộc. Thuốc được nghiên cứu và bào chế dựa trên rất nhiều phương thuốc cổ, có tác dụng chữa trị các chứng bệnh mề đay, mẩn ngứa triệt để, không tái phát. Qua nhiều năm ứng dụng điều trị, Bài thuốc được cải tiến để phù hợp hơn với cơ địa của người Việt, đặc biệt là những người có thể trạng đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Người bệnh quan tâm có thể inbox hoặc gọi đến số hotline 024 6253 6649 – 0963 302 349 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Đặc điểm bài thuốc chữa nổi mề đay ở trẻ em của Đỗ Minh Đường
Đặc điểm bài thuốc chữa nổi mề đay ở trẻ em của Đỗ Minh Đường

Cách phòng tránh dị ứng mẩn ngứa cho trẻ

Áp dụng các phương pháp chữa dị ứng là cần thiết bởi chúng có thể làm tăng khả năng hồi phục cho da, giảm ngứa ngáy và mẩn đỏ. Tuy nhiên chỉ sử dụng các biện pháp điều trị là chưa đủ do một số thói quen chăm sóc trẻ sai cách của các bà mẹ có thể khiến tình trạng của con mình không được cải thiện một cách tốt nhất. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau :

  • Chuẩn bị đầy đủ trang phục che cho bé trước khi ra đường để tránh nắng, gió, bụi bẩn…
  • Không để bé lại gần các tác nhân có thể gây kích ứng và gây bệnh như thảm len, động vật…
  • Tắm nhanh cho trẻ trong khoảng 5-10 phút, không để trẻ nghịch nước lâu.
  • Tắm với nước ấm vừa với thân nhiệt, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Tránh để trẻ gãi hay chà xát để tổn thương không lan rộng và sâu hơn.
  • Sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng cho trẻ, không dùng các sản phẩm có nhiều thành phần hóa học gây kích ứng, bào mòn da.
  • Cho trẻ mặc đồ từ vải cotton, rộng rãi thoáng mát, tránh dùng các đồ từ vải sợi tổng hợp, thô cứng…
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế cho bé ăn thực phẩm giàu đạm, mỡ và đồ ăn dễ gây kích ứng như sữa đặc, trứng, đậu, hải sản…
  • Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng sữa tắm hoặc nước lá.

Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết những thông tin liên quan đến vấn đề dị ứng mẩn ngứa ở trẻ. Hy vọng qua đó có thể giúp bạn đọc phần nào xác định được tình trạng của trẻ và có các phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo