Dị Ứng Cơ Địa Uống Thuốc Gì Tốt Nhất Hiện Nay? [ĐÃ KIỂM CHỨNG]
Dị ứng cơ địa gây ra hiện tượng đỏ da, bong tróc, ngứa ngáy bứt rứt, vô cùng khó chịu. Rất nhiều người bệnh muốn mua thuốc chữa những không biết dị ứng cơ địa uống thuốc gì nhanh khỏi và tốt nhất? Để giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc, bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về các loại thuốc được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đồng thời chỉ ra những ưu, nhược điểm và lưu ý khi dùng thuốc.

Thuốc Tây trị dị ứng cơ địa giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng
Đặc điểm của thuốc Tây y là chứa nhiều thành phần hóa học có dược tính cao. Chính vì vậy ưu điểm của thuốc tây là mạng đến hiệu quả nhanh chóng, tức thì, tiện dụng, giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi các cơn ngứa ngáy, khó chịu do bệnh dị ứng cơ địa gây ra. Và cũng vì lẽ đó mà khi hỏi dị ứng cơ địa uống thuốc gì, nhiều người vẫn thường mách nhau ra hiệu thuốc tây nhờ dược sĩ kê thuốc và tự điều trị.
Thực tế, hành động này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Thuốc tây có hiệu quả điều trị triệu chứng rất tốt nhưng lại có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt là gây hại cho hệ thống tiêu hóa, gan mật và thận. Vì vậy người bệnh khi dùng cần phải tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị dị ứng cơ địa.
Dị ứng cơ địa uống thuốc kháng histamin
Histamin là một hoạt chất trung gian do cơ thể tiết ra nhằm ngăn chặn các yếu tố gây hại từ bên ngoài. Và khi histamin bị kích thích giải phóng tự do sẽ gây ra các phản ứng dị ứng ngoài da. Để ức chế hoạt động của chất này, các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc kháng histamin, từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, sưng đỏ trên da.
Có 6 loại thuốc kháng Histamin thường được chỉ định để điều trị dị ứng cơ địa, bao gồm
- Thuốc Loratadine: Loratadine là thuốc kháng Histamin 3 vòng, có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của dị ứng cơ địa. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như khô miệng, đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy… Một số ít người sẽ gặp các triệu chứng như khô mũi, hắt hơi…
- Thuốc Fexofenadine: Fexofenadine là thuốc kháng Histamin thế hệ mới, hoạt động dựa trên cơ chế co thắt phế quản, chống lại sự ảnh hưởng của thụ thể Histamin, giảm tình trạng dị ứng ở người bệnh. Người uống thuốc có thể bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, đau lưng, sưng mặt, sốt… Ngoài ra, thuốc có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm hay thảo dược như thuốc kháng axit chứa Nhôm, Magie, Erythromycin, Ketoconazole, Vitamin…

- Thuốc Cetirizin: Cetirizin hoạt động theo cơ chế ức chế sự tiết ra của histamin, giúp kiểm soát nhanh chóng các dấu hiệu dị ứng cơ địa. Khi dùng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ điển hình như buồn ngủ, chóng mặt, viêm họng, khô miệng… Một số ít người có thể gặp triệu chứng chán ăn hay thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng mặt.
- Thuốc Diphenhydramine: Thuốc còn có tên biệt dược khác như Diphenhydramin, Dimedrol 10mg/1ml, Noteomin 50mg, là 1 loại thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ của histamin. Diphenhydramine thuộc nhóm thuốc kháng histamin đời cũ, có thể gây ra tình trạng chóng mặt, buồn ngủ, táo bón, đau dạ dày, khô mắt, mờ mắt, khô miệng. Số ít trường hợp có thể bị bí tiểu, tiểu ít, tim đập nhanh, mạnh, đau thắt ở cổ hoặc hàm,…
- Thuốc Hydroxyzine: Thuốc hoạt động bằng cách giảm sự kích thích tiết ra histamin của cơ thể giúp giảm ngứa nhanh chóng. Khi dùng thuốc Hydroxyzine, bạn có thể gặp phải tình trạng ngủ gà, táo bón, bí tiểu, mờ mắt, khô miệng hay lú lẫn ở người già,…
- Thuốc Chlopheniramin: Thuốc có khả năng kháng lại các thụ thể histamin trong cơ thể, được dùng nhiều trong chữa dị ứng cơ địa. Giống hầu hết các loại thuốc kháng histamin khác, Chlopheniramin có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, thẫn thờ, choáng váng…
Thuốc đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Việc lạm dụng thuốc sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể và gia tăng nguy cơ tái phát nhiều lần. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng histamin, nhìn chung bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn ngủ, bí tiểu, táo bón, khô miệng… và nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng li bì, sốt cao, co giật, …
Thuốc uống Corticoid
Thuốc uống Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm có khả năng điều trị dị ứng cơ địa nhanh chóng, thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu nghiêm trọng như nổi dị ứng, mẩn ngứa do viêm mạch, viêm sưng nặng, thanh quản bị phù hoặc không tương thích với thuốc Histamin thông thường. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm mỏng da và niêm mạc… Do vậy, chỉ sử dụng thuốc khi có sự đồng ý và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc Corticoid thường được dùng trong chữa dị ứng cơ địa gồm:
- Thuốc uống Metasone: Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Betamethasone, có tác dụng kháng viêm giúp kiểm soát tình trạng dị ứng nhanh chóng. Metasone có dược tính mạnh, đem lại hiệu quả cao nhưng cũng có thể làm teo da, rối loạn kinh nguyệt, nổi mụn trứng cá, biến đổi sắc tố da…
- Thuốc Prednison: Prednison là một Corticosteroid – những chất tự nhiên do tuyến thượng thận sản sinh, có tính kháng viêm mạnh, giảm tổn thương sâu. Khi sử dụng, tránh lạm dụng thuốc bởi Prednison có thể gây hội chứng Cushing, yếu cơ và loãng xương.
- Thuốc Medrol: Medrol là 1 thuốc ức chế quá trình viêm và hệ thống miễn dịch, có tác dụng giảm viêm, điều trị dị ứng. Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này bởi chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như yếu cơ, loãng xương, loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa…
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
NSAID được dùng cho những trường hợp bị dị ứng cơ địa có mức độ tổn thương da sưng viêm nhẹ, gây đau và nóng rát. Thuốc chống viêm không steroid hoạt động bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase, giúp giảm quá trình sinh tổng hợp prostaglandin – thành phần trung gian trong phản ứng gây viêm.
Ngoài ra, NSAID cũng được chỉ định đối với trường hợp viêm da bội nhiễm, bị mưng mủ gây đau nhức và sốt cao. Tuy nhiên NSAID có tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Vì vậy cần tránh sử dụng cho những người có tiền sử bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày tiến triển, tiền sử xuất huyết tiêu hóa,…
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh đường uống là một loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa nhiễm trùng, tổn thương sâu. Thuốc có thể dùng trong điều trị viêm da cơ địa ở những trường hợp bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao. Các loại kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định là Amoxicillin và Cephalosporin.
Trong quá trình sử dụng, bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây ra như tiêu chảy nhẹ, sót, buồn nôn, đau bụng, chuột rút, sưng lưỡi, khô miệng… Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây:
- Nếu đang sử dụng thuốc tự điều trị không kê toa, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để biết được thành phần, cách dùng, liều lượng và tần suất dùng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Trong quá trình uống thuốc, cần tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
- Bạn cần khai báo tình trạng cơ thể cùng các loại thuốc, vitamin, các thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược đang dùng hoặc dự định sử dụng để tránh gây ra sự kháng thành phần thuốc với nhau.
- Các đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh; trẻ nhỏ; phụ nữ có thai; phụ nữ đang cho con bú; người bị suy gan suy thận, dạ dày; người cao tuổi… cần cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc chữa dị ứng cơ địa và phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Chữa dị ứng cơ địa tận gốc với Thuốc Đông Y
Theo Đông y, tình trạng dị ứng cơ địa là do ngoại tà xâm nhập khiến cơ thể bị phong hàn, phong nhiệt, phong thấp,… Cùng lúc đó, các chức năng gan, thận trong cơ thể đang bị suy yếu, không có đủ sức đề kháng chống chọi mà sinh ra bệnh. Do đó, muốn chữa dị ứng tận gốc, ngăn ngừa tái phát cần chú trọng diệt trừ căn nguyên, đẩy lùi các yếu tố gây bệnh ra khỏi cơ thể. Đồng thời nâng cao sức đề kháng để duy trình hiệu quả chữa trị.
Thành phần của thuốc Đông y được lấy từ các loại rễ, cành, lá… của cây cỏ tự nhiên vì vậy rất an toàn và lành tính. Thuốc chữa theo nguyên tắc tập trung đào thải độc tố trong cơ thể, đồng thời tăng cường phục hồi chức năng gan, thận để cải thiện các dấu hiệu dị ứng cơ địa. Bạn có thể tham khảo 2 bài thuốc Nam được dùng phổ biến sau:

Bài thuốc từ lá kinh giới cùng các thảo dược khác
Theo Đông y, lá kinh giới với vị cay, tính ấm có tác dụng tán hàn, bài trừ độc tố, có khả năng chữa được nhiều loại bệnh bao gồm có trị dị ứng cơ địa. Kết hợp lá kinh giới cùng 1 số dược liệu khác sẽ đem đến 1 bài thuốc chữa hiệu quả, giúp khắc phục tình trạng mẩn ngứa, sưng đỏ…từ sâu bên trong, hạn chế tái phát.
- Chuẩn bị: 16g kinh giới, 12g lá hòe, 12g bạch chỉ nam, 16g cam thảo, 16g lá bưởi bung, 12g kim ngân hoa, 19g thổ phục linh, 12g chi tử, 20g rau má, 16g cây ngũ sắc, 16g lá vông, 12g liên kiều.
- Cách dùng: Sắc các loại dược liệu đã chuẩn bị ở trên và chia thành 3 lần uống trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc trong 1-2 tháng để có hiệu quả sâu hơn.
Bài thuốc từ ké đầu ngựa kết hợp với các dược liệu khác
Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt nhạt, tính ôn có tác dụng tiêu độc, kháng viêm,sát trùng, trừ thấp, tán phong, được dùng phổ biến trong trị các bệnh ngoài da trong đó có dị ứng cơ địa. Cách dùng ké đầu ngựa và các dược liệu khác để tạo thành bài thuốc chữa dị ứng như sau:
- Chuẩn bị: 8g ké đầu ngựa, 8g địa phu tử, 5g cam thảo, 9g cúc hoa, 9g kim ngân hoa.
- Cách dùng: Cho các nguyên liệu đã chuẩn vào lượng nước vừa đủ uống cho 2 – 3 lần/ngày rồi đun lên, chắt lấy nước uống. Áp dụng đều đặn trong 1 tháng bạn sẽ thấy tình trạng cải thiện đáng kể.
Lưu ý: Do cơ chế điều trị bệnh từ gốc tới ngọn nên thuốc Đông y thường phát huy tác dụng châm hơn Tây y. Người bệnh khi sử dụng cần kiên trì, nhẫn nại, không được tự bỏ dở giữa chừng, không ngừa thuốc khi chưa hết liệu trình. Có như vậy mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ngoài ra, khi mua thuốc uống người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn những cơ sở khám chữa bằng Y học cổ truyền uy tín, có thương hiệu lâu năm. Hiệu quả của thuốc, chất lượng nguồn dược liệu thường đã được cơ quan chức năng chứng nhận nên sẽ đảm bảo tính an toàn tối đa.
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường với thương hiệu 150 năm khám chữa bằng Y học cổ truyền là một trong những địa chỉ xứng đáng để bạn trao gửi niềm tin. Hiện tại, chúng tôi đang sở hữu bài thuốc nam gia truyền của dòng tộc, được nghiên cứu và bào chế dựa trên rất nhiều phương thuốc cổ, có tác dụng điều trị triệt để các bệnh dị ứng, mề đay, mẩn ngứa.
Thành phần thuốc gồm những thảo dược nổi tiếng như Kim ngân cành, Bồ công anh, Sài đất, Cà gai, Bách hộ, Hoàng kỳ, Tơ hồng xanh, … Tất cả được kết hợp dược liệu theo tỷ lệ bí truyền của dòng họ Đỗ Minh, giúp tối ưu hiệu quả chữa bệnh. Không những giúp cơ thể khu phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc chữa trị các triệu chứng dị ứng mà còn tăng cường bồi bổ chức năng gan, thận, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát. Người bệnh quan tâm đến bài thuốc của Đỗ Minh Đường có thể inbox hoặc gọi đến số hotline 024 6253 6649 – 0963 302 349 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Một số lưu ý ngăn ngừa dị ứng cơ địa tái phát
Ngoài việc quan tâm dị ứng cơ địa uống thuốc gì, người bệnh nên chú ý thay đổi một số thói quen sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là thói quen ăn uống. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tránh tình trạng tái phát bệnh nhiều lần. Bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp hạn chế các triệu chứng, có thể tìm hiểu bài viết “Dị ứng cơ địa kiêng ăn gì, nên ăn gì giúp kiểm soát bệnh tốt nhất?”.
Còn dưới đây là những lưu ý chung trong sinh hoạt hằng ngày:
- Vệ sinh cơ thể hằng ngày và phòng ốc, chăn màn để tránh tích tụ vi khuẩn.
- Mặc quần áo có chất liệu làm từ cotton, vải mềm, rộng rãi thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, nắng, gió, lông động vật, phấn hoa,…
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ và thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao.
- Tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C cùng các khoáng chất thiết yếu như: trái cây tươi, rau xanh, rau củ tươi, thịt nạc, ngũ cốc, các loại đậu,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp da chắc khỏe.
- Hạn chế dung nạp các thực phẩm cay, nóng, nhiều đạm, béo và các đồ uống có cồn như bia, rượu…
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể để quá trình đào thải độc tố không bị gián đoạn, đồng thời giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên cho da, hạn chế xuất hiện tình trạng dị ứng.
Trên đây là thông tin về một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh dị ứng cơ địa. Hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời thỏa mãn về vấn đề “Dị ứng cơ địa uống thuốc gì”. Cũng thông qua đây, mong rằng bạn đọc sẽ hiểu hơn về các loại thuốc, cách dùng và những lưu ý về tác dụng phu. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế khuyên cáo, chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Xem thêm:
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!