Đau Thắt Lưng Và Trễ Kinh Có Phải Mang Thai? Nguyên Nhân, Cách Xử Lý

Khi bị đau thắt lưng và trễ kinh khiến nhiều chị em lo lắng không biết đây có phải dấu hiệu mang thai không. Để được chuyên gia giải đáp chi tiết cũng như tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiện tượng này, bạn đọc đừng bỏ qua nội dung ở bài viết dưới đây.

Đau thắt lưng và trễ kinh có phải mang thai không?

Chị em khi bắt đầu giai đoạn mang thai bị thay đổi nội tiết tố dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường như trễ kinh, đau lưng,… Cũng bởi vậy nhiều người lo lắng liệu đau thắt lưng và trễ kinh có phải mang thai không.

Nhiều người lo lắng liệu đau thắt lưng và trễ kinh là dấu hiệu mang thai
Nhiều người lo lắng liệu đau thắt lưng và trễ kinh là dấu hiệu mang thai

Theo chia sẻ từ chuyên gia sản phụ khoa, chỉ dựa vào hai biểu hiện là trễ kinh và đau lưng thì chưa thể kết luận được chị em có mang thai hay không. Với trường hợp trước đó có quan hệ tình dục không dùng biện pháp phòng tránh và đi kèm một số dấu hiệu dưới đây thì khả năng có thai là rất cao:

  • Đau bụng dưới.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Ra ít máu báo thai.
  • Đau lưng kèm theo hiện tượng chuột rút.
  • Dịch âm đạo tiết nhiều.
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Ngực căng tức, đau và nhạy cảm.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Khó chịu khi ngửi mùi thức ăn.

Nếu muốn biết đau thắt lưng và trễ kinh có phải mang thai không, tốt nhất bạn nên thăm khám, khi đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể, chính xác.

Đau thắt lưng và trễ kinh kèm theo một số biểu hiện khác là dấu hiệu có thai
Đau thắt lưng và trễ kinh kèm theo một số biểu hiện khác là dấu hiệu có thai

Nguyên nhân gây đau thắt lưng và trễ kinh

Ngoài là một trong những triệu chứng của mang thai, đau thắt lưng và trễ kinh còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề như:

Viêm lộ tuyến tử cung

Viêm lộ tuyến tử cung xuất hiện khi các tế bào tuyến ở cổ tử cung phát triển bất thường, xâm lấn mặt ngoài cổ tử cung và khiến dịch âm đạo không bình thường. Lúc này vi khuẩn, nấm hại có điều kiện hình thành, tấn công và gây viêm nhiễm.

Các triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung bao gồm: Đau rát vùng kín, trễ kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, đau mỏi thắt lưng, khó khăn khi tiểu tiện, đau khi quan hệ tình dục,…

U xơ tử cung

Người bệnh u xơ tử cung có nhiều u nhỏ với kích thước khác nhau ở bên trong tử cung. Ở giai đoạn đầu, các khối u này khá lành tính, có thể dễ dàng điều trị, tuy nhiên nếu bệnh tiến triển trong thời gian dài sẽ tiến triển thành dạng ác tính, đi kèm biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện thường gặp của u xơ tử cung là: Trễ kinh, rong kinh, thất kinh, đau vùng xương chậu, đau bụng và thắt lưng, tiểu buốt, khó tiểu,…

Bệnh phụ khoa

Trễ kinh và đau vùng thắt lưng có thể là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa khác như viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…

Căng thẳng, stress

Những đối tượng thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, stress làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nếu duy trì ở thời gian dài, chị em sẽ gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố, từ đó gây ra tình trạng trễ kinh, đau lưng, mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt.

Căng thẳng, stress gây ra hiện tượng trễ kinh
Căng thẳng, stress gây ra hiện tượng trễ kinh

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố gây áp lực nhiều đến hệ xương khớp, từ đó khiến người bệnh bị đau nhức, cản trở vận động và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là đau thắt lưng. Ngoài ra, thừa cân còn làm cản trở quá trình chuyển hóa, gây rối loạn nội tiết tố nữ, từ đó chị em bị trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Dùng thuốc tránh thai

Việc lạm dụng thuốc tránh thai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Chị em dễ bị đau tức ngực, đau thắt lưng, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn kinh nguyệt. Vì thế nếu bị đau thắt lưng và trễ kinh, có thể là cảnh báo của việc dùng quá nhiều thuốc tránh thai.

Chấn thương

Trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể dễ bị chấn thương. Nếu bị chấn thương ở vùng cột sống khiến chị em bị đau thắt lưng trong thời gian dài. Đặc biệt chấn thương cũng cản trở quá trình máu lưu thông gây ra hiện tượng trễ kinh.

Bệnh về cột sống thắt lưng

Đau thắt lưng có thể cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến xương khớp, đặc biệt là bệnh về cột sống như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Phần nhân bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài khi bao xơ bị rách, nứt, khi đó chèn ép lên tủy sống và rễ dây thần kinh gây đau.
  • Loãng xương: Xuất hiện khi mật độ xương giảm sút nhanh hơn so với quá trình lão hóa bình thường. Người bệnh có xương dễ giòn và gãy hơn, gây đau nhức dữ dội.
  • Viêm khớp: Viêm khớp xảy ra khi có phản ứng viêm nhiễm trong xương. Người bệnh lúc này ngoài triệu chứng sưng đau và cứng khớp còn bị hạn chế vận động.
  • Hẹp ống sống: Gây chèn ép, tạo áp lực lớn lên tủy sống và hệ thống dây thần kinh, làm xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng.
Đau thắt lưng có thể cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến xương khớp
Đau thắt lưng có thể cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến xương khớp

Cách xử lý hiệu quả

Đau thắt lưng và trễ kinh có thể là dấu hiệu của mang thai, cũng có khả năng là cảnh báo của một số bệnh lý. Do đó khi gặp tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng các cách xử lý dưới đây:

Thử thai

Trong trường hợp có quan hệ tình dục trước đó và không sử dụng biện pháp tránh thai, chị em có thể dùng que thử thai sau khi quan hệ khoảng 7 – 10 ngày. Nếu kỳ kinh không đều, hãy thử thai khi trễ kinh khoảng 1 tuần. Thời điểm tốt nhất để thử thai là buổi sáng ngay khi thức dậy vì thời điểm này nồng độ hCG trong nước tiểu ở mức cao, cho kết quả chính xác nhất.

Khi quan sát thấy que thử thai hiện 1 vạch tức là bạn không mang thai. Lúc này nên tiếp tục theo dõi các triệu chứng và thử lại sau 1 tuần.

Khám bác sĩ

Trong trường hợp đau thắt lưng và trễ kinh không phải do mang thai, đặc biệt kèm theo một số triệu chứng bất thường, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, bạn nên thăm khám bác sĩ. Các triệu chứng cần thận trọng như:

  • Cơn đau lưng kéo dài và ngày càng dữ dội hơn.
  • Đau thắt lưng và trễ kinh kèm theo tình trạng ngứa vùng kín, khí hư bất thường.
  • Bị đau vùng bụng dưới mức độ nặng.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất ăn, mất ngủ.
  • Khó khăn trong việc vận động.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cách xử lý phù hợp cho từng nguyên nhân, bệnh lý.

Thăm khám bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường
Thăm khám bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường

Áp dụng biện pháp giảm đau

Để giảm đau thắt lưng và ổn định chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như:

  • Tắm nước ấm: Nhiệt độ ấm có thể giảm đau nhức, giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, stress, ổn định tinh thần và thúc đẩy máu lưu thông. Bạn nên pha nước ấm với nhiệt độ vừa phải, không quá nóng, thêm một vài giọt tinh dầu để tăng hiệu quả.
  • Chườm ấm: Nhiệt độ từ túi chườm ấm có thể thư giãn gân cơ, giải phóng sự chèn ép ở hệ thống thần kinh, từ đó giảm đau thắt lưng, ngăn ngừa trễ kinh do bệnh lý về cột sống. Chị em chuẩn bị 1 túi chườm với nhiệt độ phù hợp, đặt trực tiếp lên vùng thắt lưng bị đau trong khoảng 20 phút.
  • Massage: Sử dụng lực tác động từ bàn tay có thể đẩy lùi cảm giác đau nhức hiệu quả, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông và giúp cơ thể thư giãn hơn. Chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng ở vị trí bị đau, di chuyển tay theo chuyển động tròn khoảng 20 phút.
  • Tập thể dục: Trong trường hợp đau lưng và trễ kinh kéo dài, bạn có thể tập thể dục để cải thiện. Nữ giới nên ưu tiên tập yoga vì bộ môn này có thể giảm đau, giảm căng thẳng, ổn định nội tiết và tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho hệ thống xương khớp.
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe xương khớp
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe xương khớp

Biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng và trễ kinh

Để phòng ngừa đau thắt lưng và trễ kinh, chị em cần chú ý:

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng, có thể áp dụng một số biện pháp thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung cho cơ thể đầy đủ vitamin, khoáng chất, tránh xa thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Có lối sống lành mạnh, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao đều đặn.
  • Thận trọng khi vận động mạnh, chơi thể thao để tránh gặp chấn thương xương khớp.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, có biện pháp phòng tránh an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
  • Thăm khám ngay khi có những biểu hiện bất thường để được phát hiện bệnh và kiểm soát từ sớm.

Đau thắt lưng và trễ kinh không phải là tình trạng hiếm gặp ở chị em. Đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai nhưng cũng là cảnh báo một số bệnh lý cần thận trọng. Vì thế bạn không nên chủ quan, có thể áp dụng biện pháp thử thai hoặc thăm khám bác sĩ sớm để có biện pháp xử lý, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bình luận (2)

  1. Lê thị ngoan says: Trả lời

    nam nay cháu 18 tuoi …đến chu kì kinh nguyệt nhưng cháu vẫn chưa thấy gì ..đến nay cháu đã bị tre kinh 4 ngày rồi…chau có đau lưng nữa liệu cháu có bị sao k ạ

  2. Lê thị ngoan says: Trả lời

    nam nay cháu 18 tuoi …đến chu kì kinh nguyệt nhưng cháu vẫn chưa thấy gì ..đến nay cháu đã bị tre kinh 4 ngày rồi…chau có đau lưng nữa liệu cháu có bị sao k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo