Đau nhức xương khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa an toàn, hiệu quả

Đau nhức xương khớp, triệu chứng cực kỳ phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Đây hoàn toàn có thể là lời cảnh báo của cơ thể về một số bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa, thoát vị… Nếu chủ quan, không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ có nguy cơ bị teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí bại liệt do biến chứng. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng từ đó tìm cách chữa và phòng ngừa từ sớm là điều cấp thiết.

Bệnh xương khớp là gì? Có nguy hiểm không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi thập niên 2010 – 2020 là “Thập niên xương và khớp”, vì tính chất phổ biến và mức độ nguy hiểm của các bệnh cơ xương khớp. Khi người bệnh bị đau nhức xương khớp kéo dài, hãy coi chừng, bạn có thể đã mắc các bệnh như:

? Viêm khớp: Là bệnh liên quan tới tình trạng mòn, rách sụn khớp hoặc đáp ứng miễn dịch quá mức. Có trên 100 loại viêm khớp như bệnh gút, viêm khớp nhiễm trùng, lao khớp…

? Thoái hóa khớp: Là tình trạng lão hóa của sụn khớp và các tổ chức quanh xương khớp (cơ, dây chằng). Hiện tượng thoái hóa diễn ra mạnh nhất ở khu vực cột sống lưng, cổ, khớp gối.

? Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi bao xơ, chèn ép rễ thần kinh cột sống. Căn bệnh này có thể gây đau nhức từ vị trí cột sống cổ đến cột sống thắt lưng.

? Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp): Là bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn, gây dính và biến dạng khớp.

? Loãng xương (xương xốp): Là sự rối loạn nội tiết theo lực của xương bị suy giảm và cấu trúc xương bị tổn hại dẫn đến dễ bị gãy, nứt, rạn.

? Teo cơ: Là sự giảm khối mô, cơ. Bệnh dễ so sánh nhất là khi tình trạng teo cơ xảy ra một bên ở mức độ trung bình hoặc nặng so sánh với bên không bị ảnh hưởng.

Cần sớm phát hiện các bệnh lý về xương khớp để điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

BS, lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – PGĐ chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết: “Mặc dù đau nhức xương khớp không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng về lâu về dài, bệnh có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Người bệnh dễ bị teo cơ, biến dạng khớp, hạn chế vận động, xuất hiện hạt dưới da, da khô. Thể chất suy mòn, gây trầm cảm, rối loạn lo âu và làm bệnh nhân giảm tuổi thọ. Ước tính, sau 5 năm bị bệnh, 40% người bệnh có chức năng khớp bình thường, 16% người bệnh mất hoàn toàn chức năng sụn khớp, 44% người bệnh mất khả năng làm việc. Vì vậy người bệnh cần đi khám ngay sau khi thấy cơ thể có dấu hiệu khác lạ nhằm được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.”

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh cơ xương khớp

Theo bác sĩ Tuấn, nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp phổ biến là do:

✅  Do vấn đề tuổi tác: Theo thời gian, các khớp xương bị mài mòn. Tình trạng lão hóa khiến chức năng cơ thể giảm, lượng máu đi nuôi vùng khớp giảm gây thiếu dưỡng chất.

✅  Do dị dạng bẩm sinh: Một số người sinh ra đã có cấu tạo dây chằng lỏng lẻo, khớp bất đối xứng, lệch trục khớp… từ đó hoạt động đi lại trở nên khó khăn.

✅  Do di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ từng mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, con cái sinh lý có nguy cơ bị bệnh cao gấp 3 – 4 lần so với người bình thường.

✅  Do vận động: Người thường xuyên bê vác nặng, vận động sai cách, ngồi quá lâu hay đứng lâu khiến khớp xương phải chịu áp lực lớn, lâu ngày làm giảm chức năng.

✅  Rối loạn chuyển hóa: Rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở cột sống do kéo giãn dây thần kinh quá mức hoặc chỉ số axit uric trong cơ thể tăng cao dễ gây căng cứng, co rút gân cơ, đau cục bộ.

✅  Bệnh theo giới tính: So với nam giới, nữ giới dễ mắc bệnh xương khớp hơn, nhất là ở người đang mang thai hoặc trong đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

✅  Do tổn thương xương: Người bị thừa cân, béo phì, gặp chấn thương do tai nạn, không khởi động kỹ trước khi tập luyện… lâu ngày khiến khớp xương phải chịu áp lực quá mức gây hư tổn

✅  Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Người bệnh ăn uống không đủ chất, ít vận động dẫn tới cơ thể thiếu hụt dưỡng chất và canxi nuôi khớp xương.

Nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp phổ biến hiện nay

Dấu hiệu bệnh lý cơ xương khớp có sự khác biệt ở từng giai đoạn. Khi mới chớm bệnh, người bệnh hầu như không cảm thấy biểu hiện gì, ngoài một số cơn đau nhẹ. Theo thời gian, các triệu chứng đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng, bộc lộ rõ rệt như:

  • Cứng khớp về đêm hoặc sáng sớm, nhất là khi mới ngủ dậy
  • Vùng bị đau, viêm âm ỉ hoặc dữ dội, có khi nhói như điện giật
  • Cơn đau tăng lên khi vận động mạnh và giảm đi khi nghỉ ngơi
  • Cơn đau lan nhanh sang các bộ phận xung quanh, gây tê mỏi
  • Sưng, đỏ đau vùng khớp xương bị mòn, khô, cử động vướng víu
  • Chân tay tê bì, di chuyển không linh hoạt như người bình thường
  • Khí huyết lưu thông kém, rối loạn tuần hoàn não hoặc thiếu máu
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu có thể bị sốt nhẹ, đau đầu, chóng mặt

Bị bệnh xương khớp nên ăn gì, nên kiêng gì?

Theo BS, lương y Tuấn chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò then chốt trong điều trị đau nhức xương khớp và quá trình phục hồi, ngăn ngừa tái phát.

Chế độ ăn uống

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3 từ cá hồi, cá thu, cá trích… giúp giảm đau, chống viêm
  • Uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau, củ, trái cây để cải thiện dịch khớp, bổ sung lượng vitamin C
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa bệnh tái phát
  • Kiêng đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, xào, dầu mỡ, hạn chế đường, muối và nước ngọt
  • Tránh thực phẩm giàu axit oxalic và các loại đồ uống kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
Người bị đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì để phòng và điều trị bệnh

Chế độ sinh hoạt

  • Hoạt động nhẹ nhàng vào buổi sáng, xoa bóp thường xuyên vùng xương khớp bị tổn thương
  • Kiên trì vận động trong thời gian dài thông qua các động tác phục hồi chức năng bình thường
  • Tránh mang vác vật nặng, ngồi lâu không thay đổi tư thế làm ảnh hưởng tới cột sống
  • Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức gây quá sức

Cách chữa bệnh lý cơ xương khớp nhanh và hiệu quả?

Điều trị bệnh lý về cơ xương khớp khó được điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ giảm đau, giúp khớp cử động dễ dàng hơn. Vì thế, việc phát hiện, chẩn đoán bệnh sớm là cần thiết.

Khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bệnh lý xương khớp, người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành xét nghiệm đặc hiệu (xét nghiệm máu, xét nghiệm yếu tố viêm, xét nghiệm miễn dịch) và chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang khớp, chụp MRI, siêu âm khớp hoặc xạ hình xương…)

Cơ chế điều trị bệnh xương khớp cần toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên. Hiện nay, điều trị bệnh cơ xương khớp phổ biến ở 3 cách: Sử dụng bài thuốc dân gian, Tây y và Đông y:

Chữa bệnh xương khớp bằng các bài thuốc dân gian

Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, cây xương rồng, cà tím, đu đủ, mễ nhân hoặc rễ cây trinh nữ…

? Cà tím: Lấy cà tím cắt bỏ núm, rửa sạch, thái thành khúc mỏng. Đun sôi cà tím, tắt bếp, ngâm cà tím ở trong nồi nước sôi. Dùng rây lọc bỏ phần xác và giữ lấy phần nước cà tím.

? Ngải cứu pha rượu trắng: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước, sao ngải cứu với muối trắng. Trộn hỗn hợp, đắp lên vùng khớp xương bị sưng rồi buộc lại bằng vải.

? Rễ cây trinh nữ: Rửa sạch, thái mỏng, tẩm rượu, sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia nước cây trinh nữ uống ngày 2 lần.

Các cách chữa đau nhức bằng mẹo dân gian an toàn, nhưng chỉ áp dụng với mức độ bệnh nhẹ

Các bài thuốc dân gian là dễ tìm, an toàn, lành tính và phù hợp với trường hợp đau nhức xương khớp cấp tính. Đối với mức độ bệnh nặng, cách chữa này gần như không phát huy hiệu quả.

Điều trị bệnh xương khớp theo Tây y

Tây y hướng tới việc điều trị triệu chứng với các bệnh lý cơ xương khớp nhằm tiêu viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động thông qua các loại thuốc ở dạng thuốc uống, bôi hoặc tiêm ngoài da.

Vậy thuốc gì chữa bệnh xương khớp? Các loại thuốc được chỉ định phổ biến, gồm:

  • Thuốc kháng viêm không Steroid (Celecoxib, Melexicam, Etoricoxib…)
  • Thuốc giảm đau (Paracetamol, Acetaminophen)
  • Thuốc giãn cơ (Myonal, Mydocalm)
  • Thuốc Corticosteroids (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone)
  • Vitamin nhóm B: Vitamin B1, B6, B12…

Thuốc Tây tiện lợi, dễ sử dụng, tác dụng nhanh, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Người bệnh chỉ nên dùng ngắn ngày, thường xuyên theo dõi chức năng thận, bảo vệ dạ dày. Bên cạnh dùng thuốc, bác sĩ Tây y sẽ khuyến khích người bệnh phối hợp các biện pháp hỗ trợ khác như: tập phục hồi chức năng, tập vật lý trị liệu, tắm suối khoáng hoặc phẫu thuật chỉnh hình (thay khớp nhân tạo, cắt xương sửa trục…).

Phẫu thuật đau nhức xương khớp cần có chỉ định của bác sĩ, chỉ thực hiện với mức độ bệnh nặng, khi việc dùng thuốc không thu lại kết quả như mong muốn do chi phí phẫu thuật cao, tỷ lệ rủi ro (nhiễm trùng, chảy máu, tái bệnh) vẫn cao.

Dưới đây là 3 bài tập chữa bệnh cơ xương khớp an toàn, hiệu quả cao:

✅ Bài tập đứng tay đơn kéo chân: Đứng chân rộng hơn vai, uốn cong đầu gối bên phải, đưa bàn chân về phía mông. Giữ tư thế này trong 30 giây và lặp lại với chân trái.

✅ Bài tập ngồi nâng chân đơn: Ngồi trên ghế với hai chân cong ở góc 90 độ, nâng chân phải để song song với sàn nhà, giữ chân trái trên mặt đất. Giữ trong 30 giây, lặp lại với chân trái.

✅ Bài tập nằm ngửa nhấc chân: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Nâng chân phải và kéo nó về phía ngực cho đến khi bạn cảm thấy căng nhẹ. Giữ tư thế 30 giây và lặp lại ở chân đối diện.

>>> Các bài tập hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh xương khớp, click ngay.

Các bài tập thể dục tốt cho người bị bệnh xương khớp
Các bài tập thể dục tốt cho người bị bệnh xương khớp

Chữa trị bệnh xương khớp theo Đông y

Đông y chữa bệnh xương khớp thông qua các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, kết hợp với châm cứu, bấm huyệt.

  • Bài thuốc thảo dược: Tác dụng làm dịu cơn đau nhức, chống viêm, kinh tán hàn
  • Châm cứu, bấm huyệt: Tác động thông kinh hoạt lạc, giảm cơ cứng vùng cơ xương bị đau nhức, tăng dưỡng chất nuôi dưỡng cơ xương.

Ưu điểm của cách chữa này là an toàn, lành tính, phù hợp với sinh lý cơ thể đem tới hiệu quả chữa toàn diện, từ gốc tới ngọn. Đáng chú ý là xuyên suốt quá trình điều trị, cơ thể không hấp thụ corticosteroids, toàn bộ bài thuốc sử dụng 100% thảo dược tự nhiên.

Điều trị bệnh cơ xương khớp hiệu quả cao và không tái phát nhờ Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh

Mỗi cách chữa bệnh xương khớp đều có ưu – nhược điểm riêng. Thế nhưng, từ gần 150 năm trước, khi cân nhắc tới hiệu quả chữa xương khớp thực tế trên cơ thể người Việt, đội ngũ lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã quyết định lựa chọn bào chữa bệnh theo hướng Đông y.

>>> Nhà thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh <<< 

– Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là đơn vị uy tín trong điều trị các bệnh xương khớp, đã được sở y tế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động số 673/SYT – GPHĐ.

– Năm 2017, Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường vinh dự nhận giải thưởng Cúp Vàng: “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng”.

– Năm 2018, Đỗ Minh Đường đồng hành cùng “Khỏe thật đơn giản” chăm sóc sức khỏe người dân Việt.

– Năm 2019, Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Góc nhìn người tiêu dùng” – VTC2.

[Video cơ chế đặc trị bệnh xương khớp của bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh]:Và, đó là lý do bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh chữa bệnh xương khớp ra đời.

Bài thuốc là sự kết hợp, bổ sung từ 4 bài thuốc nhỏ, gồm: Thuốc đặc trị bệnh cơ xương khớp, Thuốc hoạt huyết bổ thận; Thuốc bổ gan, giải độc; Thuốc kiện kỳ ích tràng. Thành phần bài thuốc tách chiết từ gần 20 – 30 loại thảo dược quý: Tơ hồng xanh, xích đồng, dây đau xương, cà gai… gia giảm liều lượng theo Tỷ lệ vàng. Thuốc được bào chế dạng cao nguyên chất, sánh mịn, thơm mùi thảo dược giúp tối ưu hiệu quả sử dụng.

100% thảo dược làm thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là dược liệu sạch, thu hái trực tiếp từ các vườn trồng chuyên canh của nhà thuốc tại thôn Đồng Hoà, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình; huyện Nghĩa Trai, tỉnh Hưng Yên, thôn Sen hồ, xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội. Nguồn gốc, xuất xứ dược liệu đã được Bộ y tế kiểm định, đạt tiêu chuẩn CO – CQ. Ghé thăm vườn dược liệu của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, tại đây.

Bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh là “khắc tinh” của bệnh đau nhức xương khớp

Không chỉ dùng thuốc, phác đồ chữa bệnh xương khớp của nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn kết hợp đồng thời châm cứu, bấm huyệt để tác động thông kinh hoạt lạc, giúp giảm đau, giãn cơ và tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp.

Theo thống kê tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường ở những người áp dụng phác đồ chữa bệnh xương khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường có tỷ lệ chữa khỏi là:

✔️ 30% thuyên giảm đau hoặc có thể chữa khỏi sau 1 liệu trình

✔️ 60% thuyên giảm đau hoặc có thể chữa khỏi sau 2-3 liệu trình

✔️ 10% không có kết quả do cơ địa không hợp thuốc

Tiến trình phục hồi cụ thể người bệnh:

? 10 ngày đầu: Sau khi dùng thuốc, kết hợp châm cứu, bấm huyệt, cơn đau đầu, đau cổ giảm thiểu nhanh chóng

? Sau 20 ngày: Dấu hiệu đau nhức cải thiện dần, cử động thoải mái hơn.

? Sau 40 ngày: Cơn đau giảm rõ rệt, cổ, vai, gáy có thể quay ngang quay ngửa, sáng dậy không bị cứng cổ, sức khỏe cải thiện tốt, da dẻ hồng hào.

? Sau 60 ngày: Kết thúc 2 liệu trình dùng thuốc và châm cứu bấm huyệt đủ 10 buổi, cơn đau thoái hóa giảm hoàn toàn, vận động thoải mái, tinh thần nghệ sĩ phấn chấn hơn.

*Lưu ý: Hiệu quả sử dụng bài thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh thay đổi nhanh, chậm phụ thuộc vào mức độ hấp thụ thuốc, mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc kiên trì, đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả chữa tốt nhất.

Nghệ sĩ Xuân Hinh đã và đang là một trong những bệnh nhân điều trị thoái hóa cột sống cổ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ: “Tôi bị thoái hóa cột sống cổ mức độ nhẹ, bác sĩ Tuấn có kê 1 liệu trình dùng thuốc khoảng 1,5 tháng, kết hợp với 10 buổi châm cứu, bấm huyệt. Sau 2 tháng kiên trì trị liệu, cơn đau đã biến mất hoàn toàn, vùng cổ của tôi cử động mềm mại và dễ dàng hơn. Tới giờ, bệnh tình đã ổn định, nhưng tôi vẫn đều đặn tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường 1 buổi/tuần để tiến hành châm cứu, bấm huyệt giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn..”

Nghệ sĩ Xuân Hinh và BS, lương y Tuấn chụp hình kỷ niệm tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Nghệ sĩ Xuân Hinh và BS, lương y Tuấn chụp hình kỷ niệm tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Hạnh phúc không có gì tốt hơn là có một sức khỏe tốt!

Dù bạn là ai, người già hay người trẻ, trai hay gái, giàu hay nghèo…, tất cả đều có nhu cầu sống khỏe. Chôn vui cuộc đời chỉ vì căn bệnh xương khớp, liệu có đáng không? Anh Cường, anh Mạnh, bác Minh Hồng và ngay cả nghệ sĩ Xuân Hinh đều đã tìm thấy lối thoát chữa khỏi căn bệnh này tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Tại sao bạn lại không?

? Bà Nguyễn Minh Hồng (Hà Nội) cho hay: “Từ chỗ không ngồi được, nằm không trở mình được, lúc dậy là phải người nâng dậy. Tôi đã khỏi bệnh nhờ phác đồ điều trị tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Cụ thể, bác sĩ vừa cho tôi dùng thuốc, kết hợp với vật lý trị liệu, tới buổi thứ 4 cơn đau mỏi đã dứt, triệu chứng bệnh giảm đi đáng kể.” Chi tiết tại đây.

? Anh Cường, 38 tuổi chia sẻ: “Tôi bị thoát vị đĩa đệm, đau nhức tê mỏi suốt 2 tháng liền. Cũng may biết tới nhà thuốc Đỗ Minh đường, sau gần 1 tháng, tôi đã thấy hiệu quả rõ rệt, triệu chứng thoát vị đĩa đệm đỡ được 40 – 50%, tôi đi lại, ăn ngủ cũng tốt hơn trước.” Click ngay

? Anh Hồ Văn Mạnh, vốn là một nghề ngư dân tiết lộ: “Tôi bị đau nhức, sinh hoạt khó khăn, tiểu, đại tiện cũng cần người giúp. Biết nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa bệnh về xương khớp mát tay nên tôi có qua khám và điều trị. Sau khi thực hiện hết 1 liệu trình châm cứu, bấm huyệt, đi đôi với dùng thuốc Nam, tôi thấy bệnh tình đã đỡ khoảng 70% và rất mừng.” Xem ngay

Hàng ngàn người đã chữa khỏi bệnh xương khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Còn bạn thì sao?

Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia nhà thuốc để được thăm khám, tư vấn MIỄN PHÍ

Chữa xương khớp nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Bình luận (22)

  1. Trung dũng cảm says: Trả lời

    Tôi thấy mấy bệnh xương khớp này ở bv phải kết hợp cả 3 thứ: thuốc ,châm cứu ,xoa bóp bấm huyệt mới hiệu quả ,ở đây chỉ dùng mỗi thuốc ko liệu có điều trị dứt điểm ko?

  2. Trí Rùa says: Trả lời

    Bố em thời gian gần đây hay kêu đau nhức vùng khớp gối, đi lại vận động khó khăn và thường phát ra tiếng kêu lạo xạo. Em có đưa bố đi chụp chiếu thì các Bác sĩ kết luận bi thoái hóa khớp gối. Bố em lại có tiền sử bệnh huyết áp cao, nhờ Bác sĩ tư vấn giúp liệu bố em có sử dụng được thuốc của Nhà thuốc để điều trị không ạ. Bác sĩ cho em hỏi thêm Nhà thuốc có làm việc vào cuối tuần không ạ để em đưa bố tới khám.

  3. Lưu Đức Hóa says: Trả lời

    Tôi năm nay 43 tuổi ,bị đau thắt lưng lan xuống chân T kèm theo tê bì , đau nhiều khiến tôi không cúi được ,đi lại đau tăng, tôi lên bệnh viện huyện để khám thì được chẩn đoán là Hư cột sống ,có chèn ép vào dây thần kinh, tôi điều trị liên tục suốt 6 tháng nay nhưng đỡ ít ,cứ hết tiêm lại uống, rời thuốc ra là đau , tôi muốn hỏi bác sĩ xem có thuốc gì điều trị hiệu quả không? Cách dùng như thế nào ?

  4. Hoài Đức says: Trả lời

    Bị thoái hóa nên ăn gì ,kiêng gì nhỉ?Mọi người ai biết chỉ vs .hóng

  5. Phạm Phú Hải says: Trả lời

    Nếu bị thoái hóa cột sống cổ để lâu có nguy hiểm không mọi người, tôi bị bệnh này thời gian đầu thì có chủ quan không điều trị nhưng sau đau nhức quá không chịu nổi mới đến bệnh viện khám thì được bác sĩ cho biết là bị thoái hóa đốt sống cổ có mua thuốc uống nhưng sao uống thuốc bác sĩ kê cho cũng chỉ giảm đau nhức được thời gian ngắn là lại bị đau nhức lại còn đau hơn trước?

  6. Hoa _Mập_mạp says: Trả lời

    Trong quá trình sử dụng thuốc có cần phải lưu ý chi hông ạ?

  7. Mạnh Trường says: Trả lời

    Tôi bị thoái hóa cột sống cổ c4, c5, c6, bác sĩ có thể chia sẻ 1 số bài tập nào nó để giảm bớt tình trạng thoái hóa được không ạ?

  8. Huấn says: Trả lời

    Tôi bị viêm đa khớp đã hơn chục năm nay kèm theo viêm dạ dày và tăng huyết áp,thì có uống được thuốc Đông y được ko?Tôi ở xa thì ko biết muốn mua thuốc thì phải làm thế nào?

  9. Tiến Tùng says: Trả lời

    Tôi tên là Tiến Tùng, ở Hải Dương hiện đang uống thuốc thoái hóa khớp gối của nhà thuốc , hiện đã dùng được 3 liệu trình tôi thấy không còn đau nhức , đi lại vận động bình thường ,tôi có cần phải dùng thêm thuốc nữa không ạ?

  10. Giang AKA says: Trả lời

    Bsĩ.ơi, 1th nay cháu bị đau cổ chân .Htrc cháu có ra hiệu thuốc mua thuốc,hiện tại vẫn đang dùng nhưng mãi ko khỏi,cháu phải làm gì nên uống thuốc j hả bsĩ?

  11. Huệ tây says: Trả lời

    Tôi mới đi chụp Xq ở bệnh viện Bạch Mai kết quả là thoái hóa cột sống cổ c4 c5 c6,đau mỏi cổ vai nhiều ,nên cũng thấy lo lo, mong được bác sĩ tư vấn.

  12. Dương - Việt Trì says: Trả lời

    Tôi là Dương ,năm nay 65 tuổi ,tôi muốn hỏi,nếu tôi muốn mua thuốc để uống thế có cần phải đến tận nơi để khám rồi mới bốc thuốc không?

  13. kran gong says: Trả lời

    Hiện tại tôi đang sống và làm việc ở Cần Thơ, muốn mua thuốc thì làm thế nào?

  14. Henry Bùi says: Trả lời

    Ko bjt djieu trj bao lau moj có ket qua? chj phj moj dot het khoang bn ?Tuj cung dang bj dau mọ xuong khop muon tham khao them xem sao.

  15. Anh Thế says: Trả lời

    Em muốn mua mấy lọ thuốc xương khớp để uống kg biết mua bán kiểu gì nhỉ?

  16. Lương Bá Hoài says: Trả lời

    Trước mình cũng có mua thuốc đặc trị xương khớp bên Nhà thuốc dùng, tác dụng không nhanh như Tây y nhưng hiệu quả kéo dài phết. Mình bị thoái hóa cột sống cổ từ C5- C7 đau mỏi vai gáy,kèm tê bì 2 bàn tay,cũng đi điều trị đủ nơi ,Đông có Tây có, cũng xoa bóp, châm cứu đủ kiểu ko đỡ,mà sau có 2 tháng sử dụng thuốc bên Đỗ Minh Đường ,đến nay cũng cả năm mà tê tay đã hết hẳn ,vận động thoải mái ,chả thấy đau mỏi j ,thích thật đấy.

  17. Nguyễn Thu Hằng says: Trả lời

    Mẹ mình bị THCS cổ C4-C7, THCS thắt lưng L4-L5 , mình muốn mua thuốc Đông y để đtri bổ trợ thêm,nghe mn gthieu có mấy loại : thuốc đặc trị xk, thuốc bổ gan giải độc, thuốc hoạt huyết bổ thận, kiện tỳ ích tràng ,ko biết thuốc bên Nhà thuốc tnao ? Có đảm bảo ko nhỉ? Chứ bây h thuốc giả thuốc kém chất lượng nhìu lắm?

  18. Mẹ bibi says: Trả lời

    Chào bác sĩ, cháu bị thoái hóa cột sống cổ đã 3 năm nay, gần đây cháu phát hiện mình bị viêm loét dạ dày nữa, cháu muốn sd Thuốc đặc trị bệnh xk của Đỗ Minh Đường thì có ảh j đến dạ dày hay kg ạ? Mong bác sĩ tư vấn thêm ạ

  19. Kiên cường says: Trả lời

    Tôi muốn đến khám và điều trị trực tiếp tại Đỗ Minh Đường,cả tuần bận đi làm hết rồi, không biết bên mình có làm việc vào chủ nhật không ?

  20. Bùi Tiến Đạt says: Trả lời

    Mình muốn hỏi bên Đỗ Minh Đường có thuốc gì điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả không ?

  21. Mai -Viettin says: Trả lời

    Chào bác sĩ, cháu năm nay 34 tuổi là dân văn phòng ,ngồi máy tính suốt cả ngày, dạo gần đây thấy vùng thắt lưng đau mỏi nhiều, có phải cháu bị thoái hóa rồi không ạ?

  22. Đỗ Thị Hòa says: Trả lời

    Tôi bị đau cứng vùng thắt lưng và đau kèm theo tê bì lan xuống chân, mặc dù tôi cũng đã đi đến các bệnh viện và phòng khám đông y ở gần nhà để điều trị, nhưng kết quả không được như mong muốn bệnh tình càng ngày càng nặng hơn, hiện tượng tê bì ngày càng rõ hơn, đi lại khó khăn, đứng lên ngồi xuống rất đau đớn, thấy tình trạng bệnh cải thiện ít nên tôi ra bv 103 để khám thì được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4- L5 gây chèn ép thần kinh dẫn đến đau tê xuống chân, điều trị ở bv 103 bằng pp kéo giãn ,các loại thuốc giảm đau, giãn cơ nhưng được mấy hôm thì dạ dày đau không chịu được.Tôi muốn chuyển sang điều trị bằng yhct liệu có hiệu quả không?Mong được bác sĩ tư vấn?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo