Bệnh đau khớp ngón tay cái: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau khớp ngón tay cái là tình trạng khá phổ biến. Triệu chứng đau khớp ngón tay cái rất dễ nhận biết, dễ phát hiện. Nó gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh. Việc phát hiện triệu chứng đau khớp ngón tay cái sớm, chủ động điều trị sớm là điều cần thiết để có thể đẩy lùi bệnh được hiệu quả.

Đau khớp ngón tay cái là bệnh gì?
Viêm đau khớp ngón tay cái là bệnh xương khớp hình thành do sự bào mòn của các sụn ở đầu khớp xương ngón tay. Tình trạng này gây ra nhiều cơn đau, sưng tấy dữ dội đồng thời làm giảm khả năng vận động và di chuyển của khớp ngón tay gây khó khăn trong việc cầm nắm hoặc mở nắp lọ.
Bệnh viêm đau khớp ngón tay cái có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, đặc biệt là:
- Người cao tuổi do lão hóa xương.
- Vận động viên thể thao có hoạt động cầm nắm liên quan tới tay.
- Nhân viên văn phòng làm bàn giấy, sử dụng máy tính nhiều.
- Đối tượng bị chấn thương trong lao động hoặc học tập,..
Dấu hiệu nhận biết đau khớp ngón tay cái
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh từ đó có phương án điều trị đúng cách sẽ giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Theo các chuyên gia xương khớp, đau nhức là triệu chứng phổ biến nhất ở người bị viêm đau khớp ngón tay. Cơn đau có thể xuất hiện ở gốc ngón tay cái khi bạn có hoạt động cầm, nắm, hay một vận động nào đó có tác động vào khớp ngón tay.
Ngoài ra, một số biểu hiện bệnh khác như:
- Sưng, cứng ở phần gốc ngón tay cái
- Hoạt động của ngón tay bị giảm và khó có thể thực hiện động tác cầm nắm, hay véo.
- Giảm phạm vi chuyển động của khớp ngón tay
- Gốc ngón tay cái có hiện tượng to ra hoặc để lộ nhìn thấy cục xương.
Theo thời gian, các triệu chứng này sẽ tăng mức độ nguy hiểm lên lên. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp thì nguy cơ liệt khớp, hoặc mất vận động cả bàn tay là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây gây bệnh thường gặp
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khớp ngón tay cái bị tổn thương gây đau nhức, sưng, tấy khó chịu. Trong đó các tác nhân phải kể tới là:
- Do vấn đề tuổi tác: Khi nói đến các bệnh xương khớp, đau nhức xương, dĩ nhiên đối tượng người cao tuổi sẽ là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do tình trạng lão hóa cơ thể. Khi cơ thể đã về già, hệ thống mạch máu kém co giãn, sức đàn hồi giảm nên lượng máu vận chuyển nuôi dưỡng khớp ngón tay cái bị thiếu từ đó gây đau nhức.
- Do chấn thương: Một trong những lý do khiến khớp ngón tay cái bị đau nhức là do người bệnh gặp tai nạn trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhưng không được xử lý kịp thời hoặc đúng cách khiến xương ngón tay cái bị trật khớp, gãy, gây ra đau nhức.
- Di truyền: Vấn đề này đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm và cần kiểm chứng lâm sàng. Tuy nhiên, nếu trong nhà bạn đã từng có người bị mắc các chứng liên quan đến đau xương khớp như đau khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp ngón tay thì nguy cơ bạn mắc bệnh này cũng có thể xảy ra.

- Hội chứng De Quervain: Đây là tình trạng viêm bao gân De Quervain làm ảnh hưởng tới gân ở khớp ngón tay cái dẫn tới hiện tượng đau nhức, sưng tấy khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Ảnh hưởng của bệnh xương khớp: Một số người bị mắc bệnh xương khớp như hội chứng ống cổ tay, thoái hóa, loãng xương,… cũng là nguyên nhân khiến khớp xương bị yếu, đau nhức, trong đó có cả khớp ngón tay cái.
- Thay đổi thời tiết: Nguyên nhân này dễ bắt gặp ở các người già, người cao tuổi. Việc thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc giao mùa gây ảnh hưởng không nhỏ đến các khớp. Thời tiết càng lạnh, các khớp ngón tay ngón chân càng đau nhức và khó chịu.
- Nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân gây ra triệu chứng sưng khớp ngón tay cái mà chúng ta vừa kể ở trên thì một vài nguyên nhân phổ biến khác như chấn thương, tai nạn, thói quen bẻ khớp nhiều lần, va đập… cũng không thể không nhắc đến.
Dù là do lý do nào đi chăng nữa, khi cơ thể có bất cứ biểu hiện lạ nào, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện ngay, chụp chiếu kiểm tra để có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Dựa vào đó đưa ra phương pháp điều trị sớm nhằm tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Điều trị càng sớm, kết quả mang lại càng cao.
Cách giảm đau khớp ngón tay tại nhà
Nếu nhận thấy tình trạng đau khớp ngón tay chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm đau:
Sử dụng bài tập chữa đau khớp ngón tay
Một số bài tập được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức khớp ngón tay khá hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản, người bệnh có thể tập luyện bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu.
- Bài tập nắm đấm: Cuộn chặt ngón tay vào lòng bàn tay để tao thành hình nắm đấm. Sau đó từ từ duỗi thằng ra. Thực hiện động tác thật từ từ và chậm rãi để giú giảm đau hiệu quả.
- Bài tập chạm ngón tay: Cử động ngón tay cái để lần lượt chạm vào các ngón tay khác, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp úp, ngón úp. Thực hiện bài tập lặp lại và liên tục khoảng 5 – 10 phút. Trường hợp nếu khi chạm và duỗi ngón tay ra mà cảm thấy đau thì nên dừng lại.
- Bài tập uốn khớp ngón tay: Uốn cong hết cỡ các khớp ngón tay. Sau đó từ từ duỗi ngón tay thẳng ra. Lặp đi lặp lại bài tập trong khoảng 10 phút để tăng sự dẻo dai cho khớp ngón tay.

Chữa đau khớp ngón tay bằng một số mẹo dân gian
Bên cạnh thực hiện các bài tập khớp ngón tay. Người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa được dân giân lưu truyền. Mặc dù sử dụng những nguyên liệu gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, nhưng phương pháp này trong nhiều trường hợp cũng có tác dụng giảm đau đáng kể:
- Ngải cứu rang muốn: Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi trộn cùng với một ít muối hạt. Cho tất cả lên chảo sao nóng. Sau đó, bọc hỗn hợp vào tấm vải sạch, chờ nguội bớt rồi dùng chườm lên khớp ngón tay bị đau nhức.
- Bài thuốc từ rễ trinh nữ: Dùng khoảng 30g rễ cây trinh, rửa sạch, thái mỏng, để khô nước. Sau đó tẩm thêm rượu và mang đi sao vàng. Mang rễ trinh nữ đã sao vàng đi đun sắc thành thuốc uống.
- Bài thuốc từ lá lốt: Chuẩn bị 250g lá lốt, mang đi phơi khô, sau đó rửa sạch và đun sắc thành thuốc uống hàng ngày. Sử dụng sau bữa ăn tối. Uống thuốc liên tục trong khoảng 20 ngày để cảm nhận hiệu quả của bài thuốc.
- Chườm lạnh: Ngoài các cách trên, người bệnh cũng có thể dùng đá lạnh để giúp khớp ngón tay giảm đau, giảm viêm. Lưu ý, cho đá vào khăn, quấn lại rồi mới chườm lên ngón tay. Như vậy mới phát huy tác dụng của mẹo chữa này.
Cách điều trị đau khớp ngón tay cái hiệu quả
Hiện nay bệnh xương khớp có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp nào phù hợp nhất.
Dùng thuốc đặc trị bệnh xương khớp
Đối với các trường hợp đau ngón tay cái do viêm khớp người bệnh sẽ cần phải sử dụng đến thuốc điều trị. Với từng mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau trong việc sử dụng thuốc. Nhưng phần lớn đều sẽ cần dùng đến thuốc kháng sinh, kháng viêm. Một số loại thuốc thường có trong toa thuốc là:
- Kháng sinh dạng uống: Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ketoprofen, diclofenac và nabumetone,…
- Kháng sinh dạng tiêm: Thuốc tiêm Corticosteroid có thể làm giảm đau và giảm viêm tạm thời, chỉ dùng cho trường hợp nặng và người bệnh không thể đáp ứng được với các loại thuốc dạng uống.
Các loại thuốc tân dược nói trên thường có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất nhanh. Thông thường chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng là người bệnh đã thấy cơn đau biến mất. Tuy nhiên, cần lưu ý, các loại thuốc chữa bệnh xương khớp được chứng minh là có ảnh hưởng xấu tới hệ thống tiêu hóa và có thể gây tác dụng phụ đối với gan, thận. Bên cạnh đó, thuốc không có khả năng giúp người bệnh phục hồi sụn khớp nên tình trạng đau nhức rất dễ tái phát.
Chính vì vậy, người bệnh khi dùng thuốc cần phải được thăm khám và nhận được sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng cần uống đúng liều lượng, nếu thấy có bất thường cần thông báo với bác sĩ điều trị. Hoặc, người bệnh có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc Đông y, với thành phần từ tự nhiên, điều trị bệnh từ gốc đến ngọn sẽ đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hơn.

Thuốc Đông y có hai dạng là thuốc đắp và thuốc sắc có nguyên liệu gồm những vị thảo dược tự nhiên có khả năng giảm viêm, đau nhức giúp cải hiện bệnh hiệu quả như. Tùy vào mức độ bệnh sẽ được bác sĩ Đông y chỉ định người bệnh dùng loại thuốc nào hoặc có thể kết hợp cả hai. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y đơn giản, người bệnh có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị hành (để nguyên rễ), lá ngải cứu, gừng. Mang tất cả đi rửa sạch, giã nát rồi cho vào chảo sao nóng, thêm chút rượu vào. Sau đó bọc hỗn hợp vào khăn rồi dùng để đắp trực tiếp lên các ngón tay đang bị sưng đau. Nếu thuốc nguội thì lại cho lên chảo sao nóng lại. Thực hiện liên tục từ 6 – 7 lần.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 300g dây đau xương, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày dùng 20g sắc thành thuốc để uống.
Sử dụng nẹp
Trong trường hợp các cơn đau nhức ở khớp ngón tay trở nên quá dữ dội, bạn có thể yêu cầu bác sĩ được sử dụng nẹp để hỗ trợ khớp và giới hạn sự di chuyển của ngón tay cái. Nẹp giúp cố định xương khớp vì thế sẽ giúp giảm đau, cung cấp sự nghỉ ngơi cần thiết cho các khớp, ngăn ngừa tiến triển nặng. Hiện nay có một vài loại nẹp đúc sẵn và có thể tìm thấy trong các cửa hàng y tế hoặc nhà thuốc, bạn có thể tìm hiểu thêm.
Vật lý trị liệu
Đây cũng là phương pháp điều trị bệnh viêm đau khớp ngón tay đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Vật lý trị liệu có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng cứng các cơ xương, sụn khớp. Đồng thời, chúng cũng hỗ trợ các biện pháp điều trị khác trong việc kháng viêm, giảm sưng tấy ở các khớp ngón tay. Các bạn có thể áp dụng theo liệu pháp Tây hoặc Đông y như:
- Các phương pháp vật lý trị liệu Tây y gồm: Sử dụng nhiệt để chườm nóng, đắp paraffin hoặc chiếu hồng ngoại, siêu âm, kích thích điện,…
- Phương pháp vật lý trị liệu Trong Đông y: Bác sĩ Đông y sẽ sử dụng liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để tác động vào kinh lạc ở vị trí tổn thương từ đó giúp trị bệnh hiệu quả.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý, không nên cố cử động khớp ngón tay khi đang bị đau và co cứng. Thay vào đó hãy tiến hành xoa bóp, làm ấm và thư giãn để giúp cho các cơ khớp giãn dần ra thì mới tiếp tục trị liệu.
Chi tiết xem tại đây:
Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Áp dụng phương pháp phẫu thuật
Nếu tất cả các phương pháp trên đều không làm cải thiện tình trạng bệnh, phương pháp cuối cùng là phẫu thuật ngón tay cái. Dựa trên những gì bác sĩ phát hiện trong quá trình nội soi khớp, hoặc dựa trên lịch sử khám và nghiên cứu hình ảnh, bác sĩ có thể giới thiệu các phương pháp phẫu thuật sau đây:
- Hợp nhất khớp: Phẫu thuật vĩnh viễn các xương ở khớp bị ảnh hưởng để tăng sự ổn định và giảm đau. Các khớp sau khi hợp nhất tuy không đau đớn nhưng lại mất đi tính linh hoạt.
- Thủ thuật cắt xương: Phẫu thuật đặt lại các xương trong khớp bị ảnh hưởng. Loại bỏ xương hình thang bên cạnh.
- Thay khớp:Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc tất cả khớp bị ảnh hưởng và thay thế nó bằng một mảnh ghép gân.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất
Để phòng ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ quá trình điều trị mang lại hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý:
- Kiên trì điều trị theo phác đồ do các bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
- Thực hiện xoa bóp và ngâm tay vào trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập luyện các bài tập dưỡng sinh, bơi lội…. để giúp khớp tay được thư giãn, đồng thời giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, giúp khớp xương chắc khỏe hơn.
- Nhưng cũng không nên vận động quá mạnh như bê vác hay làm việc quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến các khớp xương tay.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho xương khớp như thịt, cá, rau xanh, trái cây tươi,…
- Tránh xa các loại rượu, bia, thuốc lá vì nó là tác nhân khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Tránh những hoạt động mạnh tách động vào khớp ngón tay dễ gây tổn thương dẫn tới viêm đau.
- Tránh làm việc bằng tay liên tục trong nhiều giờ đồng hồ. Đặc biệt là những người thường xuyên phải gõ máy tính, lái xe, công nhân may… thì cần phải có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ để các khớp ngón tay được thư giãn, không phải chịu áp lực quá mức, gây tổn thương khớp xương.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đau khớp ngón tay và những cách điều trị hiệu quả. Hy vọng, với chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng bệnh và lựa chọn biện pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe bản thân. Hãy chú ý điều trị ngay, ngăn chặn bệnh ngay trước khi tiến triển nặng nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!