Da nổi mụn nước và ngứa: Cách phòng ngừa và điều trị
Da nổi mụn nước và ngứa khắp người là triệu chứng của bệnh lý gì? Làm thế nào để xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích để hiểu hơn về các trường hợp bệnh có thể xảy ra cũng như phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất.
Da nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì?
Mụn nước là túi nhỏ mọc gồ lên trên bề mặt da, bên trong có chứa dịch hoặc mủ. Mụn nước thời kỳ khởi phát là những hạt nước nhỏ li ti. Trong thời kỳ toàn phát, mụn nước phát triển thành bóng nước, căng tròn, có chứa nhiều dịch mủ. Mụn nước có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như tay, chân, mặt,… Thông thường, da nổi mụn nước sẽ đi kèm với các triệu chứng như ngứa rát toàn thân, sốt, uể oải,…

Nổi mụn nước là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng. Dưới đây là một vài căn nguyên chính gây ra tình trạng da nổi mụn nước và ngứa:
Da nổi mụn nước và ngứa do chàm (viêm da cơ địa)
Chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa là tình trạng da bị tổn thương mãn tính hoặc tái phát có liên quan đến yếu tố di truyền. Triệu chứng đặc trưng của chàm là tình trạng da nổi mụn nước ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ đội tùy theo tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh. Mụn nước trong thời kỳ khởi phát là những chấm nhỏ li ti. Khi bệnh bộc phát, mụn nước chuyển thành bọc mụn với mủ và dịch bên trong. Mụn nước sau khi vỡ và khô lại sẽ bắt đầu đóng vảy, tạo thành những vùng da khô, có vảy.
Khi thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu của chàm, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám để được chẩn trị nguyên nhân chính xác. Mụn nước ngứa trên da không được điều trị hợp lý và kịp thời sẽ để lại nhiều tác động tiêu cực lên da, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Nổi mụn nước và ngứa do thủy đậu
Da nổi mụn nước và ngứa là một trong những triệu chứng dễ thấy của người mắc thủy đậu. Thủy đậu là bệnh có khả năng truyền nhiễm trong cộng đồng do virus Varicella Zoster gây ra. Người mắc thủy đậu sẽ xuất hiện các triệu chứng như da nổi mụn nước và ngứa, phát ban, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… Khi nhiễm virus, người bệnh xuất hiện các nốt mụn nước nằm rải rác khắp cơ thể. Mụn nước sau đó phát triển thành mụn mủ, vỡ ra rồi khô cồi và bong vảy.

Thủy đậu tuy không gây ra các triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu chủ quan, không chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi. Trong thời kỳ bị bệnh, bạn tuyệt đối không nên cạy mụn tránh gây nhiễm trùng khiến bệnh lâu khỏi.
Nổi mụn nước Zona thần kinh
Zona thần kinh hay giời leo là bệnh khá thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Người bị bệnh xuất hiện tình trạng da nổi mụn nước ngứa kèm theo các triệu chứng như cơ thể nóng rát, mệt mỏi, phát ban,…. Thời kỳ phát bệnh, mụn nước trên cơ thể sẽ nổi thành từng mảng, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Zona thần kinh có thể được trị khỏi nhanh chóng nếu người bệnh phát hiện và xử lý kịp thời. Bệnh nếu để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm gan, viêm phổi, làm suy giảm thính lực và thị lực.
Bệnh bóng nước tự miễn
Bóng nước tự miễn được biết đến rộng rãi với tên khoa học là Pemphigus. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên để trị được tận gốc bệnh, người mắc cần thăm khám và xét nghiệm để biết cụ thể căn nguyên gây bệnh.

Pemphigus có những triệu chứng điển hình như da nổi mụn nước với nhiều kích cỡ khác nhau. Mụn nước dễ vỡ, bong tróc và tạo thành các vết loét gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như mệt mỏi, chán ăn, tiểu khó, chảy máu cam,… Bóng nước tự miễn là bệnh lý phức tạp, khó xác định nguyên nhân nên nếu thấy dấu hiệu bất thường, bạn cần thăm khám ngay để được tư vấn và chẩn trị.
Bệnh về gan thận gây nổi mẩn đỏ
Da nổi mụn nước ngứa là một trong những biểu hiện của người bị bệnh về gan thận. Suy giảm chức năng gan thận khiến việc đào thải độc tố diễn ra khó khăn, làm độc tố tích tụ lại cơ thể và gây nổi mụn.
Trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi trong thời gian ngắn khi người bệnh điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến bệnh viện xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra căn nguyên và hướng điều trị phù hợp.
Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục là bệnh thường lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus Herpes Simplex HSV-1 và HSV-2. Khi nhiễm virus, người bệnh sẽ bị lở môi, quanh miệng và bộ phận sinh dục xuất hiện nhiều nốt mụn rộp gây ra cảm giác khó chịu và nóng rát.
Người nhiễm mụn rộp sinh dục có thể bị lây khi còn nhỏ hoặc trong thời kỳ vị thành niên, có tiếp xúc với người bệnh thông qua đường nước bọt. Đa phần người mắc mụn rộp sinh dục đều không có triệu chứng hoặc ít xuất hiện dấu hiệu bệnh. Mụn rộp sinh dục có triệu chứng bệnh nhẹ, khó phát hiện và dễ bị nhầm với những bệnh lý về da khác.

Trong thời kỳ bộc phát, mụn rộp có thể xuất hiện nhiều ở miệng, trực tràng, bộ phận sinh dục. Các triệu chứng đi kèm mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, nổi hạch,… Khi mụn rộp vỡ ra sẽ để lại trên da những vết loét nghiêm trọng. Bệnh có thể lặp lại nhưng xu hướng bộc phát sẽ giảm dần. Các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu, ra máu khi hành kinh, chất dịch có mùi hôi là dấu hiệu cho thấy bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị.
Nguyên nhân khiến da nổi mụn nước ngứa
Ngoài xảy ra do các bệnh lý kể trên, nổi mụn nước ngứa còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân bên ngoài như sau:
- Do thức ăn: Dị ứng thức ăn là tình trạng cơ thể phản ứng với những thành phần dị ứng có trong đồ ăn. Tình trạng dị ứng với thức ăn có thể khiến cơ thể xuất hiện những vết mụn nước nhỏ li ti trên khắp cơ thể.
- Do dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường hay nóng lạnh đột ngột cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến da bị dị ứng và xuất hiện mụn nước. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất dễ gặp phải tình trạng dị ứng thời tiết do sức đề kháng cơ thể còn yếu.
- Do hóa chất: Dị ứng mỹ phẩm, hóa chất là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng là do cơ thể phản ứng với một vài thành phần kích thích có trong mỹ phẩm hoặc hóa chất. Theo đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng da nổi mụn nước, ngứa ngáy khó chịu khắp người.
- Do vỡ mạch máu dưới da: Đây là tình trạng mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vào kẽ hở dưới da và tạo thành những nốt mụn li ti màu hồng nhạt. Mụn nước có thể phát triển to ra, căng phồng chứa dịch, mủ.
Da bị ngứa nổi mụn nước có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám
Nổi mụn nước ngứa là biểu hiện của một vài vấn đề về da, đồng thời cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Để biết được căn nguyên chính xác gây ra bệnh và có hướng điều trị hợp lý, bạn nên thăm khám kịp thời nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường. Theo đó, nếu gặp những tình trạng sau, bạn cần liên hệ với bác sĩ nhanh để được hỗ trợ tư vấn:

- Mụn nước xuất hiện thành từng cụm, mảng và gây đau nhức, khó chịu.
- Xung quanh mụn nước nóng đỏ kèm theo sưng, có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
- Mụn nước tái phát nhiều lần, xuất hiện tại các vị trí, cơ quan khác nhau trên cơ thể.
- Mụn nước xuất hiện kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, khó thở.
Cách khắc phục tình trạng ngứa da nổi mụn nước
Với nhiều trường hợp da nổi mụn nước và ngứa ở thể nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Tuy nhiên để đảm bảo bệnh được trị dứt điểm nhanh chóng, người bệnh cần can thiệp y tế nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một vài gợi ý về cách khắc phục tình trạng da nổi mụn nước ngứa.
Chữa da nổi mụn nước và ngứa tại nhà
Với trường hợp ở thể nhẹ, mụn nước có thể tự vỡ, khô cồi và tự khỏi. Để tình trạng mụn được cải thiện nhanh chóng, người bệnh cần thực hiện vệ sinh, làm sạch vùng da mụn cẩn thận và thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Dưới đây là hướng dẫn xử lý da nổi mụn nước và ngứa ngay tại nhà.
- Dùng nước muối loãng vệ sinh vùng da mụn thường xuyên.
- Tránh dùng tay sờ lên mặt và chạm vào những vùng có mụn.
- Nếu thấy mụn nước vỡ, nên dùng cồn làm sạch vết thương và băng bó để hạn chế vi khuẩn và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.
- Nếu mụn phát triển thành bọc có chứa mủ và dịch, người bệnh cần thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.
Dùng mẹo dân gian chữa nổi mụn nước ngứa
Sử dụng các cây thuốc dân gian trong vườn nhà là phương pháp hiệu quả giúp kháng khuẩn, hạn chế sự lây lan của mụn. Dưới đây là những mẹo dân gian được dùng rộng rãi để khắc phục tình trạng mụn trên da.
- Uống nước rau má: Rau má có tính mát, có khả năng sát khuẩn và có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Uống nước ép rau má thường xuyên giúp ngăn chặn sự lây lan của mụn và làm lành tổn thương do mụn gây ra.

- Dùng lá trà xanh: Lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại. Sử dụng nước đun từ lá trà bôi lên vùng da bị mụn sẽ giúp mụn khô cồi và lành nhanh chóng.
- Dùng gel nha đam: Nha đam có khả năng sát khuẩn giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của mụn. Nha đam có thành phần gồm hơn 20 loại axit amin cùng nhiều vitamin giúp cải thiện và chữa lành những vùng da bị tổn thương do mụn. Thực hiện bôi Nha đam lên vùng da bị mụn mỗi ngày trong vòng 1 tuần sẽ cải thiện tình trạng da nhanh chóng, hiệu quả.
Điều trị da nổi mụn nước và ngứa bằng y khoa
Khi thấy da nổi mụn nước và ngứa, người bệnh nên thăm khám để được làm xét nghiệm cần thiết tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn và có hướng điều trị hợp lý. Dưới đây là một vài loại thuốc thường được dùng trong điều trị mụn nước do bệnh da liễu gây ra:
- Dùng thuốc chứa Steroid giúp kháng viêm, làm dịu da, làm nốt mụn xẹp nhanh chóng.
- Các thuốc kháng virus như Valacyclovir, Famciclovir, Aciclovir được dùng với những bệnh nhân mắc virus Herpes.
- Dùng thuốc bôi có chứa thành phần Retinoid và Glucocorticoid trong điều trị người mắc bệnh chàm.

Lưu ý khi da bị ngứa và nổi mụn nước
Để ngăn chặn tình trạng bệnh diễn biến phức tạp và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
- Hạn chế dùng tay sờ lên vùng da bị mụn để tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi mà không trang bị đồ bảo hộ.
- Cần xử lý mụn nước bị vỡ đúng cách để đảm bảo vệ sinh, không làm vết thương nghiêm trọng hơn
Da nổi mụn nước và ngứa có thể là biểu hiện của dị ứng hoặc triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu khác thường, bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và làm xét nghiệm cần thiết. Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích để dự đoán bệnh và có kế hoạch thăm khám, điều trị hợp lý khi thấy dấu hiệu bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!