Da nổi mụn nước đỏ không ngứa: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Mụn nước đỏ là tình trạng bệnh ngoài da thường gặp, có thể xảy ra với bất cứ ai. Vậy da nổi mụn nước đỏ không ngứa là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không? Bài viết sau sẽ cung cấp cho độc giả các thông tin chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị tình trạng này.

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là bệnh gì? Nguyên nhân?

Mụn nước là những túi mụn có chứa dịch lỏng như nước, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhiều nhất là chân, tay. Các nốt mụn trong giai đoạn đầu chỉ là những chấm đỏ li ti. Sau vài ngày, kích cỡ mụn tăng dần, nốt mụn đỏ ửng, có mủ và nước bên trong.

Nổi mụn nước không ngứa có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số bệnh thường gặp:

Da nổi mụn bóng nước là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau
Da nổi mụn bóng nước là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa do chốc lở

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da gây ra bởi cầu khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus. Bệnh nhân mắc chốc lở da sẽ xuất hiện những vùng rộp đỏ và có mụn nước li ti. Bọng nước sau khi vỡ, chảy dịch sẽ để lại lớp da màu vàng nâu. Chốc lở nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra lở loét, nhiễm trùng máu.

Bóng nước tự miễn

Bóng nước tự miễn hay Pemphigus là bệnh lý ít gặp, thường xuất hiện nhiều ở những người lớn tuổi, người già. Người mắc bệnh trên da tay, chân hoặc các vị trí như mắt, mũi, bộ phận sinh dục sẽ có nổi bóng nước, ban đỏ. Trong thời kỳ phát bệnh, bóng nước phát triển lớn và dày, có chứa dịch, khó vỡ. Bóng nước sau khi vỡ sẽ để lại trên da những vết trượt màu hồng gây ra cảm giác đau rát.

Khi mắc bóng nước tự miễn, người bệnh có thể dùng thuốc tím pha loãng để tắm nhằm hạn chế nhiễm trùng. Người bệnh có thể sử dụng Corticoid uống hoặc bôi để giảm tình trạng viêm nhiễm, làm da mau lành và ngăn chặn bóng nước mới hình thành.

Thủy đậu gây nổi mụn nước

Da nổi mụn nước là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của người mắc thủy đậu. Đây là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh nhiều nhất.

Sau khi tiếp xúc với virus, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ, đi kèm đó là nhiều triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ xương… Trong thời kỳ toàn phát, những nốt mẩn đỏ chuyển thành mụn nước đường kính 1-3mm, có chứa dịch mủ. Mụn nước sau khi lan ra toàn thân sẽ dần vỡ ra, khô cồi rồi bong vảy.

Một số trường hợp không điều trị kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng người bệnh nên thăm khám để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Mụn nước là triệu chứng dễ nhận biết của thủy đậu
Mụn nước là triệu chứng dễ nhận biết của thủy đậu

Bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh (giời leo) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng da nổi mụn nước đỏ. Zona khởi phát với những triệu chứng như phát ban, mụn nước nổi thành từng cụm gây đau đớn, nóng rát và khó chịu cho người bệnh. Trong một số trường hợp, zona còn xuất hiện ở mắt, tiềm ẩn nguy cơ gây suy giảm thính lực và thị lực. Zona nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra biến chứng như viêm phổi, viêm gan.

Bệnh viêm da

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể là triệu chứng của viêm da do tiếp xúc với chất nhờn trong một số loại thực vật như cây Sồi, Thường Xuân,… Bệnh nhân sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng da sẽ bị phồng rộp. Da nổi mụn nước do thực vật gây ra thường được chỉ định điều trị bằng Steroid và sẽ lành sau khoảng 3 tuần mà không để lại sẹo.

Bệnh chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa hay còn gọi là viêm da cơ địa, dị ứng cơ địa. Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nước ở tay chân. Bệnh thường có diễn biến phức tạp, lặp lại liên tục và khó trị dứt điểm. Mụn nước sau khi xuất hiện trên da khoảng 3 tuần sẽ bắt đầu vỡ ra, khô lại và đóng vảy. Triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng nếu người bệnh thường xuyên gãi, cào lên vùng da bị mụn.

Bệnh về gan thận

Gan thận bị suy giảm chức năng sẽ khiến độc tố không đào thải được, tích tụ lại cơ thể và gây ra mụn trên da. Với những trường hợp nhẹ, da có thể tự hết sau một thời gian mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên nếu gặp các triệu chứng lạ, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán, hạn chế biến chứng xảy ra

Gan thận bị tổn thương khiến độc tố tích tụ lại gây mụn nước trên da
Gan thận bị tổn thương khiến độc tố tích tụ lại gây mụn nước trên da

Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus Herpes Simplex (HSV). Khi khởi phát, da người bệnh xuất hiện những nốt mụn li ti, sưng đỏ, có mủ trắng. Mụn rộp sau đó thường lan rộng thành từng mảng, gây lở loét và làm người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu.

Triệu chứng da nổi mụn nước đỏ khi nào cần đi khám

Nổi mụn nước đỏ không ngứa không chỉ là triệu chứng của bệnh da liễu mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Nếu gặp tình trạng nổi mụn nước đỏ trên da, bạn cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị theo hướng phù hợp nhất. Đặc biệt là khi tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa có kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Mụn nước đỏ nổi khắp người nhưng không khoanh vùng được nguyên nhân.
  • Các nốt mụn xuất hiện thành từng mảng, vệt và gây đau nhức.
  • Tổn thương trên da có xu hướng lây lan nhanh, gây nhiễm trùng nặng.
  • Da sưng tấy đỏ, kèm theo đó các triệu chứng chóng mặt, khó thở.
  • Mụn nước xuất hiện ở các cơ quan, vị trí đặc biệt như tai, mắt, miệng, trong tai.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị da bị nổi mụn nước

Khi bị nổi mụn nước đỏ, không ngứa, tốt nhất người bệnh không nên chủ quan, coi thường. Thay vào đó nên chủ động thăm khám sớm để được can thiệp y tế và điều trị sớm. Bởi vì một số bệnh lý như thủy đậu, zona, bệnh gan thận… có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Chẩn đoán da nổi mụn nước đỏ không ngứa

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán lâm sàng hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. Khi chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được hỏi về các thông tin như tiền sử bệnh, triệu chứng bệnh, bệnh lý di truyền,… Sau khi nắm bắt các thông tin cơ bản, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thực thể thông qua quan sát, đánh giá bề mặt, màu sắc vùng da bị tổn thương.

Thăm khám để được điều trị tốt nhất khi da nổi mụn nước
Thăm khám để được điều trị tốt nhất khi da nổi mụn nước

Sau khi chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm chuyên sâu cận lâm sàng để bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định thực hiện siêu âm, phân tích da, xét nghiệm máu và một số thủ thuật khác nếu cần.

Xử lý da nổi mụn nước đỏ không ngứa tại nhà

Mụn nước trong nhiều trường hợp có thể tự khỏi, bọc mụn tự vỡ, khô dần rồi tự bong tróc. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể chuyển biến nặng gây nhiễm trùng nếu người bệnh không chăm sóc và điều trị đúng cách.
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn, người bệnh cần chú ý xử lý, vệ sinh vùng da mụn thường xuyên. Dưới đây là hướng dẫn xử lý da nổi mụn đỏ không ngứa bạn có thể thực hiện ngay tại nhà một cách dễ dàng.

  • Vệ sinh, lau vùng da mụn bằng nước muối loãng thường xuyên.
  • Không được sờ tay lên vùng da mụn, tránh để quần áo va chạm, ma sát với vùng da bị tổn thương do mụn.
  • Khi mụn nước bị vỡ, cần dùng chất khử trùng như cồn rửa sạch vết thương. Sau đó dùng băng gạc băng vết thương lại để tránh nhiễm trùng.
  • Trong trường hợp da nổi mụn nước không ngứa nhưng có mủ, người bệnh cần gặp bác sĩ ngay để được làm xét nghiệm chuyên sâu.

Chữa trị da nổi mụn nước đỏ không ngứa bằng mẹo

Ngoài những cách xử lý nêu trên, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây để làm dịu các nốt bọng nước và hạn chế nhiễm trùng da:

  • Tắm nước lá dân gian: Sử dụng lá cây trong vườn nhà nấu nước tắm là mẹo dân gian trị nổi mụn nước hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Các loại lá cây như trà xanh, lá trầu không, lá kinh giới, lá ngải cứu,… có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp làm dịu da nhanh chóng.
  • Bôi nha đam: Nha đam chứa nhiều vitamin và hơn 20 loại axit amin có tác dụng hiệu quả trong việc làm dịu da, chữa lành vùng da bị tổn thương. Bôi nha đam lên mụn nước sẽ làm mụn vỡ ra và khô cồi nhanh hơn. Theo đó, người bệnh chỉ cần tách vỏ nha đam, bôi phần thịt nha đam lên vùng da mụn hàng ngày, áp dụng trong 1 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Nhựa Nha đam có tác dụng làm viêm sưng, làm dịu vùng da bị mụn nước
Nhựa Nha đam có tác dụng làm viêm sưng, làm dịu vùng da bị mụn nước
  • Dùng giấm: Giấm có chứa nhiều hoạt chất có khả năng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Khi bị nổi mụn nước, người bệnh có thể dùng vải sạch nhúng giấm rồi đắp lên vùng da bị mụn để chữa trị và hạn chế mụn lan ra. Người bệnh nên thực hiện phương pháp trên 2 lần mỗi ngày, kiên trì trong thời gian dài để đạt hiệu quả nhất.

Dùng thuốc điều trị

Khi thăm khám, tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn thuốc uống hoặc bôi cho người bệnh. Để tình trạng da được cải thiện và nhanh lành, bạn cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tránh bỏ thuốc, ngưng thuốc đột ngột. Dưới đây là những cách điều trị mụn nước thường được sử dụng.

  • Sử dụng thuốc mỡ, thuốc kháng Histamin để điều trị các triệu chứng của dị ứng.
  • Điều trị mụn nước do vi khuẩn thường sử dụng kháng sinh.
  • Trị mụn nước do chàm sử dụng thuốc bôi có chứa Glucocorticoid và Retinoid

Phòng tránh da nổi mụn nước không ngứa

Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa, người bệnh cần có chế độ kiêng khem đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý để hạn chế bệnh chuyển biến nặng làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt:

  • Không nên dùng tay sờ nắn, chà xát lên vùng da nổi mụn nước để tránh vi khuẩn xâm nhập thông qua các vết thương hở gây nhiễm trùng và tổn thương da.
  • Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đảm bảo vùng da nổi mụn nước được khô thoáng.
  • Khi mụn nước bị vỡ, người bệnh cần xử lý đúng cách để tránh tình trạng nhiễm trùng làm da lâu khỏi hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất, ô nhiễm, khói bụi. Nếu bắt buộc phải làm việc trong những môi trường này, người bệnh cần trang bị đồ bảo hộ như găng tay, mũ, khẩu trang để bảo vệ bản thân.
Người bệnh cần tránh xa môi trường có chứa hóa chất
Người bệnh cần tránh xa môi trường có chứa hóa chất
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả.
  • Hạn chế ăn các món ăn chiên rán, đồ có chứa nhiều gia vị, dầu mỡ. Không nên sử dụng đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia,…
  • Giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Cân bằng thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi để tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
  • Nếu gặp tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa kèm theo các triệu chứng bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám. Để tránh bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc mà không được sự chỉ định của bác sĩ.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị khi da nổi mụn nước đỏ không ngứa. Mong rằng những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn dự đoán được bệnh lý mình đang mắc phải, từ đó có kế hoạch thăm khám và điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Cứ 10 trẻ thì có 2 – 3 bé mắc bệnh mề đay, không chỉ gây ra những cơn ngứa khó chịu và mệt mỏi, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách bệnh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, sốc phản vệ,… Những năm qua tỷ lệ cha mẹ đưa trẻ tìm đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để khám, sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh ngày càng gia tăng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo