Da Mặt Khô Ngứa Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân và Cách Trị Hiệu Quả 2022
Da mặt là vùng da nhạy cảm, rất dễ bị các tác nhân bên ngoài gây kích ứng. Một trong những tình trạng phổ biến mà rất nhiều người gặp phải đó là da mặt khô ngứa mẩn đỏ. Những bất tiện và khó chịu mà chúng mang lại khiến cho người bệnh luôn muốn tìm ra nguyên nhân và biện pháp chữa trị ngay lập tức. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn thấy đâu là những yếu tố gây ra hiện tượng này và giải pháp khắc phục hiệu quả.
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mặt là nơi thể hiện thần thái, khí sắc của con người. Khi da mặt có vấn đề bất thường, hầu hết mọi người đều sẽ cảm thấy lo lắng, bất an và mất đi sự tự tin. Nhất là khi bỗng nhiên da mặt trở nên khô ngứa và nổi mẩn đỏ.
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, tình trạng này có thể là do kích ứng thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như:
- Nổi mẩn ngứa: Là bệnh lý khiến da mặt bị ngứa đỏ, nổi mẩn, sưng phồng từng đám, dễ tái phát.
- Viêm da tiếp xúc: Da xuất hiện biểu hiện viêm khi tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.
- Viêm da cơ địa: Là dạng viêm da mãn tính, có xu hướng tiến triển từng đợt, dễ gặp ở trẻ em với biểu hiện da mặt bị đỏ ngứa bong tróc, nổi mụn, đóng vảy tiết.
- Viêm da dầu: Thường gặp ở những người có da nhờn, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Viêm da tiết bã thường khiến da mặt bị ngứa và sần sùi, đỏ da do bong tróc.
- Nấm da mặt: Da bị nấm tấn công khiến da mặt bị đỏ và rát, cảm giác ngứa, gãi dễ gây tổn thương bong tróc.
- Nhiễm trùng da: Khi viêm dẫn đến nhiễm trùng da khiến da mặt bị bỏng rát, nổi mụn sưng đau.
- Bệnh lý khác: Sốt phát ban, bệnh cường giáp, viêm bể thận, suy giảm chức năng gan, hội chứng Cushing
Phần lớn các bệnh viêm da mãn tính liên quan đến yếu tố cơ địa, hệ miễn dịch nên rất khó xác định nguyên nhân và cách điều trị. Trường hợp da mặt khô ngứa mẩn đỏ tái phát nhiều lần mà không được điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm nguy hiểm, khiến tổn thương da khó lành, dễ để lại sẹo xấu về sau.
6 nguyên nhân khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Cấu tạo của da mặt cũng như những vùng da khác, có lớp hạ bì, trung bì và biểu bì. Tuy nhiên, da mặt thường nhạy cảm hơn. Lý do là bởi lớp biểu bì bên ngoài da mặt mỏng hơn so với những vùng da khác và lớp hạ bì cũng ít chất béo hơn. Vì lẽ đó, chỉ với một tác động nhỏ từ bên ngoài, da mặt cũng sẽ dễ dàng bị tổn thương.
Ngoài cùng của da có một lớp màng mỏng gọi là Hydrolipidic hoạt động với cơ chế ngăn chặn vi khuẩn cũng như các chất gây kích ứng xâm nhập vào sâu làn da. Đồng thời, lớp màng này cũng có vai trò giữ trạng thái cân bằng và độ ẩm cho da. Khi hệ thống này bị yếu đi, da sẽ phát ra những tín hiệu cảnh báo. Đó chính là những dấu hiệu khô ngứa, mẩn đỏ trên bề mặt da.
XEM NGAY: Hàng ngàn người thoát khỏi bệnh da nổi mẩn đỏ, mề đay nhờ bài thuốc từ thảo dược 150 năm tuổi
Mặc dù da mặt khô ngứa, mẩn đỏ là hiện tượng thường gặp nhưng không phải ai cũng nắm biết được đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Sau đây là 6 tác nhân phổ biến:
Do dị ứng thời tiết
Môi trường với những thay đổi về độ ẩm, nhiệt độ là một trong những yếu tố chính gây ra tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hay ngược lại khiến da mặt khó thích ứng kịp thời và gây ra tình trạng da khô căng, nổi sần, mẩn đỏ. Tình trạng này xảy ra nhiều với những người có cơ địa dị ứng với thời tiết. Và thường xuất hiện vào mùa hanh khô, khi da không được dưỡng ẩm và cung cấp nước đầy đủ.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể dự đoán được bởi chúng xảy ra vào một khoảng thời gian nhất định trong năm và lặp đi lặp lại. Do đó, bạn cũng sẽ dễ dàng chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ do sản phẩm chăm sóc da
Tỷ lệ nữ giới bị khô da và nổi mẩn đỏ ở mặt nhiều hơn so với nam giới. Lý do là nữ giới thường xuyên dùng mỹ phẩm trang điểm. Một số thành phần hóa chất trong đó có thể không phù hợp với cơ địa của những người dùng nhạy cảm, từ đó dẫn tới hiện tượng kích ứng da nổi mẩn đỏ và khô rát.
Bên cạnh đó, trong nhiều sản phẩm chăm sóc da có chứa lượng lớn chất tẩy rửa, nếu sử dụng không đúng cách có thể làm mòn da, khiến da bị tổn thương. Và cũng không thể không kể đến những trường hợp bệnh nhân sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp không đảm bảo chất lượng, pha trộn nhiều hóa chất, tạp chất. Đây cũng là một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ.
Do các bệnh lý ngoài da
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến da mặt bị khô ngứa mẩn đỏ đó là do cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý. các bệnh lý về da như:
- Viêm da tiếp xúc: Da bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, lông thú, nọc côn trùng,…
- Nổi mề đay: Là một phản ứng dị ứng gây ngứa ngáy, nổi mẩn đó từng đám, có kích thước, hình dạng không đều và thường xuất hiện từng cơn trong vài giờ rồi biến mất nhưng rất dễ tái phát.
- Viêm da cơ địa: Bệnh lý này thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, có đặc điểm là gây ngứa, đỏ, sưng và nứt da.
- Nấm da mặt: Nấm da mặt sẽ có biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa, có mụn nước và có hình loang như đồng tiền, thường gây ngứa về đêm hoặc khi thời tiết nóng lên.
- Một số bệnh lý khác: Rôm sẩy, vẩy nến, nhiễm trùng da, viêm da dầu… cũng là những bệnh lý có thể khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ do thay đổi nội tiết tố
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ do thay đổi nội tiết tố thường xảy ra với các chị em phụ nữ. Sự mất cân bằng của hormone nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, hay mãn kinh… đều có thể gây nên tình trạng nổi sần ngứa, khô da mặt. Một số ít trường hợp gặp phải tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ khi đang mang thai, cũng vì lý do thời kỳ này hormone và cân nặng của người phụ nữ gia tăng đột ngột. Tuy nhiên, phần lớn tình trạng này thường diễn ra trong thời gian ngắn, các nốt mẩn đỏ có thể biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần.
Do tâm lý căng thẳng
Nghe thì thật khó tin nhưng tâm lý căng thẳng cũng là một trong những yếu tố gây nên vấn đề khô ngứa mẩn đỏ ở da mặt. Theo các nhà nghiên cứu, cảm giác ngứa ngáy trên da có thể xuất hiện đồng thời cùng với stress, rối loạn cảm xúc. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến nhiều người mắc bệnh mề đay mãn tính.
Do sử dụng thực phẩm có hại
Một số thói quen về ăn uống như ăn đồ cay nóng hay các thực phẩm dễ gây kích ứng như lạc, trứng, hải sản, cafe, trà đặc,… có thể khiến da mặt bị mẩn đỏ, ngứa. Ngoài ra, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, … cũng là những yếu tố khiến cho da bị kích ứng.
Các biện pháp khắc phục da mặt khô ngứa mẩn đỏ nhanh chóng, hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ ở mỗi người mà các biện pháp điều trị có thể khác nhau. Và tốt nhất bạn nên thăm khám để được các bác sĩ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Tựu chung sẽ bao gồm những biện pháp sau đây:
Vệ sinh da đúng cách
Vệ sinh da mặt thường xuyên là một cách hiệu quả giúp ngăn ngừa bụi bẩn hay các tác nhân gây dị ứng mà chúng ta thường làm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc da phù hợp và họ luôn có những thói quen khiến tình trạng da mặt của mình trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy ghi nhớ những điều sau đây để bảo vệ làn da của mình một cách tốt nhất:
- Tránh rửa mặt bằng nước nóng hoặc quá lạnh: Hành động này có thể làm da mặt bị” sốc nhiệt”, vỡ mao mạch và dễ bị kích ứng. Đặc biệt, nước nóng quá có thể khiến da mất đi độ ẩm cần thiết, gây khô nứt, căng cứng, từ đó tạo ra các lớp vảy, bong tróc và xuất hiện tình trạng khô ngứa mẩn đỏ.
- Hạn chế dùng khăn lau mặt: Hãy hạn chế dùng khăn lau mặt hoặc chỉ thấm nhẹ trên làn da để lau khô nước để tránh làm tổn thương và gây kích ứng da.
- Không lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da: Sử dụng quá nhiều sữa rửa mặt hoặc dung dịch tẩy trang, tẩy tế bào chết,… sẽ khiến cho da bị mài mòn nhanh chóng và dễ bị kích ứng.
Sử dụng mặt nạ tự nhiên
Với những da mặt đang bị khô ngứa, mẩn đỏ thì việc đắp mặt nạ bằng các nguyên liệu từ tự nhiên sẽ phần nào đảm bảo sự an toàn, lành tính hơn. Theo đó, bạn có thể tham khảo và thử áp dụng một trong những cách đắp mặt nạ dưới đây:
- Đắp mặt nạ dưa leo: Dưa leo rửa sạch, thái mỏng và dùng để đắp trực tiếp lên mặt trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
- Đắp mặt nạ mật ong và sữa chua: Trộn đều 2 muỗng sữa chua với 1 muỗng mật ong rồi thoa nhẹ lên da mặt. Giữ nguyên trong vòng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm
- Mặt nạ cám gạo, sữa tươi: Trộn đều cám gạo với sữa tươi không đường để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa một lớp hỗn hợp lên da mặt và nằm thư giãn khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Mặt nạ yến mạch: Trộn 1 – 2 thìa yến mạch với một ít nước. Đắp mặt nạ yến mạch lên mặt trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh và dùng khăn bông để lau khô nước.
- Mặt nạ trứng, chanh: Trộn lòng đỏ trứng với nước cốt chanh rồi tiến hành đánh đều tay. Nhúng một miếng mặt nạ giấy vào hỗn hợp đều đắp lên mặt. Khi miếng mặt nạ khô dần thì lột nhẹ rồi rửa da mặt bằng nước sạch.
Lưu ý: Trước và sau khi đắp mặt nạ, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Tăng cường “sức khỏe” cho da
Để giúp cải thiện nhanh các vấn đề về da sẽ không thể không nói đến việc tăng cường sức đề kháng cơ thể. Một sức đề kháng tốt sẽ giúp bạn chống chọi được với các tác nhân gây bệnh. Bao gồm:
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước lọc. Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp da dưỡng ẩm tốt, tạo hàng rào phòng vệ chắc chắn trước các tác động của yếu tố bên ngoài.
- Chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất,… để giúp để tăng cường quá trình trao đổi chất và tái tạo da. Bạn cũng nên chú ý hạn chế và loại bỏ các thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, thực phẩm cay nóng, các chất kích thích,…
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: kiểm soát căng thẳng, tránh bị stress
- Thường xuyên tập luyện thể dục để nâng cao thể trạng và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Uống thuốc điều trị
Khi da mặt gặp phải những tổn thương nghiêm trọng hơn thì các liệu pháp tự nhiên không còn phù hợp. Bạn cần sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán, xác định cụ thể nguyên nhân khiến da mặt bị kích ứng và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Thông thường sẽ có 2 nhóm thuốc chính, gồm:
- Thuốc bôi ngoài da:
Thuốc bôi ngoài da có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa rát khó chịu, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo cho da. Dựa theo tình trạng da, bạn sẽ được chỉ định một số loại thuốc hay kem bôi phù hợp nhất định. Một số sản phẩm thường được dùng là Hydrocortisone, kem kháng Histamin, Calamine, Gentrisone, Kemdefa, Gentrisone…
Tuy nhiên, các loại thuốc bôi ngoài da thường gây ra một số tác dụng phụ như bào mòn da, rạn da, bong da hoặc làm da xuất hiện nhiều nếp nhăn. Vì vậy khi sử dụng người bệnh nên thoa một lớp kem mỏng, vừa phải, tránh lạm dụng sẽ gây phản tác dụng.
- Thuốc kháng histamine
Histamine là hoạt chất do cơ thể tiết ra và gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da. Do đó trong một số trường hợp da mặt khô ngứa mẩn đỏ do bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng histamine để ngăn chặn các tác động của hoạt chất này. Một số loại thuốc kháng histamine thường dùng có: cetirizine, levocetirizine, desloratadine, fexofenadine, loratadine, …
Thuốc có hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến tần suất tái phát diễn ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc có thể gây ra tình trạng li bì, sốt cao, co giật, … và một số tác dụng phụ như buồn ngủ, bí tiểu, táo bón, khô miệng…
- Thuốc Corticoid
Thuốc corticoid có dạng uống và tiêm. Thường được chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay nặng, nổi mề đay do viêm mạch, thanh quản bị phù, không đáp ứng với thuốc Histamin thông thường.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị bạn cần chú ý dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian. Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị và thông báo cho bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có phản ứng bất thường.
Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh hiện được kê đơn ĐỘC QUYỀN tại Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi. Nếu người bệnh có nhu cầu, hãy nhắn tin trực tiếp qua fanpage Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường để các lương y, bác sĩ tư vấn cụ thể.
Trên đây là những thông tin tổng hợp liên quan đến nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ. Hi vọng qua đó có thể giúp bạn đọc xác định được bệnh lý của mình và có hướng xử lý phù hợp nhất.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!