Vì Sao Da Mặt Bị Đỏ Rát Và Ngứa? Cách Chữa Trị Dứt Điểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Da mặt bị đỏ rát và ngứa là tình trạng kích ứng thông thường. Tuy nhiên đôi khi đây cũng là biểu hiện của bệnh lý. Tuy nhiên dù nguyên nhân gì thì bạn cũng cần chú ý xử lý đúng cách, kịp thời để tránh làm tổn thương lan rộng, gây nhiễm trùng da.

Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi gây ngứa da
Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi gây ngứa da

Nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa

Da mặt bị viêm, đỏ rát và ngứa là hiện tượng thường gặp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thời tiết, thực phẩm, hóa chất là những tác nhân phổ biến:

  • Do thời tiết: Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến quá trình tiết mồ hôi. Dầu nhờn tiết ra nhiều khiến lỗ chân lông bị bít tắc, làn da trở nên nhờn rít, bết dính. Đây là môi trường thuận lợi để nấm, vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da.
  • Do thực phẩm: Các loại thực phẩm thường gây dị ứng là hải sản, trứng, sữa, đậu nành, lúa mì… Dị ứng xảy ra là do hệ miễn dịch cơ thể nhận nhầm protein trong các thực phẩm này là tác nhân gây hại. Từ đó phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng histamin, chất này sẽ gây ra một chuỗi phản ứng dưới da và khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Do hóa chất, mỹ phẩm: Nếu là người có làn da nhạy cảm, thì khi tiếp xúc với một số loại hóa chất trong mỹ phẩm sẽ phản ứng lại bằng các biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa rát. Hoặc với những trường hợp dùng mỹ phẩm kém chất lượng cũng sẽ dễ dàng gặp phải tình trạng này.

Da mặt bị đỏ rát và ngứa là bệnh gì? Triệu chứng điển hình

Da mặt là khu vực nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi những tác nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên ngoài những nguyên nhân khách quan nói trên, tình trạng ngứa mặt, nổi ửng đỏ còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý da nghiêm trọng. Bao gồm:

Da mặt bị đỏ rát và ngứa là do bệnh lý gì?
Da mặt bị đỏ rát và ngứa là do bệnh lý gì?

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thực phẩm, hóa chất, mỹ phẩm,… Người bị viêm da tiếp xúc sẽ có những triệu chứng như da nóng rát, ngứa đỏ tại vùng da tiếp xúc. Nếu mặt là vùng tiếp xúc thì da sẽ có biểu hiện nổi mẩn đỏ và ngứa rát.

Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ, hạn chế sờ tay lên mặt, cào, gãi vùng da bị ngứa. Việc dùng lực chà xát da có thể khiến da bị trầy xước, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Viêm da cơ địa

Đây là bệnh lý thường gặp và dễ tái phát. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả vùng da mặt. Một số triệu chứng tiêu biểu của viêm da cơ địa gồm có da đỏ rát, nứt nẻ, ngứa ngáy, mụn nước có dịch mủ,…

Viêm da cơ địa có thể trị khỏi nếu người bệnh chủ động thăm khám, thực hiện đúng chế độ kiêng khem. Khi bị viêm da cơ địa, bạn cần tránh chà xát mạnh lên da mặt khiến da trầy xước, nhiễm trùng.

Người mắc viêm da cơ địa cần tránh gãi, cào lên vùng da bị ngứa
Người mắc viêm da cơ địa cần tránh gãi, cào lên vùng da bị ngứa

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là bệnh mãn tính, gây ra bởi nấm Malassezia cùng một vài tác nhân khác. Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, đầu, cổ, ngực. Viêm da tiết bã thường xuất hiện vào thời điểm thu đông. Triệu chứng của viêm da tiết bã gồm có da đóng vảy, nhờn, có màu hồng nhạt, ngứa ngáy và đỏ rát.

Người có hệ miễn dịch kém thường dễ bị mắc bệnh hơn những đối tượng khác. Đặc biệt, sức đề kháng yếu sẽ khiến bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng, các tổn thương trên da sẽ lan rộng hơn.

Mề đay mẩn ngứa

Mề đay là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Nốt mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào như mặt, cổ, tại, môi, bộ phận sinh dục,… Mề đay cấp tính thường kéo dài vài giờ đến vài ngày tùy vào nguyên nhân. Còn mề đay mãn tính có thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, rối loạn nhịp tim, chóng mặt… và thường tổn tại trên 6 tuần.

Khi thấy dấu hiệu của mề đay, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc dùng thuốc theo chỉ định để cải thiện bệnh. Đặc biệt, việc chủ động điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế một số biến chứng nguy hiểm.

Mề đay mẩn ngứa là nguyên nhân khiến da đỏ rát
Mề đay mẩn ngứa là nguyên nhân khiến da đỏ rát

Nấm da mặt

Nấm da mặt là bệnh lây truyền, có thể tồn tại dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Người bị nấm da mặt thường có các triệu chứng như da có màu đỏ hơi ngứa, mặt nóng rát, mụn nước lấm tấm có chứa dịch mủ.

Nấm da mặt không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến da bị lở loét, nhiễm trùng, về sau sẽ để lại sẹo rỗ, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi bị nấm da mặt, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học, ô nhiễm, khói bụi, ánh nắng mặt trời.

Da mặt bị đỏ rát và ngứa bao giờ cần đi khám?

Ngứa da mặt có thể là hiện tượng bình thường, tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về da liễu. Do đó người bệnh không nên chủ quan, coi thường mà cần thăm khám để được chẩn trị đúng hướng. Đặc biệt là khi có các biểu hiện sau đây:

  • Da ngứa ngáy, nóng rát dài ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Da khô, nứt nẻ, tróc vảy.
  • Da mặt xuất hiện nhiều mụn nước có chứa dịch mủ. Bóng nước có xu hướng lan rộng, tạo thành từng mảng lớn.
  • Xuất hiện một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…
Người bệnh cần chủ động thăm khám để được điều trị sớm
Người bệnh cần chủ động thăm khám để được điều trị sớm

Điều trị da mặt bị đỏ rát và ngứa

Có nhiều cách khắc phục và điều trị da mặt bị ngứa và đỏ rát. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những cách trị ngứa da mặt bạn có thể tham khảo.

Điều trị tại nhà

Trị ngứa da tại nhà bằng mẹo là phương pháp đơn giản mà hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bạn có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, sẵn có trong nhà mình để cải thiện tình trạng ngứa. Ví dụ như:

  • Dùng nước muối sinh lý: Nước muối có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu da và giảm ngứa ngáy hiệu quả. Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa các triệu chứng tăng nặng.
  • Đắp mặt nạ dưa chuột: Các khoáng chất và vitamin trong loại quả này có tác dụng giảm ngứa và phục hồi làn da tổn thương. Vì vậy, bạn có thể đắp mặt nạ dưa leo 2-3 lần một tuần để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát.
  • Dùng mật ong: Mật ong có công dụng loại bỏ tế bào chết, dưỡng ẩm, kháng viêm, làm lành tổn thương trên da. Sử dụng mật ong làm mặt nạ dưỡng da giúp giảm nhanh những cơn ngứa, làm dịu da.
Dưa leo có tác dụng làm mát da, chữa lành tổn thương trên da
Dưa leo có tác dụng làm mát da, chữa lành tổn thương trên da

Dùng thuốc Tây y

Thuốc Tây được chỉ định với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, áp dụng mẹo dân gian nhưng không có tiến triển. Thuốc Tây có dược tính mạnh nên người bệnh chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Một số thuốc thường được chỉ định là:

  • Thuốc kháng Histamin: Đây là thuốc được chỉ định cho những trường hợp mề đay, dị ứng… Thuốc có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da, hạn chế tình trạng đỏ rát. Tuy nhiên, thuốc kháng Histamin có gây ra một số phản ứng phụ như buồn ngủ, mất tập trung. Do vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc vào những khoảng thời gian hợp lý, tránh dùng thuốc khi lái xe.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng khi người bệnh bị nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn. Thuốc có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát trên da. Người bệnh không được lạm dụng bởi thuốc có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thuốc kháng nấm: Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, cải thiện tình trạng bệnh. Tùy triệu chứng và nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để trị dứt điểm tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa.
Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ
Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ

Dùng thuốc Đông y

Thuốc Đông y có tác dụng cân bằng âm dương, được sử dụng nhằm mục đích bổ thận, tỳ, can, phế. So với thuốc Tây y có dược tính mạnh, tác dụng nhanh, các bài thuốc Đông y tuy tác dụng chậm nhưng lành tính, mang lại hiệu quả dài lâu và bền vững. Bạn có thể tham khảo một vài loại thuốc Đông y thường được sử dụng như:

  • Cây sài đất: Sài đất có tính mát, vị ngọt có tác dụng hoạt huyết, tiêu độc, tiêu viêm. Cây có chứa các hoạt chất như Silic, Lignin, Caroten chuyên dùng để trị chàm, mẩn ngứa, mụn,…
  • Lá đơn đỏ: Theo y học cổ truyền, lá đơn đỏ có tính hàn, vị đắng. Cây thuốc có chứa hợp chất Saponin, Flavonoid có tác dụng kháng viêm, làm lành da và giảm ngứa ngáy hiệu quả. Lá đơn đỏ được dùng chủ trị các bệnh như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng.
  • Cây ké đầu ngựa: Ké đầu ngựa có tính ôn, vị ngọt, được sử dụng để chữa ghẻ lở, mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa. Dùng lá ké đầu ngựa nấu nước để ngâm rửa vùng da bị tổn thương sẽ giúp kháng khuẩn, làm da mau phục hồi, ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
Lá đơn đỏ có tác dụng trị mẩn ngứa, đỏ rát trên da
Lá đơn đỏ có tác dụng trị mẩn ngứa, đỏ rát trên da

Lưu ý khi điều trị da mặt bị đỏ rát và ngứa

Để bệnh nhanh chóng cải thiện, người bệnh cần thực hiện biện pháp chăm sóc phù hợp song song với việc dùng thuốc. Dưới đây là một vài lưu ý bạn cần thực hiện.

  • Uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da.
  • Tránh sử dụng mỹ phẩm, hóa chất khi da đang bị tổn thương.
  • Không nên chạm tay, chà xát, gãi lên vùng da tổn thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, sữa, trứng,…
  • Sử dụng khẩu trang, che chắn kỹ khi ra đường để da không tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ.
  • Hạn chế dùng nước nóng để rửa mặt bởi nước nóng khiến da bị khô, bong tróc, đóng vảy.
Người bệnh không nên dùng nước nóng rửa mặt để hạn chế khô da, tróc vảy
Người bệnh không nên dùng nước nóng rửa mặt để hạn chế khô da, tróc vảy

Bài viết trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, cách phòng và điều trị hiện tượng da mặt bị đỏ rát và ngứa. Để có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả, người bệnh cần thăm khám khi thấy da có dấu hiệu khác thường. Đặc biệt, để tránh tác dụng phụ, người bệnh tuyệt đối không được mua thuốc và tự điều trị tại nhà.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Nhờ sử dụng bài thuốc mề đay Đỗ Minh hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay, dị ứng từ cấp đến mãn tính, không trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.[ĐỪNG BỎ LỠ]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi