17+ Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả, an toàn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà là một phương pháp mà nhiều người bệnh quan tâm. Vậy có những cách chữa nào hiệu quả và cách thực hiện ra sao? Bài viết sau sẽ đưa ra gợi ý về các cách chữa an toàn, hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo.

Cách vệ sinh mũi sạch sẽ hàng ngày

Viêm mũi dị ứng thời tiết là phản ứng quá mẫn của cơ thể trước sự thay đổi của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, phấn hoa… khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, viêm nhiễm. Lúc này, vùng mũi người bệnh có dấu hiệu tiết nhiều dịch nhầy, tụ bẩn, gây ngạt mũi, khó thở. Để cải thiện các triệu chứng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp làm sạch mũi, loại bỏ lượng dịch tích tụ, giúp đường thở thông thoáng hơn.

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng cách vệ sinh mũi hằng ngày
Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng cách vệ sinh mũi hằng ngày

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Rửa mũi bằng nước muối là một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà phổ biến nhất hiện nay. Nước muối sinh lý là nước muối đã được pha sẵn với tỷ lệ 0,9%( 0,9g muối tinh khiết pha với 1lit nước), chứa rất nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Các chất này có tác dụng sát khuẩn cao, giảm sưng viêm và phù nề trong niêm mạc mũi. Từ đó giúp làm sạch khoang mũi và thông thoáng đường thở.

Ngoài ra, nước muối sinh lý còn giúp làm loãng và loại bỏ bớt dịch tiết mũi ứ đọng trong các xoang, cải thiện hiệu quả chứng ngạt mũi, sổ mũi do dị ứng thời tiết gây ra.

Để chữa dị ứng thời tiết bằng nước muối 0,9%, bạn làm như sau:

  • Cho nước muối sinh lý vào 1 ống tiêm không có kim
  • Nghiêng đầu vừa phải và bơm rửa nhẹ lần lượt từng bên mũi sao cho nước mũi vào đủ sâu lỗ mũi dưới rồi chảy ra ngoài
  • Xì nhẹ từng bên mũi để đẩy nốt phần dịch nhầy còn sót ra ngoài

Xông hơi với nước nóng pha tinh dầu

Xông hơi nước nóng pha tinh dầu là một cách khá hiệu quả để giảm bớt sự khó chịu mà viêm mũi dị ứng thời tiết gây ra. Chúng có khả năng làm dịu niêm mạc và ức chế hoạt động lây lan của ổ viêm. Đồng thời tạo điều kiện để loại bỏ dễ dàng dịch tiết trong khoang mũi, giúp mũi sạch và thoáng hơn.

Một số loại tinh dầu thường được dùng trong việc cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như tinh dầu tràm, trà, chanh, sả, bạc hà…

Xông hơi tinh dầu giúp giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết nhanh chóng
Xông hơi tinh dầu giúp giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết nhanh chóng

Cách thực hiện:

  • Cho nước nóng và vài giọt tinh dầu vào 1 bát tô to và đậy nắp trong 2-3 phút
  • Dùng 1 chiếc khăn to trùm kín được đầu, hít thở đều cho đến khi nước nguội để hoạt chất trong hơi nước tinh dầu có thể vào sâu trong khoang mũi.
  • Khi xông hơi, bạn cần chú ý giữ khoảng cách với bát nước để không bị bỏng hơi nước. Kiên trì áp dụng ngày 1-2 lần trong 5-7 ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

11 cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian với ưu điểm an toàn, dễ thực hiện là phương pháp được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn. Khi bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng thời tiết, bạn có thể tham khảo áp dụng 11 bài thuốc dân gian phổ biến sau:

Ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà

Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, thơm nồng, tính ấm, tác dụng thải độc, cân bằng khí huyết, bài trừ phong thấp. Vì thế từ lâu chúng đã được sử dụng để chữa một số bệnh như xương khớp, đau bụng kinh, các bệnh lý về tai mũi họng…

Một số nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy các hoạt chất trong lá ngải cứu như tetradecatrilin, cineol, dehydro matricaria, tricosanol, este… có khả năng sát khuẩn, giảm sưng viêm hiệu quả. Do đó, dùng ngải cứu là 1 biện pháp khá hữu hiệu nhằm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết.

Ngải cứu chứa nhiều hoạt chất tốt có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm
Ngải cứu chứa nhiều hoạt chất tốt có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm

Các cách chữa viêm mũi dị ứng từ ngải cứu gồm:

  • Cách 1: Ngâm chân nước lá ngải cứu

Dùng 500g lá ngải cứu tươi đã rửa sạch và 300g lá dạng khô đun sôi với 2 lít nước. Sau đó để nước nguội bớt và ngâm chân trong vòng 30 phút. Áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối sẽ giúp gia tăng tuần hoàn máu, cân bằng khí huyết, làm ấm cơ thể. Từ đó cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, phù nề niêm mạc…

  • Cách 2: Hơ ngải cứu

Dùng giấy cuộn 1 nắm lá ngải cứu đã phơi khô thành hình điếu thuốc. Đốt 1 đầu và tiến hành hơ theo chiều ngang và dọc giữa 2 lông mày. Lặp lại động tác từ 7-8 lần và thực hiện đều đặn hằng ngày để có hiệu quả cao.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng gừng

Gừng vốn có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể. Vì vậy, gừng là một bài thuốc điều trị chứng cảm mạo và các vấn đề về đường hô hấp khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong loại dược liệu này có chứa rất nhiều hoạt chất như beta-carotene, beta-carotene, và zingerone, sắt, vitamin… Đây là các chất có khả năng giảm đau, kháng viêm và ức chế hoạt động của chất trung gian histamin. Từ đó giúp cải thiện nhanh chóng các biểu hiện của viêm mũi dị ứng thời tiết như ngạt mũi, sưng niêm mạc, ngứa mũi, tiết nhiều dịch nhầy… Bạn có thể tham khảo áp dụng 1 trong những cách sau đây:

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả từ gừng
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả từ gừng
  • Cách 1: Đun sôi 1,5 lít nước rồi thả vài lát gừng và 1 mẩu quế nhỏ vào, đậy lại trong 15 phút. Đợi nước nguội bớt thì cho vào 2 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh rồi chia hỗn hợp nước làm 3 lần uống trong ngày.
  • Cách 2: Giã nát 1 củ gừng và 20g hành khô rồi đun sôi với 300ml nước. Cho 1 ít giấm nuôi vào rồi đem xông mũi 2-3 lần 1 ngày để khai thông đường thở.

Bài thuốc từ nghệ vàng

Một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà được khá nhiều người áp dụng là dùng nghệ. Trong nghệ chứa hàm lượng Curcumin dồi dào- 1 chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm sưng, ngăn ngừa dị ứng hiệu quả. Đồng thời, thành phần này còn giúp tăng cường hồi phục vùng niêm mạc tổn thương, giảm sự mẫn cảm của cơ thể trước những tác nhân gây kích ứng.

Có 2 bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ nghệ như sau:

  • Cách 1: Giã nát 1 củ nghệ tươi đã gọt vỏ, rửa sạch để lấy nước cốt. Dùng chúng để nhỏ lên mũi 2-3 lần trong ngày sẽ cải thiện được tình trạng hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi…
  • Cách 2: Trộn bột nghệ vàng với mật ong theo tỷ lệ 1:1 để được hỗn hợp đặc, vo được thành hình tròn. Mỗi lần ngậm 1 viên( tương đương ½ thìa cà phê) cho đến khi tan hết trong miệng. Áp dụng ngày 3-4 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng cây xuyến chi

Xuyến chi còn được gọi là cây cỏ hôi hay hoa cứt lợn, là một loại cây có tính mát, hơi đắng, tác dụng cầm máu, sát trùng, giải độc, tiêu sưng… Các nghiên cứu y khoa cũng cho thấy cây xuyến chi có chứa 0,16% tinh dầu đặc gồm các chất như caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen, cadinen,… Đây là các chất có dược tính cao, giúp kháng viêm, giảm phù nề niêm mạc, loại bỏ các phản ứng dị ứng nhanh chóng.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà với cây xuyến chi
Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà với cây xuyến chi

Nhờ các đặc tính trên, cây ngũ sắc được sử dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng thời tiết. Bạn có thể tham khảo 2 cách chữa sau:

  • Cách 1: Giã nát 100g cây xuyến chi tươi để lấy nước cốt. Nhỏ 1-2 giọt dung dịch vào lần lượt 2 bên mũi. Sau đó bịt 1 bên rồi xì nhẹ bên còn lại và lặp lại tương tự với bên kia để đẩy hết dịch mũi ra ngoài. Bạn có thể làm trước 1 ít rồi bỏ vào bình xịt để dùng dần trong 3-4 ngày.
  • Cách 2: Đun sôi 30g cây cỏ hôi sắc với ½ lít nước trong vòng 10 phút. Chia nước làm 2 phần, 1 phần để xông mũi, phần còn lại uống hết trong 2 lần trước khi ăn 15 phút.

Tỏi giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Tỏi chứa hàm lượng hoạt chất allicin dồi dào. Đây là chất đã được khoa học chứng minh có khả năng hoạt động như một loại kháng sinh, giúp ức chế hoạt động các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, các chất glycogen và fitonxit trong tỏi còn có tác dụng giảm xung huyết dưới niêm mạc, cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề mà viêm mũi dị ứng thời tiết gây ra. Một số cách chữa phổ biến từ tỏi gồm:

  • Cách 1: Đối với những người có thể ăn được tỏi sống, đây sẽ là phương pháp dễ dàng nhất để đẩy lùi các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi… Mỗi này, bạn ăn 2-3 tép tỏi sống, có thể ăn kèm thức ăn để giảm bớt mùi khó chịu.
  • Cách 2: Dùng nước cốt tỏi của 1 củ tỏi tươi pha với mật ong theo tỷ lệ 1:2. Trộn đều hỗn hợp rồi dùng bông gòn thấm ướt, nhét vào 2 bên cách mũi. Để yên trong 10-15 phút rồi dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ khoang mũi để loại bỏ dịch nhầy.

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng lá húng chanh

Theo y học cổ truyền, húng chanh tính ấm, thơm nồng, cay nhẹ, tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, sát khuẩn. Loại dược liệu này từ lâu đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng…

Lá húng chanh giúp cải thiện tình trạng sưng viêm niêm mạc, giảm sổ mũi, ngạt mũi
Lá húng chanh giúp cải thiện tình trạng sưng viêm niêm mạc, giảm sổ mũi, ngạt mũi

Một số tài liệu nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu cùng các hợp chất có lợi như chavicol, eugenol, thymol, salicylate, carvacrol,… Chúng giúp cải thiện tình trạng sưng viêm ở niêm mạc, làm loãng dịch tiết và khai thông đường thở nhanh chóng.

Có 2 cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết từ lá húng chanh như sau:

  • Cách 1: Hãm 500g lá húng chanh tươi với 250ml nước sôi trong vòng 15 phút. Chia làm 2-3 lần uống ấm trong ngày để giảm ngạt mũi, ngứa, sổ mũi…
  • Cách 2: Đun sôi 30g lá húng chanh với 1 lít nước và tiến hành xông hơi. Để có hiệu quả cao, bạn nên xông nước lá húng chanh mỗi ngày 1 lần vào buổi tối liên tục trong vòng 7- 10 ngày.

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng lá bạc hà

Lá bạc hà là một cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà khá hiệu quả. Các chất menthol hay menthol acetate có nhiều trong lá bạc hà được chứng minh có khả năng làm dịu niêm mạc, long đờm, giãn thần kinh và làm thông mũi nhanh chóng. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa axit rosmarinic trong loại thảo dược này sẽ giúp giảm viêm nhiễm, cải thiện các triệu chứng dị ứng như ngứa mũi họng, ho…

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra trong lá bạc hà chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời ức chế hoạt động lây lan của vi khuẩn, virus gây bệnh.

Cách chữa như sau: Hãm 10g lá bạc hà với nước sôi trong 15 phút để làm thành trà. Thêm một chút mật ong vào trà và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết từ cây tầm ma

Theo một số tài liệu y khoa, tầm ma là loại cây có khả năng ức chế sự hoạt động của các chất trung gian histamin và làm giảm sự phân hủy của tế bào mast. Từ đó giúp kháng viêm, giảm đau, cải thiện các triệu chứng dị ứng hiệu quả.

Do đó, cây tầm ma thường được dùng trong chữa viêm mũi dị ứng thời tiết. Cách thực hiện như sau:

  • Hãm 1 nắm lá tầm ma khô với nước sôi trong 15 phút
  • Chắt lấy phần nước và cho thêm 2 thìa mật ong vào để uống ấm

Áp dụng uống 2-3 lần/1 ngày trong 1-2 tuần để làm giảm các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi… mà viêm mũi dị ứng gây ra.

Dùng cây tầm ma là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả
Dùng cây tầm ma là phương pháp chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng hạt gấc

Hạt gấc còn có tên gọi khác là mộc miết tử, có tính ôn, vị đắng, quy vào kinh Can và Đại tràng, tác dụng giảm đau, kháng viêm. Đây là một dược liệu quý trong các bài thuốc Đông y chữa một số bệnh như đau nhức xương khớp, chảy máu chân răng, tụ máu, viêm xoang…

Bên cạnh đó, một số thành phần như vitamin A, E, lycopen, tanin… có nhiều trong gấc đã được chứng minh có khả năng cân bằng độ ẩm trong niêm mạc mũi, giảm kích ứng, phù nề. Từ đó giúp làm lành tổn thương do viêm mũi dị ứng thời tiết nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Nướng hạt gấc cho đến khi vỏ ngoài xém cạnh rồi nghiền nát, cho vào 1 bình thủy tinh
  • Bỏ rượu trắng ngập hạt gấc và ngâm trong 3-5 ngày
  • Khi rượu gấc được, bạn dùng tăm bông thấm ướt rồi nhét vào cánh mũi
  • Để tầm vài phút thì rút bông ra và xì nhẹ để đẩy phần dịch mũi ra ngoài

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà bằng cây giao

Theo Đông y, cây giao có vị chua, cay, tính mát, tác dụng tiêu viêm, thải độc, sát trùng hiệu quả. Bên cạnh đó, nhựa cây giao còn chứa các thành phần kháng sinh như ethanol, resiniferonol, cycloeucalenol, euphorigenic,… Đây là các chất có khả năng ức chế trung khu thần kinh, giảm đau, sát trùng mạnh, giải ngứa hiệu quả.

Cây giao có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn
Cây giao có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn

Do đó, cây giao có thể được dùng làm bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết như sau:

  • Rửa sạch và cắt cây giao thành từng khúc ngắn. Lưu ý không để nhựa cây dính vào mắt
  • Đun phần cây giao đã xử lý với 400ml nước trong ấm có vòi
  • Tiếp theo, dùng 1 tờ lịch dày cuốn thành ống dài, 1 đầu nhét vào miệng ấm, 1 đầu để trước mũi để xông

Bạn nên thực hiện đều đặn 2 lần/1 ngày trong 2 tuần, mỗi lần 20 phút để có hiệu quả tốt.

Cây cà gai chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

Cà gai còn có một số tên gọi khác như cà độc dược, cà cườm, cà vạnh… có đặc tính ấm, vị hơi the, độc ít. Chúng thường được dùng để giúp giảm đau, thải độc, tiêu đờm, trị ho. Do đó, dược liệu này cũng có thể dùng trong trị viêm mũi dị ứng thời tiết.

Cách thực hiện như sau: Bạn dùng 1 ít lá cà gai khô đốt và đưa lên mũi hít phần khói rồi thở ra miệng. Áp dụng đều đặn 1 tuần, 2 lần/ ngày, mỗi lần 5 phút sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng sổ mũi, ngạt mũi,… hiệu quả.

Cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết bằng chế độ dinh dưỡng

Hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, dẫn đến sinh ra các phản ứng dị ứng. Do đó, bạn có thể cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tăng cường bổ sung một số món ăn hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết sau:

  • Chim bồ câu hầm: Món ăn này có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện chứng kém ăn. Đồng thời giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, tiết dịch…
  • Cháo thịt bò: Cháo thịt bò rất tốt cho người bị viêm mũi dị ứng thời tiết do chúng có khả năng làm ấm cơ thể, giảm xuất tiết, chữa ngạt mũi và hắt hơi nhiều…
  • Đậu đao xào: Đây là món ăn khá quen thuộc nhưng ít ai biết chúng có khả năng hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Món đậu dùng cho việc điều trị viêm mũi sẽ được cải tiến một chút bằng cách cho rượu vào đậu thay vì dùng muối như bình thường.
Người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng viêm mũi dị ứng
Người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng viêm mũi dị ứng

Những lưu ý khác khi chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà

Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết khiến cơ thể người bệnh trở nên vô cùng nhạy cảm. Một số yếu tố dị nguyên khác cũng có thể vô tình kích hoạt thêm phản ứng quá mẫn, làm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết bùng phát mạnh mẽ hơn. Do đó, bạn cần chú ý đến các hoạt động sinh hoạt và chăm sóc cơ thể hằng ngày để đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương. Đồng thời giúp phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần trong tương lai.

Cụ thể, trong quá trình chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý giữ ấm cơ thể để không bị nhiễm lạnh. Chỉ nên tắm với nước ấm vừa thân nhiệt, tránh dùng nước quá nóng và nước lạnh.
  • Khi đi ra ngoài cần chuẩn bị khẩu trang, áo khoác, dụng cụ che chắn để tránh tiếp xúc với bụi bẩn, dị nguyên trong môi trường làm viêm mũi dị ứng nặng hơn
  • Luôn giữ gìn không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời giặt giũ chăn ga đệm định kỳ, nhằm tránh vi khuẩn, ký sinh trùng tích tụ lại nhiều
  • Tránh thu nạp một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng như trứng, hải sản, đậu… Đồng thời không sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
  • Để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả như ý, bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia, nhất là trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian
  • Biện pháp chữa trị tại nhà chỉ áp dụng cho những trường hợp viêm mũi dị ứng thời tiết ở mức khởi phát. Nếu bệnh tái phát nhiều lần và trở nên phức tạp hơn, phương pháp này sẽ không có tác dụng
  • Nếu sau 1 tuần chữa trị tại nhà, các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu được cải thiện thì bạn nên chủ động đi khám để được tư vấn phác đồ điều trị chuyên sâu

Trên đây là 10 cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết an toàn, phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích nhằm chữa trị, phòng ngừa và chăm sóc đúng cách nếu gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, việc thăm khám và kết hợp áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu cũng là điều cần thiết để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo