3 Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính hiệu quả, an toàn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Hiện nay, người bị viêm mũi dị ứng mãn tính có rất nhiều lựa chọn để điều trị bệnh. Mỗi phương pháp chữa đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Điều quan trọng nhất là tìm được cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ do bác sĩ đưa ra. 

Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính tại nhà

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính hoàn toàn có thể được giảm nhẹ thông qua một số các biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, cách này chỉ sử dụng để hỗ trợ cải thiện quá trình trị bệnh được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, không có khả năng chữa dứt điểm. 

Chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể được giảm nhẹ bằng một số các biện pháp đơn giản tại nhà

Chăm sóc, vệ sinh mũi đúng cách

Vệ sinh mũi đúng cách có thể giúp đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng mãn tính gây ra. Theo khuyến nghị, bệnh nhân nên sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn tại các quầy thuốc Tây để vệ sinh mũi 2 lần mỗi ngày. Nước muối có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giúp việc làm sạch khoang mũi và niêm mạc mũi trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, với tính sát khuẩn mạnh, nước muối còn giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi khoang mũi và làm giảm tình trạng sưng viêm ở niêm mạc. 

Nếu không muốn sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn, bệnh nhân có thể tự pha nước muối tại nhà bằng 2 thìa cà phê muối biển và 1 lít nước đun sôi để nguội để tạo thành dung dịch nước muối sinh lý nồng độ 0,9%. Sau khi pha, bệnh nhân có thể cho dung dịch trên vào một lọ thuốc nhỏ mũi đã dùng hết để sử dụng dần. 

Để vệ sinh mũi đúng cách, bệnh nhân cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Nghiêng đầu sang một bên rồi nhẹ nhàng nhỏ dung dịch nước mũi vào khoang mũi. 
  • Bước 2: Xì nhẹ mũi để đẩy toàn bộ dịch nhầy bên trong khoang mũi ra ngoài.
  • Bước 3: Thực hiện các bước tương tự cho bên mũi còn lại. 

Các bài tập yoga giúp chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Yoga có tác dụng tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính, điều hòa phổi và kéo giãn các dây thần kinh từ gáy xuống hông. Bên cạnh đó, yoga còn giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng mãn tính có thể thử một trong các tư thế yoga sau đây: 

Tư thế gập mình (Paschimottanasana)

Gập mình là tư thế yoga có tác dụng làm giảm các cơn đau mũi, đau họng, đau đầu và tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Để tập được tư thế này, người bệnh nên tập qua các tư thế như Balasana, Janu Sirsasana và Uttanasana. 

Gập mình là tư thế yoga có tác dụng làm giảm các cơn đau mũi
Gập mình là tư thế yoga có tác dụng làm giảm các cơn đau mũi

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Ngồi duỗi chân trên sàn nhà hoặc thảm tập, giữ thẳng lưng, 2 chân song song chạm vào nhau, 2 tay đặt cạnh mông và hít thở thật sâu.
  • Bước 2: Thở ra nhẹ nhàng đồng thời gập lưng xuống sao cho ngực ép sát 2 cẳng chân. Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa giữ lấy ngón chân cái và giữ tư thế này trong khoảng 45 giây.
  • Bước 3: Hít vào, thở ra nhẹ nhàng và trở về tư thế ban đầu. Ở các lần sau, bệnh nhân cố gắng để rướn cằm ra xa và ép lưng chặt hơn so với lần trước. 

Tư thế gập người trước (Uttanasana)

Không chỉ giúp cải thiện hơi thở, tư thế Uttanasana còn giúp giảm đau đầu, xoang và tai mũi họng vô cùng hiệu quả. Vì thế, đây chính là một trong những tư thế yoga mà các bệnh nhân viêm mũi dị ứng mãn tính không nên bỏ qua. 

Bệnh nhân có thể thực hiện tư thế Uttanasana ngay sau khi thiền và khởi động với các bước như sau: 

  • Bước 1: Đứng thẳng người, giữ 2 chân song song và cách nhau khoảng một gang tay, 2 tay thả lỏng tự nhiên. 
  • Bước 2: Hít vào kết hợp với co nhẹ đầu gối và cúi gập nửa thân trên.
  • Bước 3: Thở ra đồng thời duỗi thẳng đầu gối, 2 tay áp sát vào mặt đất.
  • Bước 4: Hít vào và trở lại tư thế ban đầu. 
  • Bước 5: Lặp lại các động tác trên 2 đến 3 lần nữa. 

Tư thế cái cày (Halasana)

Halasana là tư thế giúp kéo giãn đường thở, giảm đau đầu, xoang tự nhiên và vô cùng hiệu quả. Trước khi thực hiện tư thế này, bệnh nhân nên tập qua tư thế đứng bằng vai (Sarvangasana). 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn hoặc thảm tập, dùng tay đỡ hông và chân lên không trung. 
  • Bước 2: Thở ra đồng thời hạ chân về phía đầu, bàn chân chạm sàn, thân vuông góc với sàn nhà. Bệnh nhân nên nâng phần hông lên thật cao để các ngón chân có thể đi xa hơn.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trên trong khoảng 1 phút rồi từ từ hạ hông về vị trí ban đầu. 
  • Bước 4: Lặp lại các động tác trên thêm khoảng 2 đến 3 lần. 

Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)

Cũng như tư thế cái cày, tư thế cây cầu có thể giúp kéo giãn đường thở, giảm đau đầu và xoang rất hiệu quả. Tư thế này thường được thực hiện ngay sau khi thiền và khởi động. 

Tư thế cây cầu có thể giúp kéo giãn đường thở, giảm đau đầu và xoang rất hiệu quả
Tư thế cây cầu có thể giúp kéo giãn đường thở, giảm đau đầu và xoang rất hiệu quả

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Nằm ngửa người trên sàn hoặc thảm tập, 2 tay đặt song song với hông, lòng bàn tay úp.
  • Bước 2: Gập đầu gối lại sao cho lòng bàn chân tiếp xúc với mặt sàn, 2 bàn chân cách nhau một khoảng đúng bằng hông.
  • Bước 3: Nâng lưng lên sao cho cằm chạm vào ngực, 2 tay đan chéo vào nhau đặt ở bên dưới lưng đồng thời hít thật sâu.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế ở bước 3 trong khoảng 30 giây rồi từ từ hạ lưng xuống.
  • Bước 5: Lặp lại các động tác trên thêm khoảng 2 đến 3 lần. 

Chữa viêm mũi dị ứng mãn tính bằng các mẹo dân gian

Từ lâu, dân gian đã truyền miệng rất nhiều phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng đơn giản tại nhà nhưng vô cùng hiệu quả. Bệnh nhân có thể tham khảo một trong các mẹo sau đây: 

  • Xoa bóp hoặc chườm khăn ấm: Xoa bóp hoặc chườm khăn ấm lên vùng mũi có thể giúp dẫn lưu dịch tiết, giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi và khó thở. Để dịch tiết dễ dàng thoát ra ngoài, khi chườm ấm và xoa bóp, bệnh nhân nên ngồi thẳng người hoặc kê cao phần đầu của mình. 
  • Xông mũi bằng các loại tinh dầu: Hơi nóng từ nước xông sẽ làm loãng chất nhầy và loại bỏ các yếu tố dị nguyên ra khỏi khoang mũi. Đồng thời giúp diệt khuẩn, kháng viêm, làm thông đường thở và ngăn ngừa sự phát triển của các loại virus. Các loại tinh dầu nên dùng là tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, hương thảo, cây trà, cây tràm… 
  • Dùng hạt gấc: Hạt gấc có tác dụng sát trùng, giảm nghẹt mũi giảm kích ứng ở niêm mạc mũi và kích thích quá trình tái tạo các tổn thương rất tốt. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần  nướng hạt gấc, giã nát, ngâm với rượu trắng trong khoảng từ 2 đến 5 ngày và dùng để lau rửa mũi hàng ngày. 
Dùng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
Dùng hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
  • Hoa ngũ sắc: Để kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, bệnh nhân có thể dùng cây hoa ngũ sắc tươi giã lấy nước rồi dùng bông gòn thấm nước cốt và cho vào bên mũi bị đau. Sau khoảng 15 phút, bệnh nhân có thể lấy bông gòn ra và nhẹ nhàng xì mũi để dịch theo đó thoát ra bên ngoài. 
  • Ngải cứu: Để chữa bệnh viêm mũi, bệnh nhân có thể chọn phần lá và ngọn thân non của cây ngải cứu, đem phơi khô trong vòng 8 tiếng. Khi sử dụng, bệnh nhân hãy dùng một miếng giấy nhỏ cuộn ngải cứu khô thành hình điếu thuốc để đốt và hơ lên một số huyệt trên đỉnh đầu. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, bệnh nhân cần tìm hiểu kĩ các huyệt cần hơ để thực hiện cho đúng. 
  • Dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng: Tỏi là loại gia vị có chứa lượng lớn tinh dầu và các loại dưỡng chất như vitamin A, C, E, canxi, magie, photpho, kẽm… Bên cạnh đó, trong tỏi còn có rất nhiều allicin có tác dụng như một thành phần kháng sinh tự nhiên. Bệnh nhân có thể ăn sống từ 2 đến 3 tép tỏi mỗi ngày, hoặc hoà nước ép tỏi và mật ong theo 1 : 2 để tạo thành dung dịch vệ sinh mũi hàng ngày. 

Chữa viêm mũi dị ứng mãn tính bằng Tây y

Trong Tây y, viêm mũi dị ứng kéo dài có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật khi có các vấn đề bất thường ở cấu trúc mũi hoặc các bộ phận liên quan. 

Uống thuốc – Điều trị nội khoa

Đối với bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính, sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng mãn tính thường được chỉ định là: 

  • Thuốc kháng Histamin H1: Có tác dụng ngăn chặn hoạt động của Histamin – nguyên nhân chính gây ra dị ứng. Thuốc kháng Histamin có thể được dùng ở dạng uống hoặc thuốc xịt mũi. Ở dạng uống, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, buồn ngủ và kém tập trung. 
  • Thuốc xịt mũi co mạch: Thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc Histamine. Thuốc có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng sưng viêm ở niêm mạc mũi. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc trong thời gian kéo dài vì có thể gặp phải nhiều rủi ro và tác dụng phụ. 
  • Thuốc Corticosteroid: Đây là thuốc chống viêm, kháng dị ứng và làm giảm nhanh hiện tượng sung huyết mũi. Cũng như thuốc xịt mũi co mạch, lạm dụng thuốc Corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ khô mũi, teo mũi, loét niêm mạc mũi, chảy máu… 
Dùng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
Dùng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Phẫu thuật – Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật có thể được chỉ định trong các trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính do các vấn đề bất thường liên quan đến cấu trúc mũi – xoang, chẳng hạn như polyp mũi và lệch vách ngăn. Viêm mũi dị ứng do các nguyên nhân này thường rất dễ tái phát và đáp ứng kém với các phương pháp điều trị bảo tồn. Do đó, phẫu thuật sẽ giúp điều chỉnh cấu trúc mũi, tăng cường lưu thông mũi – xoang và cải thiện các triệu chứng của bệnh. 

Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ nên được tiến hành khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Bởi phương pháp này thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả điều trị, bệnh nhân cũng nên tham gia điều trị giảm nhẹ triệu chứng trước khi làm phẫu thuật.  

Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính bằng Đông y

Sử dụng các bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn và tự nhiên của nó. 

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thể phong hàn phạm phế

Viêm mũi dị ứng thể phong hàn phạm phế được hiểu là tình trạng “gió” và “khí lạnh” xâm nhập vào phổi, gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Các triệu chứng đặc trưng của thể bệnh là nước mũi trong, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi theo đợt, người ớn lạnh, cơ thể xanh xao… Đặc biệt, các triệu chứng của bệnh thường có tăng lên khi bệnh nhân xúc với gió lạnh. 

Để chữa viêm mũi dị ứng mãn tính ở thể này, bệnh nhân có thể sử dụng các loại dược liệu có tác dụng thông khiếu, tán hàn và sơ phong, gồm một số loại như sau:  

  • Quế chi: 4 – 6gr.
  • Ké đầu ngựa: 12gr.
  • Kinh giới: 8 – 10gr.
  • Bạch chỉ: 8 – 10gr.
  • Thông bạch: 6 – 8gr.
  • Lá bèo cái: 10 – 12gr.
  • Mã đề: 8 – 10gr.
  • Đại táo: 3 quả.
  • Gừng tươi: 4 – 6gr. 

Bệnh nhân có thể sắc các vị thuốc trên cùng 600ml nước, uống ngày 2 lần trước khi ăn.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thể phong nhiệt phạm phế

Phong nhiệt phạm phế là tình trạng cơ thể suy nhược gặp phải gió nồm, gây ra hiện tượng phế hư. Dấu hiệu thường gặp của thể bệnh này là ngứa mũi, nước mũi có màu vàng nhẹ, ngứa mũi, nghẹt mũi, đau đầu, cơ thể ra nhiều mồ hôi, hắt hơi, sốt… Các triệu chứng của thể bệnh này có xu hướng trở nặng khi thời tiết nóng bức và thuyên giảm khi trời trở lạnh.

Dùng Đông y chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
Dùng Đông y chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Để điều trị viêm mũi dị ứng thể phong nhiệt phạm phế, bệnh nhân nên sử dụng các loại thảo dược có công dụng thông khiếu, thanh nhiệt và tán phong như: 

  • Bồ công anh (hoặc sài đất): 12gr.
  • Ké đầu ngựa: 12gr.
  • Kim ngân hoa: 12 – 16gr.
  • Kinh giới: 8 – 10gr.
  • Mã đề: 8 – 10gr.
  • Lá dâu tằm: 8 – 10gr.
  • Cam thảo nam: 8 – 10gr.
  • Cúc tần: 8 – 10gr.
  • Rau diếp cá: 10 – 12gr.
  • Bạc hà 6 – 8gr. 

Người bệnh có thể mang các loại dược liệu trên sắc với 750ml nước, uống  ngày 2 lần trước khi ăn. 

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thể âm hư

Viêm mũi dị ứng thể âm hư thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như nghẹt mũi, mũi, miệng khô, hắt hơi, sổ mũi, cổ họng khát, cơ thể gầy yếu, hay sốt nhẹ về chiều, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo… Thể bệnh này phải được điều trị bằng các loại dược liệu có công dụng thông khiếu và dưỡng phế âm. 

Bệnh nhân có thể dùng thịt ếch để hầm chung với tây dương sâm thái phiến, ma hoàng và bách bộ trong khoảng 2 giờ. Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên dùng món ăn này 3 lần mỗi ngày. 

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng thể phế, tỳ khí hư

Viêm mũi dị ứng thể phế, tỳ khí hư là tình trạng công năng ngũ tạng suy giảm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở và thiếu sức sống. Bên cạnh đó, bệnh cũng gây ra các triệu chứng như ngứa mũi, đau nhức mũi, hắt hơi, hơi thở ngắn, nước mũi trong và chảy nhiều khi gặp lạnh hoặc các yếu tố dị nguyên. Đây cũng là thể bệnh có xu hướng dai dẳng và tái phát thường xuyên hơn so với những thể bệnh khác.

Để điều trị thể bệnh này, bệnh nhân cần sử dụng các loại dược liệu sau đây: 

  • Rễ đinh lăng: 12gr.
  • Ké đầu ngựa: 12 gr.
  • Đậu ván xao vàng: 12gr.
  • Ý dĩ xao vàng: 12gr.
  • Đẳng sâm: 12gr.
  • Mã đề: 8 – 10gr.
  • Bạc hà: 8 – 10gr.
  • Bạch chỉ: 8 – 10g.
  • Kinh giới: 10 – 12g.
  • Ngũ vị tử: 6gr. 

Bệnh nhân có thể sắc các vị thuốc trên cùng với 750ml nước, uống ngày 2 lần trước khi ăn.

Những lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Để đạt hiệu quả các trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng mãn tính, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề sau: 

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá, lông động vật…
  • Giữ ấm đường thở, đặc biệt là khi trời trở lạnh.
  • Vệ sinh khoang mũi và răng miệng đúng cách.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, thường xuyên giặt giũ chăn ga, gối đệm và quần áo. 
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi đến những nơi có không khí ô nhiễm. 
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể thông qua các bữa ăn hàng ngày,  
  • Không sử dụng rượu, bia, cà phê và thuốc lá trong thời gian điều trị. 
  • Không tự ý mua thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng. 

Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính thường rất đa dạng và phong phú. Tùy  thuộc vào tình trạng bệnh và mong muốn chữa trị mà mỗi người sẽ có sự lựa chọn riêng, Quan trọng vẫn là bệnh nhân phải thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ thì mới có hiệu quả tốt. 

Thông tin hữu ích cho bạn:

5/5 - (1 bình chọn)

Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng của chúng tôi là phương pháp hơn 150 năm tuổi, nhưng đến nay vẫn được xem là cách chữa hiệu quả, được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày – VTV2, trở thành bí quyết của +150.000 người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bài thuốc này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo