9 Cách Chữa Viêm Họng Mãn Tính Tại Nhà Hiệu Quả [Đừng Bỏ Qua]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Viêm họng mãn tính là tình trạng sưng viêm, đau rát tại cổ họng diễn ra trong thời gian dài. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách, triệt để sẽ thường xuyên tái phát và có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trong đối với sức khỏe như  gây ra viêm tai giữa, viêm phổi… Để hiểu hơn về các cách chữa viêm họng mãn tính, hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.

Cách chữa viêm họng mãn tính tại nhà bằng dân gian

Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều bài thuốc dân gian có thể giúp chữa trị, hạn chế được tình trạng sưng đau của viêm họng mãn tính. Nguyên liệu người xưa sử dụng chủ yếu là các cây thảo dược xung quanh nhà, gần gũi với cuộc sống. Vì vậy, khi dùng để trị bệnh thường khá an toàn, lành tính và không tốn kém nhiều chi phí. 

viêm họng mãn tính bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng” src=”https://dominhduong.com/wp-content/uploads/2019/08/chua-viem-hong-man-tinh-bang-phuong-phap-dan-gian-duoc-nhieu-nguoi-ap-dung.jpg” alt=”Chữa viêm họng mãn tính bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng” width=”800″ height=”536″ /> Chữa viêm họng mãn tính bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng

Tuy nhiên, hiệu quả và thời gian phát huy tác dụng của thuốc dân gian phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như cách thức áp dụng, cơ địa và tình trạng bệnh của từng người. Với người có có cơ địa phù hợp, cách chữa viêm họng mãn tính bằng thuốc dân gian sẽ mang tới hiệu quả tốt. Trong khi đó, những người bệnh có sức đề kháng kém, lại không chăm sóc cẩn thận việc điều trị bệnh có thể gặp nhiều khó khăn. 

Một số bài thuốc phổ biến, được ông cha ta áp dụng từ xưa đến nay phải kể tới:

Dùng lá diếp cá trị bệnh

Rau diếp cá là loại cây có vị cay nồng, mùi tanh, tính mát. Tinh dầu của diếp cá có chứa nhiều hoạt chất decanonylacetaldehyde, methylnonylketon, myrcen,… có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chữa lành các tổn thương tại vùng họng khá hiệu quả.

Để chữa viêm họng mãn tính bằng lá diếp cá, người bệnh có thể thực hiện bằng cách xay lá diếp cá thành sinh tố để uống hàng ngày. Hoặc áp dụng bài thuốc sau để có hiệu quả tốt hơn:

  • Chuẩn bị khoảng 20 lá diếp cá, 1 bát nước vo gạo 
  • Rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước và mang đi giã nát
  • Đổ bỏ nước vo gạo lần đầu và lấy nước vo gạo lần 2 để làm thuốc
  • Cho diếp cá giã nát trộn với nước vo gạo rồi mang đi đun sôi để lấy nước uống (chia thành 3 phần, uống hết trong ngày)

Người bệnh kiên trì sử dụng bài thuốc này trong một thời gian sẽ có thể chấm dứt hẳn các cơn ho, đau, rát vùng họng.

Chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi

Tỏi có chứa một hoạt chất được ví như kháng sinh tự nhiên, có tên gọi là allicin. Hoạt chất này có khả năng diệt virus, vi khuẩn hiệu quả. Vì vậy, từ xưa, ông cha ta đã biết dùng tỏi để đẩy lùi các bệnh viêm họng, viêm mũi, cảm cúm… Với nguyên liệu tỏi sống, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp chữa viêm họng mãn tính như sau:

  • Cách 1: Đập dập 1 tép tỏi sống và dùng để ngậm trong miệng từ khoảng 5 đến 10 phút. Cố gắng để nước tỏi chảy qua vùng bị  viêm nhiễm nhằm diệt khuẩn. 
  • Cách 2: Dùng 3 – 4 nhánh tỏi giã nhỏ, hâm nóng cùng một cốc sữa từ 10-15 phút rồi bỏ bã, uống nước từ 2 – 3 cốc mỗi ngày.
Bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tínhBài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính
Bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính

Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong

Mật ong cũng là nguyên liệu thường gặp trong các bài thuốc chữa viêm họng mãn tính. Trong mật ong có chứa các chất giúp kháng viêm, kháng nấm, kháng vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, mật ong cũng giúp làm dịu các vết đau rát do viêm họng gây ra.

Với mật ong, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau:

  • Cách 1: Dùng mật ong pha với trà nóng, nước cốt chanh uống từ 3 – 4 lần/ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Cách 2: Ngâm mật ong với tỏi, mỗi lần sử dụng dùng 1 muỗng pha với nước ấm uống để đẩy lùi triệu chứng bệnh.
  • Cách 3: Pha 1 muỗng mật ong với 1 muỗng giấm táo, uống để sát trùng, tiêu viêm. Dùng 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.

Chữa viêm họng mãn tính bằng gừng

Gừng giúp diệt khuẩn, làm ấm vùng bị viêm từ đó giúp giảm cảm giác đau rát, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Với bài thuốc chữa viêm họng mãn tính từ dân gian này, người bệnh có thể áp dụng như sau:

  • Gọt sạch vỏ gừng, giã nhỏ
  • Đun sôi gừng đã giã nhỏ với lượng nước vừa đủ trong 5 phút. 
  • Lọc bã lấy nước, dùng nước uống. Nếu có thể hãy thay thế nước lọc bằng nước gừng hàng ngày để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Chữa viêm họng mãn tính bằng cây lược vàng

Chữa viêm họng bằng cây lược vàng là phương pháp được áp dụng qua nhiều đời nay. Đây là phương pháp chữa viêm họng hiệu quả, dứt điểm, an toàn, không đau đớn. Người bệnh có thể áp dụng như sau:

  • Cách 1: Dùng lá cây lược vàng rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm 5 giọt dấm và uống mỗi ngày. Cần uống theo đợt, mỗi đợt 5 ngày, các đợt cách nhau 5 ngày. Sử dụng nước lá lược vàng trong 1 tháng sẽ giúp mang tới hiệu quả điều trị tốt hơn.
  • Cách 2: Dùng lá lược vàng tươi, thêm vài hạt muối rồi nhai như trầu, ngậm bã, nuốt nước. Áp dụng phương pháp này 2-3 lần/ ngày, mỗi lần dùng 2-3 lá trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
Cây lược vàng chữa viêm họng mãn tính
Cây lược vàng chữa viêm họng mãn tính

Chữa viêm họng mãn tính bằng lá húng chanh

Lá húng chanh chứa tính chất kháng sinh, sát khuẩn, giúp đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Sử dụng lá húng chanh chữa viêm họng cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng. Cách chữa này cũng có thể áp dụng cho trẻ em. Người bệnh có thể áp dụng một số cách sau:

  • Cách 1: Dùng lá húng chanh rửa sạch, đun với nước sôi, khi nước ấm, thêm vài hạt muối vào nước. Uống nước và nhai phần lá.
  • Cách 2: Thái nhỏ lá húng chanh, thêm 20g đường phèn, chưng cách thủy rồi chắt nước uống 1 lần/ ngày. Sử dụng từ 3-5 ngày nhằm giảm các triệu chứng bệnh.
  • Cách 3: Dùng lá húng chanh, lá bạc hà, tía tô, gừng tươi đem sắc với nước. Uống nước đều đặn 1 lần/ ngày. Cách làm này còn giúp giảm đau đầu, cảm hàn, đau đầu , hạ sốt hay chứng miệng đắng,….

Chữa viêm họng mãn tính bằng lá rẻ quạt

Lá rẻ quạt cũng có tác dụng chữa bệnh viêm họng mãn tính hiệu quả. Theo Đông y, loại lá này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp tán huyết, long đờm từ đó giảm cảm giác sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng. Với loại thảo dược này, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Cách 1: Dùng lá rẻ quạt rửa sạch, thêm 2g muối rồi nhai dập, ngậm trong vài phút cho tới khi nóng họng thì nhả ra. Nên ngậm 1-2 lần/ ngày, có thể nuốt nước.
  • Cách 2: Dùng lá rẻ quạt, gừng tươi, nhai nát rồi ngậm trong miệng, nuốt lất nước bỏ bã. Ngậm ngày 4-5 lần/ ngày.

Chữa viêm họng theo phương pháp Tây y

Viêm họng mãn tính có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào từng nguyên nhân và triệu chứng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nhưng thông thường thì những loại sau sẽ xuất hiện trong đơn thuốc của người bệnh:

  • Thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc được kê đầu tiên khi người bệnh được xác định là bị viêm họng mãn tính. Các loại thường dùng là Amoxicillin, Cephalexin, Erythromycin… có tác dụng diệt trừ các virus, vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, vi khuẩn giai đoạn này thường phát triển mạnh, dễ kháng thuốc nên người bệnh cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Viêm họng mãn tính uống thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng?

Người bệnh sẽ phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc gồm kháng sinh, kháng viêm, long đờm,...
Người bệnh sẽ phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc gồm kháng sinh, kháng viêm, long đờm,…
  • Thuốc kháng viêm: Viêm họng thường đi kèm với nhiều tình trạng viêm nhiễm khác, thường gặp là viêm mũi. Các loại thuốc kháng viêm sẽ được chỉ định để điều trị các triệu chứng sưng viêm, đau rát họng, chảy nước mũi,…
  • Thuốc long đờm: Khi bị viêm họng mãn tính, bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều dịch đờm trong cổ họng. Vì vậy thuốc long đờm cũng sẽ được sử dụng để giúp long đờm, tiêu thoát dịch nhầy. Một số loại thường được kê là  bromhexin, acetylcystein, mucosolvan…
  • Thuốc bổ phế: Loại thuốc này được sử dụng để bổ trợ cho quá trình điều trị bệnh, giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, chống chọi lại với các tác nhân gây hại.
  • Thuốc ổn định độ pH: Viêm họng mãn tính thường khiến cho hơi thở của người bệnh có mùi hôi. Do đó, với những trường hợp nghiêm trọng, các loại thuốc như locabiotal, rhinathiol haylysopain… sẽ được chỉ định để giúp ổn định lại pH trong khoang miệng, giảm mùi hôi.

Nếu tình trạng viêm họng mãn tính đã ở giai đoạn nghiêm trọng, các loại thuốc điều trị gần như không phát huy tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp cắt amidan hoặc đốt laser để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, đây đều là những phương pháp gây đau và ít nhiều có rủi ro nên chỉ là cách trị bất đắc dĩ cuối cùng.

Lưu ý: Điều trị bằng Tây y luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, trong quá trình chữa bệnh, bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Tránh dùng thuốc bừa bãi, gây nhờn thuốc, về sau rất khó chữa trị triệt để.

Chữa viêm họng mãn tính bằng Đông y

Theo lý luận của y học cổ, viêm họng hình thành là do cơ thể bị tích tụ đàm nhiệt lâu ngày, khiến cho phế (phổi) bị tổn thương dẫn đến tình trạng ho, sưng đau cổ họng và tiết dịch đờm. Bệnh càng kéo dài, yết hầu càng sưng đau khiến cho việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày gặp khó khăn.

Tùy vào từng giai đoạn mà Đông y sẽ sử dụng những phép trị phù hợp. Cụ thể, ở giai đoạn đầu, khi tà khí còn ở phế vệ thì chỉ cần dùng phép sơ giải là có thể trị được bệnh. Tuy nhiên, khi tà khí đã truyền vào lý, tức đã chuyển sang mãn tính thì phải dùng đến phép thanh nhiệt, giải độc, trừ tà, dưỡng âm, thanh phế, tiêu viêm, hoạt huyết để trị bệnh.

Xem thêm: Chữa viêm họng mãn tính bằng Đông y có hiệu quả không?

Thuốc Đông y chữa bệnh sẽ tập trung vào dưỡng âm, thanh phế, tiêu viêm, hoạt huyết
Thuốc Đông y chữa bệnh sẽ tập trung vào dưỡng âm, thanh phế, tiêu viêm, hoạt huyết

Một số bài thuốc trị viêm họng mãn tính được ghi chép trong y học cổ là:

  • Bài thuốc 1: Gồm có sa sâm (16g), hoàng cầm, tang bạch bì (mỗi loại 12g), thiên hoa phấn (6g), cát cánh, cam thảo (4g).
  • Bài thuốc 2: Gồm có đại hoàng, mang tiêu, cam thảo (mỗi loại 20g), liên liều, chi tử, hoàng cầm (mỗi loại 15g), bạc hà (10g).
  • Bài thuốc 3: Gồm có hoàng kỳ (24g), trần bì, đương quy, thiên hoa phấn, nhân sâm, sài hồ, thăng ma, bạch truật (mỗi loại 12g), cam thảo (10g).
  • Bài thuốc 4: Gồm có ngưu bàng tử, bạch linh, bạch thược, cát cánh, hoàng cầm, phòng phong, thăng ma (mỗi loại 12g), cam thảo, nhân sâm (mỗi loại 10g), hoàng liên (8g).
  • Bài thuốc 5: Gồm có huyền sâm, sinh địa (mỗi loại 16g), kê huyết đằng, mạch môn, thạch hộc, tang bạch bì (mỗi loại 12g), bạch cương tàm (8g), xạ can (6g), cam thảo nam (2g).

Người bệnh chú ý, nên uống thuốc khi còn nóng ấm, uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Khi uống thì ngậm nước thuốc trong miệng rồi nuốt vào từ từ để dược chất có thời gian thẩm thấu vào niêm mạc, vòm họng trước khi đi vào trong cơ thể. Như vậy tác dụng của thuốc mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng thuốc Đông y có phần phức tạp và mất thời gian hơn so với Tây y. Tuy nhiên, thuốc lại có ưu điểm là không gây tác dụng phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Đặc biệt, Đông y chữa bệnh theo cơ chế trị bệnh từ gốc nên bệnh sẽ được điều trị triệt để, ít tái phát hơn so với Tây y. Do đó, nhiều người bệnh hiện nay có xu hướng lựa chọn thuốc thảo dược để chữa bệnh.

Chăm sóc, phòng ngừa viêm họng mãn tính

Ngoài áp dụng các cách chữa viêm họng mãn tính nói trên, để gia tăng hiệu của điều trị, người bệnh cũng cân duy trì thói quen sinh hoạt điều độ. Chú ý một số điểm sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng, sử dụng nước muối sinh lý súc miệng nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Không nên ăn các thực phẩm có thể gây tổn thương vòm họng như đồ lạnh, đồ cay nóng, đồ chiên, nhiều dầu mỡ,…
Không nên lạm dụng phương pháp chữa bằng dân gian
Không nên lạm dụng phương pháp chữa bằng dân gian
  • Uống nhiều nước, bổ sung hoa quả, các thực phẩm chứa vitamin A, C nhằm tăng sức đề kháng.
  • Không uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá,…
  • Nếu môi trường sống bị ô nhiễm, cần đổi môi trường sống hoặc sử dụng máy lọc không khí, điều hòa không khí.
  • Cần bảo vệ bản thân khỏi khói bụi, thay đổi thời tiết bằng cách đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu khi ra đường, làm việc,… Đặc biệt giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh.
  • Tập thể dục hàng ngày để giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát.

Với các cách chữa viêm họng mãn tính nêu trên, hy vọng bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp với bản thân. Trong quá trình điều trị chuyên sâu, cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc sức khỏe nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh, cần liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu khiến bệnh phát triển nặng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo