MÁCH BẠN 5 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Lá Tía Tô Cực Hiệu Quả [THỬ NGAY]
Lá tía tô là một loại rau gia vị quen thuộc với người Việt. Không những thế đây còn là một vị thuốc quý trong dân gian, giúp chữa trị nhiều loại bệnh, trong đó có viêm họng. Chữa bệnh bằng cách này sẽ giúp người bệnh giảm thiểu được việc đưa các loại hóa chất trong thuốc tân dược vào cơ thể. Vì vậy, hãy bỏ túi ngay 5 cách chữa viêm họng bằng lá tía tô hiệu quả, an toàn sau đây để tiện dùng khi mắc bệnh.
Vì sao lá tía tô có công dụng chữa viêm họng?
Lá tía tô còn có tên gọi khác là lá é tía, lá xích tô, tử tô – là loại cây thân cỏ, thuộc họ hoa môi với tên khoa học là perilla frutescens. Cây tía tô có chiều cao trung bình khoảng 50cm – 1m, lá thường có màu tím, trên mặt lá có một lớp lông mỏng, sờ vào sẽ hơi ráp tay.
Thông thường, lá tía tô được dùng để làm rau gia vị, thêm vào các món canh hoặc ăn sống. Nhưng từ xa xưa, người dân đã thử nghiệm và biết lá tía tô có thể giúp chữa được các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa,… Công dụng chữa bệnh của lá tía tô hiện nay đã được y học cổ và khoa học hiện đại công nhận.
Là thầy thuốc hơn 20 năm chữa bệnh bằng thảo dược, lương y Đỗ Minh Tuấn (Hiện là GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020, cố vấn y khoa các chương trình Truyền hình sức khỏe của VTV2, VTC2) chia sẻ, trong Y học cổ truyền, lá tía tô có vị hơi cay, tính ấm nóng, quy vào hai kinh phế và tỳ. Nhờ tính ấm, vị hơi cay nóng mà tía tô có khả năng làm ấm cơ thể, giảm nhẹ cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có khả năng sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Bởi vậy, lá tía tô thường được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khí lạnh như: cảm lạnh, viêm họng hạt, ho, cảm cúm.
Còn theo y học hiện đại, lá và hạt tía tô có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, cụ thể thành phần như sau:
- Thành phần trong lá tía tô: limonene, perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), dihydrocumin…
- Thành phần trong hạt tía tô: sắt, canxi, vitamin A, C, photpho, linolenic, acid oleic, valin, arginine, acid amin…
Các thành phần kể trên có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride trong máu, có khả năng kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi, làm cho các mao mạch dưới da giãn nở, ức chế virus, vi khuẩn gây ra triệu chứng ho, cảm cúm, cảm lạnh.
BẠN ĐANG BỊ VIÊM HỌNG?
CHIA SẺ TÌNH TRẠNG – LƯƠNG Y TUẤN CHỈ CÁCH CHỮA BẰNG THẢO DƯỢC AN TOÀN
5 cách chữa viêm họng bằng lá tía tô cho hiệu quả tốt từ chuyên gia
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa viêm họng bằng lá tía tô. Tuy nhiên để có hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 5 cách chữa phổ biến và có hiệu quả nhất từ gợi ý của lương y Tuấn, mời bạn tham khảo:
Uống thuốc sắc lá tía tô
Chữa viêm họng bằng cách uống nước lá tía tô phù hợp với người trưởng thành, mới có triệu chứng sưng đau rát họng. Lá tía tô tính ấm nóng sẽ làm dịu bớt cảm giác đau rát ở cổ họng, đồng thời thành phần sát khuẩn kháng viêm trong lá này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng.
- Chuẩn bị: 6g lá tía tô, 3g lá trà xanh, 5 quả táo to, 30g quả mận tươi (bỏ hạt).
- Cách làm: Các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem rửa sạch, để cho ráo nước. Mận tươi và táo đem xay nhuyễn, hòa với khoảng nửa lít nước rồi đun tới khi sôi. Lúc này, bạn bỏ lá tía tô và lá trà vào, đun nhỏ lửa thêm 20 phút nữa rồi tắt bếp. Để nước nguội xuống còn ấm ấm thì chia thành 3 phần.
- Cách dùng: Uống nước lá tía tô, mận, trà, táo khi còn ấm, uống đều đặn 3 lần mỗi ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho tới khi hết hẳn.
TÌM ĐỌC: 4 Cách chữa viêm họng bằng lá đu đủ cực hay: ĐỌC NGAY KẺO HỐI HẬN
Chữa viêm họng bằng lá tía tô và hoa đu đủ đực
Tía tô sát khuẩn, giảm sưng, kết hợp với hoa đu đủ đực giàu vitamin A, C, E và chất papain giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Đây là mẹo chữa viêm họng phù hợp với mọi đối tượng, từ người già tới trẻ nhỏ, đặc biệt giảm đau rát họng hiệu quả.
- Chuẩn bị: lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực (mỗi loại 5g), 15g đường phèn.
- Cách làm: Trước hết, bạn cần rửa sạch các nguyên liệu kể trên, để ráo nước. Tiếp theo, cho lá tía tô, hoa đu đủ, hoa khế vào một chiếc nồi nhỏ rồi bỏ đường phèn lên trên cùng. Thực hiện hấp cách thủy trong khoảng 20 phút với lửa vừa và nhỏ. Khi nồi nước đã sôi đủ thời gian, tắt bếp và để nguội xuống còn ấm ấm.
- Cách dùng: Chắt lấy nước cốt từ nồi thuốc kể trên thành 3 phần, uống vào sáng – trưa – tối trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên làm ấm lại trước khi uống để hiệu quả tốt hơn.
Chữa viêm họng bằng hạt cây tía tô
Hạt của cây tía tô cũng có tác dụng tương tự như phần lá, với các thành phần dinh dưỡng như: linoleic, axit linolenic, acid nicotinic, dầu béo, protein, oleic… Đặc biệt, hạt tía tô có tác dụng kích thích hiện tượng xuất tiết ở phế quản, thích hợp điều trị viêm họng có đờm, viêm họng do nhiễm khuẩn, hen suyễn.
- Chuẩn bị: Tách từ hoa đã già của cây tía tô lấy hạt, phơi khô lấy khoảng 100g hạt. Bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc nam, thuốc Đông y. Chuẩn bị 1l nước trắng, 1 lọ thủy tinh.
- Cách làm: Hạt tía tô đã phơi khô đem xay nhuyễn thành bột. Lọ thủy tinh rửa sạch để khô hoàn toàn. Đổ rượu trắng và bột hạt tía tô vào lọ thủy tinh, ngâm 7 ngày liên tục.
- Cách dùng: Mỗi lần người bệnh chỉ sử dụng 1 thìa rượu hạt tía tô uống sau khi ăn. Mỗi ngày uống 3 lần, uống đều đến khi hết triệu chứng ho có đờm. Cách này chỉ áp dụng cho người lớn.
Chữa viêm họng bằng lá tía tô, kinh giới và gừng
Ngoài các cách chữa viêm họng kể trên, bạn cũng có thể kết hợp thêm lá tía tô với kinh giới, gừng để tăng hiệu quả giảm ho, đau rát cổ họng, giải cảm. Bài thuốc này đặc biệt mang lại hiệu quả cao cho những người bị ho do cảm lạnh.
- Chuẩn bị: Lá tía tô, lá kinh giới, củ gừng.
- Cách làm: Rửa sạch lá tía tô và lá kinh giới cho hết bụi bẩn rồi để ráo nước. Cạo sạch vỏ củ gừng, rửa lại bằng nước. Tiếp theo bạn cho lá tía tô, lá kinh giới và gừng đã đập dập vào nồi nước, đun sôi khoảng 15 – 20 phút. Bạn lấy 1 cái rây nhỏ, lọc bỏ phần bã, giữ lại phần nước thuốc chia thành 2 phần bằng nhau.
- Cách dùng: Uống nước lá tía tô, kinh giới với gừng ngay khi có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng. Uống 2 lần mỗi ngày, nên uống vào sáng và tối. Thời gian dùng thuốc khoảng 1 – 2 tuần hoặc cho tới khi nhận thấy triệu chứng ho, đau họng giảm nhẹ.
Chữa viêm họng bằng cháo lá tía tô
Nếu bạn bị viêm họng do cảm cúm, cảm lạnh, có kèm theo hiện tượng đau nhức đầu, ho có đờm kèm sổ mũi thì cháo tía tô là gợi ý rất tốt. Ăn cháo tía tô khi còn ấm nóng sẽ giúp cơ thể tiết mồ hôi nhiều, giải cảm, loãng đờm, thông thoáng cổ họng, giảm đau họng, giảm ho hắng.
XEM THÊM: Bằng bài thuốc THẢO DƯỢC an toàn, mẹ bầu 9X khỏi 80% viêm họng sau 2 tháng
- Chuẩn bị: Gạo tẻ, thịt xay, lá tía tô, hạt tiêu, tỏi và gia vị cần thiết.
- Cách làm: Vo sạch gạo, ngâm khoảng 30 phút (nếu có thời gian nên ngâm 1 tiếng). Cho gạo và đổ nước vào nồi rồi hầm cháo. Trong thời gian hầm cháo, bạn xào thịt với hạt tiêu, gia vị chín mềm và thơm rồi bỏ ra bát riêng. Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước rồi thái thật nhỏ. Khi đã được cháo, bạn cho thịt xay vào đảo đều lên, hầm thêm khoảng 10 phút với lửa nhỏ.
- Cách dùng: Bạn cho 1 nắm lá tía tô đã thái nhỏ vào bát trước rồi múc cháo nóng lên trên, khi ăn trộn đều cháo với lá tía tô cho lá chín và thưởng thức. Nếu làm cho trẻ con, bạn nên bỏ ít tiêu hoặc không cho hạt tiêu.
Chuyên gia lưu ý khi chữa viêm họng bằng lá tía tô
Với nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh viêm họng, tiếp xúc với nhiều người bệnh, lương y Tuấn nhân thấy phần lớn bệnh nhân đều áp dụng qua cách chữa này. Theo đó, lương y chỉ ra một số lưu ý để khi chữa viêm họng bằng lá tía tô đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Chọn mua lá tía tô ở những nơi uy tín, nếu mua ở chợ truyền thống, bạn nên ngâm muối 10 – 20 phút rồi rửa lại bằng 2 – 3 lần nước sạch để loại bỏ hết tồn dư hóa chất (nếu có) trên lá.
- Tốt nhất nên tự trồng cây tía tô trong vườn nhà, trên sân thượng, khi cần dùng có ngay lá tía tô sạch để chữa viêm họng.
- Không chọn lá tía tô đã héo, chỉ dùng lá còn tươi vì lá héo không đảm bảo được về thành phần dinh dưỡng và tác dụng dược lý, hiệu quả chữa viêm họng không cao
- Súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Lưu ý khi súc trong họng khoảng 1 – 2 phút rồi mới nhổ ra, không ngậm nước muối trong miệng lâu.
- Ngay khi có biểu hiện viêm họng, sưng đau họng, húng hắng ho, cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tối đa đưa tay lên mắt, mũi, miệng
- Nên uống nước ấm liên tục để làm dịu bớt cảm giác đau họng, loãng đờm trong cổ họng
- Hạn chế làm việc trong không gian kín hoặc gió thổi trực tiếp, liên tục vào mặt
- Tắm nhanh bằng nước ấm, không tắm quá 5 phút, không ngâm người quá lâu trong nước.
Lương y Tuấn cho hay, bài thuốc chữa viêm họng bằng lá tía tô có thể mang lại hiệu quả nhất định với một số trường hợp bệnh nhẹ, mức độ các triệu chứng đơn giản, với trường hợp bệnh nặng, người bệnh nên tham khảo các bài thuốc đặc trị bệnh. Hoặc có thể sử dụng kết hợp thuốc đặc trị và bài thuốc từ lá tía tô để hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng do viêm họng gây ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!