Hướng dẫn chữa viêm họng bằng bấm huyệt đúng cách, cho hiệu quả tốt nhất
Chữa viêm họng bằng bấm huyệt nghĩa là sử dụng lực tác động vào các huyệt đạo nằm trên cơ thể nhằm triệt tiêu triệu chứng bệnh. Các chuyên gia sẽ dùng tay tác động trực tiếp lên vị trí các huyệt đạo để đả thông kinh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ tà khí.
Chữa viêm họng bằng bấm huyệt có hiệu quả không? Ưu, nhược điểm?
Trong Đông y, huyệt đạo có liên hệ mật thiết với các cơ quan lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Huyệt đạo cũng là nơi mà tà khí dễ dàng xâm nhập gây bệnh. Bởi vậy, phương pháp bấm huyệt chữa viêm họng có thể giúp loại trừ tà khí, phục hồi sức khỏe, giảm sưng đau, viêm tấy, loãng đờm…
Theo đánh giá của các chuyên gia, chữa viêm họng bằng bấm huyệt có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Liệu pháp bấm huyệt cực kì an toàn, không có tác dụng phụ
- Loại bỏ nhanh các triệu chứng: ho, đau rát, ngứa họng
- Hỗ trợ quá trình điều trị bằng thuốc đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
- Có thể thực hiện chữa viêm họng ngay tại nhà.

Nhược điểm:
- Nếu sử dụng độc lập sẽ không giúp chữa trị bệnh dứt điểm.
- Khi bấm huyệt cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia có tay nghề cao, nếu xác định sai huyệt đạo sẽ không đem lại hiệu quả chữa bệnh. Ngoài ra, có thể gây nguy hiểm khi bấm sai huyệt đạo.
- Chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên kết hợp liệu pháp bấm huyệt cùng các phương pháp chuyên sâu giúp nâng cao hiệu quả chữa viêm họng dứt điểm.
Cách bấm huyệt chữa viêm họng đạt hiệu quả tốt nhất
Các huyệt đạo trên cơ thể có liên quan đến hệ hô hấp, có thể giúp chữa trị bệnh viêm họng bao gồm huyệt Phong trì, Liêm tuyền, Dũng tuyền, Xích trạch, Phế du, Khổng tối… Mỗi huyệt đạo nằm ở những vị trí cơ thể khác nhau. Vì vậy người thực hiện cần có hiểu biết đúng về vị trí huyệt giúp phát huy hiệu quả chữa bệnh.
Chữa viêm họng bằng bấm huyệt Phong trì
Huyệt phong trì nằm ở hai bên phía sau hõm gáy. Bấm huyệt này sẽ giúp bệnh nhân trừ phong, giải sốt, giảm ớn lạnh, cải thiện các chứng ho khan, ho khò khè, đau rát do viêm họng.
Xác định huyệt Phong Trì bằng cách: Xòe hai bàn tay ra và đặt hõm đôi tay vào đỉnh tai. Ngón cái hướng về gáy, các ngón còn lại ôm lấy đầu. Di chuyển 2 ngón cái đi xuống dưới qua 1 ụ xương và đến lỗ hõm 2 bên gáy. Đây chính là vị trí của huyệt Phong trì.
Sau khi xác định đúng vị trí huyệt dùng ngón tay cái day, ấn liên tục vào huyệt khoảng 3 phút. Khi cảm thấy vị trí day ấm lên thì dừng lại. Mỗi ngày nên duy trì bấm huyệt Phong Trì từ 2-3 lần để cải thiện triệu chứng bệnh.

Chữa viêm họng bằng bấm huyệt Liêm tuyền
Khi sử dụng liệu pháp bấm huyệt để chữa viêm họng, người ta không thể không nhắc đến huyệt Liêm tuyền. Huyệt đạo này có vai trò rất tốt trong việc tiêu đờm, giải trừ tà khí, đặc biệt thích hợp khi điều trị viêm họng có triệu chứng ho đờm.
Xác định huyệt Liêm tuyền bằng cách: Ngước đầu lên trên, huyệt nằm chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên đường lằn chỉ ngang cuống hầu 0,2 thốn.
Sử dụng ngón tay cái ấn huyệt 3 phút, dùng ngón trỏ và ngón cái vuốt đều hai bên cổ họng từ trên xuống. Tiếp đó, đặt 2 ngón tay cái, trỏ lên 2 bên xương sụn và lắc nhẹ sang bên trái 30 lần. Bấm huyệt Liêm tuyền từ 2-3 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm họng.

Bấm huyệt Xích trạch hỗ trợ điều trị viêm họng
Xích trạch là một huyệt đạo có mối liên quan mật thiết với Phế. Bấm huyệt Xích trạch có thể giúp người bệnh tiêu viêm, giải độc, giảm ho, điều hòa hô hấp. Vì vậy thường thích hợp cho những người bị ho hen, viêm họng, amidan…
Xác định vị trí huyệt Xích trạch: Duỗi khuỷu tay, huyệt nằm giữa khớp xương của khuỷu tay.
Khi bấm huyệt, dùng tay phải vòng quanh khuỷu tay trái, đặt ngón cái lên huyệt Xích trạch. Dùng tay day và ấn vào huyệt cho ấm lên. Bệnh nhân duy trì bấm huyệt Xích trạch một ngày khoảng 2-3 lần, thực hiện trong 5 ngày giúp kiểm soát tình trạng bệnh.

Cách chữa viêm họng bằng huyệt Dũng tuyền
Huyệt Dũng tuyền rất hiệu quả trong việc cải thiện các chứng ho khan, ho có đờm do viêm họng. Huyệt nằm dưới lòng bàn chân nhưng liên hệ mật thiết với phổi. Day ấn huyệt này sẽ giúp đả thông kinh mạch, giảm các triệu chứng viêm họng.
Xác định vị trí huyệt Dũng tuyền: Chia khoảng cách của bàn chân từ ngón trỏ đến gót chân thành 5 phần. Huyệt nằm cách đầu ngón chân trỏ 2/5, cách gót chân 3/5.
Khi bấm huyệt, nên ngâm chân từ 15 – 20 phút trong chậu nước muối ấm, có thêm vài lát gừng. Tiếp đó, dùng tay ấn, day vào huyệt cho đến khi chân ấm lên. Lau khô chân với khăn sạch, ấn huyệt thêm khoảng 3 phút.
Sau đó đi tất hoặc ủ trong chăn để tránh bị nhiễm lạnh. Duy trì thực hiện liệu pháp bấm huyệt Dũng tuyền khoảng 3-4 ngày, mỗi ngày vào 2 lần sáng, tối sẽ thấy các triệu chứng viêm họng giảm rõ rệt.

Chữa viêm họng bằng bấm huyệt Khuyết bồn
Bấm huyệt Khuyết bồn giúp tiêu viêm, giảm nhanh tình trạng kích ứng ho, khó chịu vùng cổ. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân mắc viêm họng cấp tính và mãn tính.
Huyệt Khuyết bồn nằm ở vị trí lõm ngay bờ trên hai bên xương đòn trái và phải, vùng đầu ngực thẳng lên, bên dưới là hố trên xương đòn.
Lưu ý khí vỗ huyệt Khuyết bồn cần có sự phối hợp với đầu. Khi vỗ huyệt bên phải đầu quay căng về bên trái, vỗ huyệt bên trái, đầu quay căng về bên phải. Mỗi bên huyệt vỗ khoảng 3 phút cho đến khi vùng da ấm và đỏ lên. Đây là dấu hiệu cho thấy khí độc đã được đẩy ra khỏi cơ thể.

Chữa viêm họng bằng bấm huyệt Khổng tối
Huyệt Khổng tối được áp dụng điều trị các chứng bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, ho khan, ho ra máu, ho dai dẳng lâu ngày… giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe.
Vị trí huyệt Khổng tối: Huyệt nằm cách cổ tay 7 thốn. 1 thốn được tính bằng khoảng cách từ 1 nếp nhăn này đến nếp nhăn kia của ngón giữa, khi bệnh nhân cong ngón tay giữa chạm vào được đầu ngón tay cái.
Sử dụng ngón cái để bấm vào huyệt, lực tăng dần đến khi cảm thấy đau tức ở dây thần kinh. Day cả hai bên huyệt, mỗi lần khoảng 2 phút. Phương pháp bấm huyệt chữa viêm họng này dễ thực hiện và được nhiều người ưa chuộng.

Bấm huyệt Thái uyên trị bệnh viêm họng
Đối với bệnh nhân bị viêm họng, hen suyễn, mạch máu tắc nghẽn… có thể áp dụng liệu pháp bấm huyệt Thái uyên giúp đả thông kinh mạch, tăng cường khí đến phổi.
Xác định huyệt Thái uyên bằng cách ngửa lòng bàn tay, huyệt nằm ở ngấn thứ nhất của cổ tay. Vị trí có mạch đập, ngay dưới đầu xương tròn cùng phía với ngón tay cái.
Dùng ngón cái bấm, day liên tục vào huyệt Thái uyên, mỗi bên khoảng 3 phút. Phương pháp bấm huyệt Thái uyên có thể áp dụng cho bé dưới 2 tuổi nhưng mẹ nên dùng lực nhẹ để tránh đau, tổn thương cho con.

Cách chữa viêm họng bằng bấm huyệt Phế du
Trong Đông y, huyệt Phế du liên quan mật thiết với phổi được áp dụng cải thiện các bệnh đường hô hấp như viêm họng. Khi bấm huyệt sẽ giúp tăng cường lưu thông khí đến phổi, bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng.
Huyệt Phế du nằm ở phía sau 2 bên lưng. Để tìm vị trí của huyệt Phế du bên phải dùng tay trái đặt lên vai phải, các ngón tay ôm vào lưng. Huyệt sẽ nằm ở vị trí trùng với đầu ngón tay giữa. Tìm vị trí huyệt Phế du bên phải chỉ cần thực hiện ngược lại.
Khi bấm huyệt Phế du, dùng ngón cái bấm một góc 90 độ vào vị trí huyệt, giữ 3 giây rồi bỏ ra. Thực hiện đủ 15 lần sau đó đổi sang bấm huyệt còn lại. Khi bấm huyệt Phế du không nên dùng lực quá mạnh có thể tạo áp lực gây tổn thương phổi.

Lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm họng
Khi áp dụng phương pháp chữa họng bằng cách bấm huyệt, người bệnh cần chú ý tới những vấn đề sau đây:
- Cắt móng tay gọn gàng, rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi bấm để tránh nhiễm trùng.
- Bấm huyệt chữa viêm họng cần xác định đúng vị trí huyệt, đúng kĩ thuật. Bệnh nhân cần lưu ý khi chọn liệu pháp bấm huyệt.
- Bệnh nhân không rõ vị trí huyệt, không có kinh nghiệm tuyệt đối không tự bấm huyệt. Nên tìm đến người có chuyên môn bấm huyệt để thực hiện.

- Bệnh nhân đang bị thương, lở loét ở các vị trí huyệt đạo không nên chọn phương pháp bấm huyệt có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ngoài da.
- Sau khi ăn no không bấm huyệt. Trường hợp vừa ăn cơm xong cần đợi khoảng 3 tiếng mới thực hiện. Khi bấm huyệt không nên ăn quá no hoặc quá đói.
Một số đối tượng không nên áp dụng liệu pháp bấm huyệt:
- Người bị suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, mắc bệnh lý về máu cần hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi thực hiện.
- Người bị viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, viêm vòi trứng…
- Người cao tuổi, phụ nữ đang trong thai kỳ, trẻ nhỏ không tự ý sử dụng.
- Người từng bị đau khớp, chấn thương xương khớp, thoái hóa khớp…
Chữa viêm họng bằng bấm huyệt giúp cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh, độ an toàn cao. Với các thông tin trên, hi vọng mọi người sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp bấm huyệt chữa bệnh, các xác định huyệt và bấm huyệt sao cho hiệu quả.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!