Top 3 Cách chữa gai khớp gối hiệu quả [Đã được ghi nhận]
Chữa gai khớp gối như thế nào là câu hỏi đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng cơ xương khớp trong thời gian qua. Hiện nay, người bệnh muốn điều trị chứng gai khớp gối có thể dùng các loại thuốc tân dược, thuốc đông y, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Mỗi cách chữa đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về 3 cách chữa gai khớp gối.
Chữa gai khớp gối bằng thuốc dân gian tại nhà
Nếu như người bệnh e ngại việc phải đi khám và uống thuốc điều trị thì có thể thử áp dụng một số bài thuốc dân gian. Ít nhiều, qua hàng ngàn năm lưu truyền, cách chữa này cũng chứng minh được là có hiệu quả nhất định. Ngoài ra, thuốc dân gian thường sử dụng những nguyên liệu xung quanh nhà, dễ kiếm, dễ thực hiện nên khá an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể thử trước khi quyết định sử dụng đến những biện pháp điều trị chuyên sâu khác.

Bài thuốc từ cây đinh lăng
Đinh lăng là thảo dược thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gai khớp gối. Dược liệu này có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giải phóng điểm chèn ép cho dây thần kinh. Từ đó giảm sưng đau, nhức mỏi xương khớp và gân cốt. Có nhiều cách bào chế đinh lăng thành thuốc, dưới đây là cách hiệu quả nhất:
- Chuẩn bị 40g rễ đinh lăng
- Rửa sạch đinh lăng, để ráo nước, cắt thành khúc và đem đun sắc với 2 lít nước.
- Khi thấy nước trong nồi còn 1/2 thì tắt bếp.
- Chia đều nước thuốc thành 3 phần bằng nhau và dùng để uống hết trong ngày.
Bài thuốc này có tác dụng khá tốt, người bệnh có thể dùng uống trong thời gian dài. Trường hợp uống thuốc điều trị, bệnh nhân cũng có thể dùng nước thuốc đinh lăng như một giải pháp bổ trợ.
Bài thuốc chữa gai khớp gối từ nghệ
Củ nghệ nổi tiếng với hoạt chất curcumin, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm thiểu tình trạng đau nhức tại các khớp xương. Bên cạnh đó, dược chất quý hiếm này còn có khả năng giúp làm lành các tổn thương tại các mô sụn, làm đều bề mặt xương, giảm thiểu sự hình thành của các gai xương. Các khoáng chất và vitamin trong nghệ cũng sẽ giúp cho xương khớp thêm chắc khỏe, phòng ngừa và phục hồi bệnh tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 thìa bột nghệ, 1 thìa dầu dừa, 1 lòng đỏ trứng gà.
- Dùng máy đánh đều bột nghệ với lòng đỏ trứng gà.
- Sau đó cho dầu dừa vào trộn đều cùng với hỗn hợp trên là có thể dùng để ăn. Nên ăn ngay vì để lâu trứng gà sẽ có mùi tánh, rất khó dùng.
- Sử dụng nghệ trộn trứng gà mỗi ngày 1 lần, trước bữa cơm khoảng 30 phút. Ăn món này liên tục trong 10 ngày sẽ thấy có kết quả.

Bài thuốc chữa gai khớp gối từ hạt mè đen
Trong hạt mè đen có chứa rất nhiều acid béo và các chất chống oxy hóa. Bài thuốc từ hạt mè đen sẽ giúp tăng sinh chất nhờn, giảm thiểu sự ma sát giữa các khớp xương, tái tạo các mô sụn bị tổn thương. Không chỉ vậy thành phần magie, canxi của mè đen còn giúp làm dày mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và nhanh chóng phục hồi về trạng thái ban đầu. Vì lẽ đó mà mè đen được sử dụng để hỗ trợ chữa trị rất nhiều bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh gai khớp gối.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g mè đen, 1 lít rượu trắng, 1 bình thủy tinh
- Cho mè đen lên bếp rang nhỏ lửa đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
- Để hạt mè nguội rồi cho vào cối giã nát.
- Cho mè đen đã giã vào bình thủy tinh, ngâm cùng với rượu khoảng 7 ngày là có thể mang ra dùng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống khoảng 5ml.
Bài thuốc từ gừng và mật ong
Gừng và mật ong cũng là những nguyên liệu thường được dân gian kết hợp sử dụng để chữa trị các bệnh xương khớp. Gừng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Trong khi đó, mật ong lại có tác dụng tăng đề kháng và hạn chế tình trạng gai khớp gối phát triển quá mức.
Gừng và mật ong còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, tăng dưỡng chất tới nuôi dưỡng các khớp xương, giúp khớp xương chắc khỏe hơn. Vì vậy, người bệnh có thể dùng bài thuốc này thường xuyên để giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và bảo vệ cấu trúc xương khớp.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng, 1 thìa mật ong
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch và thái mỏng thành từng lát.
- Cho gừng vào đun sôi cùng một ít nước trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp, đổ ra bát.
- Để nước gừng nguội bớt thì cho thêm mật ong vào, quấy đều là có thể dùng uống. Nên uống thuốc vào buổi sáng sớm để có hiệu quả tốt nhất.
Điều trị nội khoa chữa gai khớp gối
Dựa vào từng cơ địa của từng người, quá trình diễn tiến bệnh lý, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh sử dụng cách chữa gai khớp gối phù hợp nhất. Trong đó, phương pháp điều trị bảo tồn, sử dụng thuốc uống thường được ưu tiên áp dụng trước. Theo đó, có 2 dạng thuốc đang được áp dụng là tân dược và y học cổ truyền, cụ thể:
Điều trị gai khớp gồi bằng thuốc Tây y
Đối với cơn đau cấp tính: Colchicin được khuyến khích sử dụng để giảm cơn đau cấp tính ở vùng khớp gối, nên uống 2 – 3 mg/ngày. Liều dùng có thể tăng thêm 0,3 mg/ngày khi cần thiết nhưng cần chỉ định của bác sĩ. Khi gặp tác dụng phụ, người bệnh cần lập tức dừng thuốc và đi khám ngay.
Đối với cơn đau mãn tính: Một số loại thuốc được dùng để cắt dứt cơn đau dữ dội lúc này là thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như melocicam, celecoxib, efferangan codein, diclofenac…
- Paracetamol: Có tác dụng hạ sốt, chống viêm, chống đau cơ, xương khớp, chỉ nên uống Paracetamol 500 mg (1 viên) trong khoảng từ 4 – 6 tiếng. Nếu cơ thể bị sốt, da mẩn đỏ, trong người nôn nao, bạn nên lập tức dừng thuốc.
- Meloxicam: Dùng để giảm đau sưng, cứng khớp, mỗi lần nên uống 7,5mg x 2 viên/ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi và người mắc bệnh suy gan, thận nên thận trọng khi dùng thuốc.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm 1 số chế phẩm sinh học như thuốc Glucosamin, Chondroitin (sụn vi cá mập), Piascledine (chất triết tách không xà phòng hóa từ đậu nành và bơ), Chế phẩm Omega – 3… để tăng cường sự chắc khỏe của sụn khớp, giúp tái tạo sụn khớp nhanh hơn và khiến gai xương tự tiêu.
Chữa gai khớp gối bằng thuốc Đông y
Theo Đông y, gai khớp gối bị hình thành do sự tắc nghẽn khí huyết và tổn thương chức năng tạng phủ. Các bài thuốc Đông y chiết xuất từ rễ, thân, lá phơi khô khi kết hợp đúng cách và dùng dưới dạng sắc nước uống sẽ giúp người bệnh giải tỏa sự tắc nghẽn, bổ huyết, mạnh gân, cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong.
Một số bài thuốc Đông y điều trị gai khớp gối thường được dùng là:
- Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang: Tang ký sinh 16g, độc hoạt, sinh địa, đương quy, đảng sâm, ngưu tất, đỗ trọng mỗi loại 12g, phòng phong, bạch thược, phục linh mỗi loại 10g và quế chi, tế tân 4g.
- Bài thuốc PT5: Hà thủ ô, sianh địa, cây trinh nữ mỗi loại 12g; cỏ xước, thổ phục linh 16g; thiên niên kiện, lá lốt 10g và quế chi 8g
Các bài thuốc này bạn chia sẻ sắc 1 lần/ngày và chia làm 3 lần uống. Ưu điểm của cách chữa này là an toàn, lành tính, chứng gai khớp gối sẽ thuyên giảm rõ rệt và dứt điểm từ 3 – 6 tháng sau.

Phẫu thuật trị gai khớp gối
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người bệnh có thể chọn lựa nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy vào mức độ phát triển của bệnh. Dưới đây là 3 cách phẫu thuật gai khớp gối đã và đang được áp dụng trong thực tế:
- Mổ nội soi cắt gai cột sống: Đây là cách làm được áp dụng nhiều nhất hiện nay là gây ít tổn thương hơn (vết mổ nhỏ, hạn chế mất máu) so với mổ thường. Phẫu thuật theo cách này giúp giải phóng áp lực khi vực tủy sống, hạn chế tình trạng chèn ép của các gai xương lên tủy sống, phục hồi nhanh.
- Cắt bỏ lá đốt sống: Tức là, bác sĩ sẽ cắt 1 lớp mỏng của lá cột sống bị gai xâm lấn rộng để tạo khoảng trống cho tủy sống và dây thần kinh giúp giảm áp lực hoạt động, từ đó ngăn ngừa các cơn đau. Tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật này khoảng 80 – 90%. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần cẩn thận, tránh bị chảy máu, nhiễm trùng hoặc khi thấy dịch đỏ từ vết cắt cần nhanh chóng tới bệnh viện.
- Phẫu thuật cấy miếng đệm gan mỏm gai: Đây là cách phẫu thuật mới áp dụng đưa vào điều trị. Phẫu thuật này chỉ nên áp dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ, khi gai xương hình thành nhưng chưa gây nên những cơn đau dữ dội.

Phẫu thuật chữa gai khớp gối hiệu quả song khá nguy hiểm vì có thể gây tổn thương hệ thống dây thần kinh, tủy sống và sụn khớp xung quanh. Vì thế, cách này chỉ được khuyến cáo sử dụng khi người bệnh đã áp dụng điều trị nội khoa xong thất bại và bệnh chuyển biến trầm trọng hơn. Hơn thế, phẫu thuật đòi hỏi quy trình phức tạp, sự thành thạo của bác sĩ, chi phí phẫu thuật cao, lên tới 40 – 50 triệu đồng.
Vật lý trị liệu chữa gai khớp gối
Đây là biện pháp hỗ trợ điều trị gai khớp gối. Tại Việt Nam, một số biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến, bao gồm:
Nhiệt trị liệu: Như đắp Paraphin, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại… để giảm đau, làm giãn mạch, chống căng cơ.
Điện trị liệu chữa gai khớp gối:
- Sóng ngắn: Tạo nhiệt nóng để trị gai xương, giảm phù nề, giảm đau.
- Dòng xung điện: Giúp tăng cường chuyển hóa, kích thích thần kinh cơ vùng gối.
- Dòng Gavanic và Faradic: Tăng cường dẫn truyền thần kinh vào vùng tổn thương để giảm đau.
- Laser: Giúp tái tạo tổ chức, giảm đau, chống viêm.
- Sóng siêu âm: Làm mềm xơ sẹo trong sâu bên trong qua đó giúp giảm đua, tái tạo tổ chức cơ xương vùng khớp gối.
Vận động trị liệu: Nghĩa là, người bệnh tập co duỗi khớp vùng gối, tập di động xương bánh chè, tập chịu sức, tập đi lai cầu thang để khớp gối khỏe mạnh hơn.

Những bài tập hữu ích cho người bị gai khớp gối
Hiệu quả điều trị gai khớp gối sẽ được nâng cao khi người bệnh biết cách kết hợp điều trị chuyên sâu với các bài tập luyện xương khớp tại nhà. Không chỉ đối với người mắc bệnh mà với người khỏe mạnh thì việc tập luyện luôn có lợi cho sức khỏe, giúp cho hệ xương khớp trở nên linh hoạt, dẻo dai, không bị khô cứng, gây thoái hóa, đau nhức.
Vì vậy hãy dành thời gian để tập luyện một số bài tập sau đây để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi khớp gối:
Bài tập co duỗi khớp:
- Nằm thẳng trên giường, hai tay duỗi thẳng dọc theo thân.
- Co 2 chân lại ở mức độ vừa phải.
- Từ từ duỗi thẳng chân phải một cách nhẹ nhàng, sau đó làm tương tự với chân trái.
- Từ từ co chân phải rồi đến chân trái.
- Thực hiện động tác liên tục như đang đạp xe đạp trong khoảng 5 – 10 phút.
Bài tập cho gân kheo:
- Nằm thẳng người trên sàn, duỗi thẳng hai chân.
- Dùng 2 tay nắm lấy chân phải kéo co chân phải về phía ngực, giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây.
- Từ từ duỗi thẳng chân phải và lặp lại động tác tương tự đối với chân trái.
- Thực hiện bài tập 10 lần với mỗi chân.
Bài tập cho các cơ bắp:
- Đặt trước mặt 1 cái bục cao khoảng 20cm.
- Bước chân phải lên bục, sau đó bước tiếp chân trái lên.
- Bước chân phải xuống rồi bước chân trái xuống.
- Thực hiện các bước liên tục trong khoảng 5 phút.
Bài tập kéo dãn vùng cơ trước đùi:
- Đứng thẳng người trước bờ tường, hai chân dang rộng bằng vai.
- Tay trái chống vào tường, tay phải nắm lấy cổ chân phải và kéo co về phía sau sao cho gót chân chạm vào mông, giữ tư thế trong khoảng 30 giây.
- Thả chân phải xuống và lặp lại động tác tương tự với bên còn lại.
- Thực hiện bài tập 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
Bài tập cho cơ trước đùi:
- Ngồi trên một chiếc ghế, hai chân để vuông góc với mặt sàn.
- Từ từ duỗi thẳng chân phải, giữ tư thế này trong 30 giây.
- Đưa chân phải về vị trí ban đầu và lặp lại động tác với chân trái.
- Thực hiện bài tập 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
Những bài tập trên đây sẽ giúp cho cơ bắp, dây chắng, xương khớp quanh gối thêm chắc khỏe, tránh nguy cơ bi teo cơ. Điều này có tác động tích cực đối với quá trình điều trị bệnh gai khớp gối. Ngoài thực hiện các bài tập trên, người bệnh có thể tập thêm yoga, aerobic,… để tăng cường hiệu quả. Nhưng cần lưu ý, tập luyện ở mức độ vừa phải, phù hợp với sức lực của mình. Nâng thời gian tập từ từ, không tạo áp lực lớn cho đầu gối, sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng.
Lưu ý quan trọng khi bị gai khớp gối
Trong quá trình điều trị gai khớp gối, để giúp bệnh nhanh khỏi, tránh làm tổn thương khớp nặng hơn, người bệnh cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Tránh hoạt động quá sức dẫn đến căng khớp gối.
- Giữ gân, dây chằng đầu gối luôn ấm khi trời lạnh.
- Áp dụng các bài tập vận động không nên quá sức.
- Hạn chế mang vác vật nặng, cồng kềnh liên tục trong thời gian dài.
- Ổn định cân nặng để hạn chế áp dụng dồn xuống khớp gối.
- Chọn lựa giày tốt để đi lại êm ái, khớp gối không bị đau.
- Đeo dây đeo đầu gối
Chữa gai khớp gối không khó nhưng để dứt điểm cần thời gian và sự kiên trì nhất định từ phía người bệnh. Dựa vào thể trạng sức khỏe của từng người, mức độ bệnh lý, mỗi người bệnh có tính dung nạp của thuốc, hay nói cách khác là hiệu quả điều trị khác nhau.
Thông tin hữu ích cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!