Chảy Nước Mũi Trong: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
Mỗi ngày, mũi và họng sẽ tiết ra 1-2 lít dịch nhầy để làm ẩm niêm mạc và ngăn chặn vi khuẩn. Ở người khỏe mạnh, chúng sẽ được đẩy ra cửa sau mũi, đi đến dạ dày. Tuy nhiên, khi đường hô hấp gặp phải một số vấn đề, lượng dịch tiết ra quá mức và chảy về phía trước sẽ được gọi là chảy nước mũi hay sổ mũi. Vậy nguyên nhân gây chảy nước mũi là gì? Cách chữa ra sao? Mời quý độc giả tìm hiểu trong bài viết sau.
Nguyên nhân chảy nước mũi trong
Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có tác dụng lưu dẫn khí vào phổi và bảo vệ đường thở. Cũng chính vì vậy, đây là bộ phận dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại.
Khi khoang mũi bị kích thích do các nhân tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể , tuyến niêm mạc sẽ tăng cường tiết dịch như một cơ chế tự bảo vệ. Từ đó gây ra tình trạng chảy nước mũi liên tục. Cụ thể, chứng sổ mũi có thể xảy ra do các yếu tố sau:
Chảy nước mũi do cảm lạnh
Chảy nước mũi trong là dấu hiệu đặc trưng của chứng cảm lạnh, do virus gây ra. Cụ thể, khi virus cảm lạnh đi vào đường hô hấp thông qua mũi, họng, chúng dính vào các phân tử tế bào làm cơ thể sản sinh ra một chất gây viêm có tên là cytokine. Dẫn đến niêm mạc mũi bị sưng và tiết nhiều dịch nhầy.
Tình trạng này có thể thuyên giảm sau 5-7 ngày mà không gây ra biến chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu thấy dịch tiết do cảm lạnh kéo dài hơn 1 tuần, bạn nên thăm khám cụ thể để có hướng điều trị kịp thời.
Chảy nước mũi do cảm cúm
Cảm cúm thường xuất hiện vào lúc giao mùa, xuất hiện khi đường hô hấp bị virus tấn công. Lúc này, khoang mũi sẽ tiết nhiều dịch nhầy nhằm ngăn chặn chúng đi sâu vào phổi và các bộ phận khác trong cơ thể.
Có 3 chủng virus gây ra bệnh cảm cúm là cúm A, B và C, trong đó B, C là 2 chủng phổ biến nhất. Cúm mùa cũng có thể thuyên giảm sau 5-7 ngày nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan bởi nó có thể gây ra các biến chứng như viêm đường tiết niệu, viêm tai giữa, viêm xoang…
Chảy nước mũi do viêm xoang
Một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chảy nhiều nước mũi là bệnh viêm xoang cấp hoặc mạn tính. Đây là tình trạng niêm mạc lót ngoài các xoang cánh mũi bị virus tấn công gây viêm sưng. Lúc này các ống dẫn khí bị thu hẹp lại, phù nề niêm mạc, gây tắc nghẽn và tiết dịch quá mức.
Viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các hệ quả xấu như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, …
Viêm mũi dị ứng gây chảy nước mũi trong
Viêm mũi dị ứng là phản ứng quá mẫn của cơ thể trước các yếu tố kích ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú… Khi các dị nguyên xâm nhập vào đường hô hấp, chúng sẽ kích thích cơ thể tiết ra một hoạt chất trung gian là histamin. Các histamin dạng tự do này làm giãn mạch máu, gây viêm sưng niêm mạc, làm hẹp đường thở, dẫn đến sự tiết dịch nhầy quá mức ở người bệnh.
Chảy nước mũi do polyp mũi
Polyp mũi là những khối mềm không đau, phát triển ở lớp lót trong hốc mũi hoặc lòng xoang. Chúng được tổ chức dưới dạng giọt nước hoặc chùm nho, là một hệ quả thường thấy của quá trình viêm nhiễm niêm mạc kéo dài. Khi polyp xuất hiện, cơ thể sẽ nhận định đây là dị vật gây hại và tăng tiết dịch nhầy quá mức nhằm chống lại chúng.
Polyp khi phát triển thành nhiều lớp sẽ làm tắc lỗ thông xoang, tích tụ dịch nhầy và gây chảy mũi sau.
Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân ít phổ biến có thể gây ra tình trạng chảy nước mũi gồm:
- Lệch vách ngăn mũi: Vách ngăn mũi là cấu trúc hình thành từ sụn và xương, nằm giữa và cách đều 2 bên lỗ mũi. Một số trường hợp chấn thương mũi hoặc biến chứng ở mũi sau sinh có thể gây ra tình trạng lệch vách ngăn. Từ đó dẫn đến tình trạng khó thở và chảy nhiều dịch mũi.
- Ăn đồ cay nóng: Khi dung nạp thức ăn cay vào cơ thể, một số dây thần kinh có thể bị kích hoạt, gây ra tình trạng khoang mũi tiết nhiều dịch nhầy hơn bình thường. Đặc biệt trong ớt có chứa chất cay capsaicin khiến cơ thể có những phản ứng quá mẫn nhằm đẩy chúng ra ngoài.
- Không khí khô: Ở một số trường hợp, không khí khô không chỉ khiến người bệnh thấy khó thở, rát, ngạt mũi mà còn gây ra tình trạng tiết dịch mũi quá mức.
- Thay đổi nội tiết tố: Cụ thể, tình trạng chảy nước mũi thường xuất hiện nhiều trong thời kỳ mang thai. Sự gia tăng nồng độ oestrogen do thay đổi nội tiết tố khiến thai phụ gặp phải triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, tiết nhiều dịch nhầy…
Triệu chứng chảy nước mũi
Tình trạng chảy nước mũi trong nhiều trường hợp chỉ là phản ứng của cơ thể nhằm tự bảo vệ trước sự tấn công của các yếu tố gây hại. Nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp. Do vậy, sổ mũi có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên mũi kèm theo các triệu chứng khác tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải 1 số vấn đề sau:
- Suy giảm khứu giác: Khi vùng mũi họng bị viêm nhiễm, lượng nước mũi chảy ra nhiều sẽ khiến khoang mũi bị tắc nghẽn, niêm mạc mũi phù nề, xuất huyết đỏ, cuốn mũi sưng to, đường thở hẹp lại. Tình trạng này dẫn đến sự suy giảm khứu giác ở người bệnh.
- Dịch tiết nhiều: Ở các trường hợp chảy nước mũi do viêm xoang, viêm mũi,… lượng dịch tiết ra ngày càng nhiều, đôi khi còn có sắc lạ. Dịch mũi đôi khi còn có dạng đặc, màu vàng, xanh hoặc gỉ mũi.
- Ho từng đợt: Khi dịch mũi tiết nhiều nhưng không được đẩy hết ra ngoài, chúng sẽ ứ đọng ở khoang mũi và chảy ngược xuống họng, gây ngứa và ho.
- Sốt: Tình trạng chảy nước mũi có thể đi kèm với sốt nếu nguyên nhân gây bệnh là virus cúm hoặc viêm xoang… Người bệnh đôi khi bị sốt cao đến 39, 40 độ C, ớn lạnh và đau đầu.
- Các triệu chứng khác: Người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu khác bên cạnh chứng sổ mũi như mệt mỏi, kém tập trung, mất ngủ thường xuyên, đau nhức vùng mặt…
Cách chữa chảy nước mũi tại nhà
Các cách chữa tại nhà là phương pháp được khuyến khích áp dụng cho các trường hợp chảy nước mũi nhẹ ở mức khởi phát. Cụ thể:
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý là phương pháp làm sạch và thoáng khoang mũi nhờ việc loại bỏ các chất dịch nhầy, bụi bẩn ứ đọng trong mũi một cách nhanh chóng.
Trong nước muối chứa rất nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng sát trùng, kháng viêm. Đồng thời giảm xuất tiết hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn có khả năng bổ sung độ ẩm cho khoang mũi, giảm phù nề và khai thông đường thở.
Cách thực hiện:
- Đổ khoảng 100ml nước muối sinh lý vào bình rửa mũi chuyên dụng
- Ghé sát đầu vào chậu nước, nghiêng đầu sang bên phải và cho vòi bơm vào lỗ mũi phía bên trái
- Bóp nhẹ để nước muối chảy vào lỗ mũi bên trái và chảy ra lỗ bên phải. Tiếp tục thực hiện ngược lại để rửa sạch lỗ mũi bên phải
- Sau khi đã bơm rửa 2 bên mũi, bạn xì nhẹ để đẩy hết phần dịch còn lại ra ngoài
Xông hơi với tinh dầu hoặc thảo dược
Xông hơi với tinh dầu hoặc các loại thảo dược tự nhiên là cách chữa chảy nước mũi khá hiệu quả. Dựa trên cơ chế làm loãng dịch nhầy và tác động lên một số dây thần kinh ở vùng mũi họng, phương pháp này sẽ giúp giảm phù nề và tạo điều kiện để loại bỏ dịch tiết trong mũi dễ dàng.
Ngoài ra, xông hơi kết hợp tinh dầu hoặc thảo dược còn giúp cho việc lưu dẫn khí trong khoang mũi thuận lợi hơn, giảm sổ mũi.
Một số loại tinh dầu có thể được dùng để làm sạch và thông mũi gồm tinh dầu hoa cúc, gừng, bạch đàn, sả, chanh, bạc hà…
Cách thực hiện:
- Cho vài giọt tinh dầu vào 1 bát tô nước nóng hoặc đun sôi nước với các loại thảo dược như tía tô, kinh giới…
- Dùng 1 chiếc khăn to trùm kín đầu, hít thở đều và thở ra miệng trong khoảng 15 phút để các hoạt chất có thể từ từ đi sâu vào trong mũi. Khi xông hơi, bạn cần lưu ý giữ khoảng cách với tô nước để tránh bị bỏng hay kích ứng da.
- Nên kiên trì áp dụng 1-2 lần/ 1 ngày trong 5-7 ngày để có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Tạo độ ẩm trong phòng ngủ
Môi trường khô, thiếu độ ẩm có thể gây ra các vấn đề về tai mũi họng, trong đó có chảy nước mũi. Lúc này, để cải thiện chứng sổ mũi, người bệnh chỉ cần tăng độ ẩm không khí trong phòng bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc trồng cây… Cách làm này sẽ giúp cân bằng độ ẩm cơ thể, tạo điều kiện cho việc hô hấp dễ dàng hơn. Từ đó giảm xuất tiết dịch mũi quá mức một cách hiệu quả.
Bấm huyệt, massage
Bấm huyệt và massage là phương pháp sử dụng áp lực vật lý tác động lên các huyệt đạo để khai thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn trong cơ thể. Người bị chảy nước mũi thường xuyên có thể áp dụng cách này để giảm ứ tắc dịch tiết. Đồng thời cải thiện tình trạng phù nề niêm mạc, sưng viêm khó chịu.
Cách thực hiện:
- Bấm huyệt nghinh hương: Dùng ngón trỏ ấn và day nhẹ vị trí huyệt nằm 2 bên cánh mũi, thẳng góc mắt từ 10-20 lần cho đến khi vùng message đỏ ửng lên là được.
- Bấm huyệt toản trúc: Ở vị trí chân lông mày đối xứng nhau ở phía trong, bạn dùng 2 ngón tay trỏ ấn hoặc xoa nhẹ theo vòng tròn trong tầm 1 phút để giảm sổ mũi hiệu quả.
Uống nước ấm, bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể
Nước có tác dụng làm loãng đờm, giảm viêm sưng niêm mạc. Từ đó tạo điều kiện để tống xuất dịch ra khỏi khoang mũi một cách dễ dàng.
Ngoài ra, nhờ việc tác động vào vào các dây thần kinh vùng mũi họng, nước ấm có thể giúp giảm áp lực xoang và ngăn ngừa xuất tiết dịch mũi.
Mẹo dân gian chữa chảy nước mũi hiệu quả
Các bài thuốc dân gian sau đây là phương pháp chữa chảy nước mũi hiệu quả, được nhiều người áp dụng:
- Bài thuốc chữa chảy nước mũi từ gừng: Nhờ hàm lượng tinh dầu dồi dào và các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, gừng có khả năng sát trùng, tiêu đờm hiệu quả. Để trị chứng sổ mũi trong, bạn chỉ cần hãm 1 củ gừng tươi với 300ml nước sôi trong 15 phút, cho thêm 2 thìa mật ong và uống khi còn nóng. Sau vài ngày áp dụng, tình trạng tiết dịch mũi sẽ được cải thiện đáng kể.
- Húng chanh và quất chữa chảy nước mũi: Húng chanh và quất đều là 2 nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm sưng và ức chế tiết dịch rất tốt. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần xay nhuyễn 1 nắm lá húng chanh với 4-5 quả quất rồi cho thêm 2 thìa đường phèn. Đem hấp cách thủy trong 20 phút rồi uống hỗn hợp này. Nên áp dụng đều đặn trong vòng 1 tuần để giảm sự tiết dịch hiệu quả.
- Cách chữa chảy nước mũi từ trà chanh mật ong: Đây là bài thuốc chữa sổ mũi khá phổ biến, đơn giản và hiệu quả. Cụ thể: pha 300ml nước chanh với nửa cốc nước ấm, cho thêm 2 thìa mật ong và khuấy đều. Người bệnh nên uống khi còn ấm và thực hiện đều đặn hằng ngày trong 5-7 ngày để có hiệu quả cao.
Điều trị chảy nước mũi lỏng bằng thuốc
Khi các liệu pháp chữa trị tại nhà không còn phù hợp, người bệnh nên cân nhắc áp dụng các biện pháp chuyên sâu hơn như sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y. Cụ thể:
Thuốc Tây y cải thiện nhanh tình trạng chảy nước mũi
Thuốc Tây y là phương pháp trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng, giảm khó chịu tức thì cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho bà bầu. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên thăm khám cụ thể và áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nhìn chung, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc trị sổ mũi sau:
- Thuốc xịt rửa mũi đẳng trương: Để giảm bớt tình trạng chảy nước mũi, bạn có thể sử dụng một số dung dịch xịt rửa mũi như Neilmed Nasamist, Humer… . Chúng được sử dụng nhiều do khá an toàn, không gây kích ứng và có thể được hướng dẫn áp dụng trong dài ngày.
- Nhóm thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có khả năng tiêu diệt và ức chế sự sản sinh chất trung gian histamin- 1 tác nhân chính gây ra viêm mũi dị ứng. Sử dụng thuốc trong vài ngày sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi nhanh chóng.
- Thuốc xịt mũi chứa corticoid: Nhóm thuốc này phát huy hiệu quả cao đối với các trường hợp chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng. Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm mometasone, beclomethasone, budesonide,… Thuốc có thể khắc phục nhanh tình trạng chảy nước mũi, khó thở nhưng chỉ nên dùng với liều lượng thấp trong thời gian ngắn.
- Thuốc xịt thông mũi: Một số loại thuốc xịt thông mũi chứa oxymetazolin, xylometazolin,… có tác dụng làm co mạch, se khô niêm mạc, giảm chảy nước mũi hiệu quả. Khi tình trạng tiết dịch kéo dài dai dẳng và các biện pháp chữa trị trước đó không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nhóm thuốc này trong vòng 3 ngày.
Dùng thuốc Đông y trị chứng sổ mũi
Trong Đông y, tình trạng chảy nước mũi là do cơ thể bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt. Để trị bệnh, các bài thuốc Đông y sẽ sử dụng những dược liệu có khả năng lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng tạng phủ. Đồng thời giúp thải độc, tán hàn, thanh nhiệt, trị bệnh tận gốc.
Tuy nhiên khi áp dụng, người bệnh nên tuân theo hướng dẫn của lương y và kiên trì thực hiện mới có hiệu quả chữa trị cao.
Người bị chảy nước mũi thường xuyên có thể tham khảo các bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1: Quế chi, cam thảo (mỗi loại 6g), ma hoàng (8g), hạnh nhân (12g).
- Bài thuốc 2: Cam thảo (20g), sài hồ, xuyên khung, tiền hồ, chỉ xác, khương hoạt, độc hoạt, phục linh, cát cánh, phòng phong, kinh giới (mỗi loại 40g).
- Bài thuốc 3: Hoa kinh giới (16g), cam thảo, đậu xị (mỗi loại 20g), cát cánh, bạc hà, lá tre, ngưu bàng tử (mỗi loại 24g), kim ngân, liên kiều (mỗi loại 40g).
- Bài thuốc 4: Bạc hà, cam thảo (mỗi loại 6g), liên kiều, lô căn (mỗi loại 8g), tang diệp, cúc hoa, hạnh nhân, cát cánh (mỗi loại 12g).
Biện pháp phòng ngừa chảy nước mũi
Để ngăn ngừa tình trạng chảy nước mũi, người bệnh nên lưu một số vấn đề sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung các loại rau quả chứa nhiều vitamin C nhằm phòng ngừa sổ mũi hiệu quả.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và giặt chăn ga gối định kỳ, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ nhiều, dễ gây kích ứng.
- Trước khi ra ngoài, cần chuẩn bị khẩu trang, dụng cụ che chắn cẩn thận, tránh tiếp xúc nhiều với khói bụi trong môi trường.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào lúc giao mùa. Đồng thời chỉ nên tắm nước ấm vừa thân nhiệt, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, nâng cao thể chất và hệ miễn dịch để giúp cơ thể có thể chống lại được các tác nhân gây bệnh.
Chảy nước mũi là một tình trạng khá phổ biến và có thể tự cải thiện dễ dàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn và có liệu pháp điều trị chuyên sâu phù hợp.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!