Cấy chỉ: Phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho hiệu quả lâu dài

Cấy chỉ đông y (tên gọi y khoa là chôn chỉ Catgut vào huyệt châm cứu) là liệu pháp hình thành dựa trên cơ sở kế thừa học thuyết và kinh nghiệm trong thuật châm cứu. Theo đó, 1 sợi chỉ tự tiêu, gọi là Catgut sẽ được đưa vào huyệt đạo để kích thích các phản ứng hóa học nhằm chữa và phòng bệnh. Ước tính, hiệu quả của cấy chỉ có khả năng tồn tại từ 15 – 20 ngày/kể từ sau khi thực hiện, so với châm cứu thông thường.

1. Liệu pháp cấy chỉ là gì?

Theo các tài liệu y học ghi nhận, phương pháp cấy chỉ trong Đông y lần đầu được đưa vào áp dụng tại Việt Nam ở Viện Quân y 108 và Viện Quân y 103… vào năm 1960. GS.BS Nguyễn Tài Thu khi ấy đã nhận ra tác dụng tuyệt vời của cấy chỉ trong điều trị bệnh hô hấp, hen suyễn… ứng dụng vào thực tế và thu lại kết quả khả quan. Tới năm 1982, cấy chỉ dần được áp dụng trong điều trị bệnh viêm xương khớp, bại liệt. Vậy cấy chỉ vào huyệt là gì?

Hiểu một cách đơn giản, cấy chỉ phương pháp đưa chỉ Catgut – 1 loại Protit tự tiêu khoảng 20 – 25 ngày, đặt vào huyệt đạo tại vùng bị tổn thương. Mục đích là làm tăng protein, hydratcarbon, duy trì sử kích thích liên tục thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính, giúp phòng và trị bệnh hiệu quả.

Cấy chỉ có tốt không 

Cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh mới được áp dụng

Cấy chỉ có 4 thao tác, gồm: Chôn chỉ, xuyên chỉ, vùi chỉ hoặc thắt buộc chỉ.

Tính tới thời điểm hiện tại, thuật cấy chỉ đã và đang được nghiên cứu rộng rãi. Một số cuốn sách ra đời khi tìm hiểu về cách chữa này như: Sách cấy chỉ của bác sĩ Lê thúy Oanh, Cấy chỉ bản sắc Việt chữa bệnh nan y và mãn tính do bác sĩ Quách Tuấn Vinh tuyển soạn,…

2. Cấy chỉ có tác dụng gì?

Các chuyên gia y tế nhận định, cấy chỉ đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh. Cụ thể, liệu pháp cấy chỉ có thể chữa một số loại bệnh như sau:

  • Cấy chỉ giảm béo

  • Cấy chỉ chữa hen suyễn

  • Cấy chỉ chữa đau lưng

  • Cấy chỉ giảm mỡ bụng

  • Cấy chỉ chữa viêm xoang

  • Cấy chỉ chữa viêm mũi dị ứng

  • Cấy chỉ vàng căng da mặt (cấy chỉ collagen)

  • Cấy chỉ nâng mũi

  • Cấy chỉ chữa nám

  • Cấy chỉ thoát vị đĩa đệm

  • Cấy chỉ chữa bệnh nan y

  • Cấy chỉ tránh thai

  • Cấy chỉ chữa bệnh hen phế quản

  • Cấy chỉ chữa bệnh tự kỷ

  • Cấy chỉ chữa bệnh lý về cơ xương khớp như: Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa…

3. Chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ có tốt không?

Nhắc tới vấn đề “Cấy chỉ có tốt không?”, chúng tôi khẳng định, liệu pháp cấy chỉ Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý đã kể trên đặc biệt là bệnh viêm đau xương khớp. Tùy vào cơ địa và mức độ bệnh lý khác nhau, hiệu quả tác động ít/nhiều có sự thay đổi nhất định.

Khi bác sĩ đưa chỉ Catgut vào huyệt đạo sẽ tạo nên các kích thích liên tục. Việc này sẽ giúp khai thông kinh lạc, cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa chức năng tạng phủ, điều hòa âm dương. Từ đó, các tổn thương tại cơ, xương khớp của người bệnh sẽ được khống chế, giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm, sức đề kháng cải thiện đáng kể hơn.

 Cấy chỉ chữa bệnh xương khớp

Cấy chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đau xương khớp hiệu quả, an toàn

So với nhiều cách chữa khác như: Dùng thuốc hay phẫu thuật, cấy chỉ có ưu điểm nhất định trong chữa viêm đau xương khớp nói riêng và các bệnh lý khác nói riêng gồm:

  • Không dùng thuốc, hạn chế sử dụng thiết bị y tế.

  • Hiệu quả cao trong điều trị bệnh nan y, mãn tính.

  • Hỗ trợ phục hồi chức năng nhanh, hiệu quả.

  • An toàn, không gây ra các tai biến nguy hiểm.

  • Cấy chỉ ít gây sẹo, lượng thuốc đưa vào cơ thể giảm.

4. Quy trình cấy chỉ chữa bệnh 

Một số huyệt được chỉ định chữa bệnh viêm xương khớp, gồm: Huyết hải, Đại chùy, Trung đô, Bách hội, Thủy tuyền, Thận du, Phong môn, Dương quan, Tam âm giao, Hạ liêu,… Phụ thuộc vào vị trí và số khớp bị đau, huyệt đạo cấy chỉ Đông y có thể thay đổi. Quy trình được thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị:

  • Chỉ Catgut số 2/0 cho người lớn hoặc 3/0 cho trẻ em.

  • Kim cấy chỉ vô khuẩn (kim cấy chỉ Hàn Quốc hoặc một số loại kim chọc ống sống cỡ G18, G20…).

  • Khay đựng.

  • Cồn iod 5%.

  • Bông băng, gạc vô khuẩn, kéo, kìm có mấu và săng có lỗ.

  • Hộp thuốc sơ cứu.

 Cấy chỉ cần thực hiện đúng cách

Tiến hành cấy chỉ cần chuẩn xác và được người có chuyên môn thực hiện

+ Tiến hành:

  • Người bệnh nằm hoặc ngồi, để lộ vùng huyệt đạo cần châm.

  • Vô khuẩn vùng huyệt đạo, phủ săng có lỗ.

  • Chỉ Catgut cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 1 – 2 cm.

  • Luồn chỉ vào lòng ống kim.

  • Đam kim vài huyệt, sâu khoảng 1 – 3 cm.

  • Đẩy chỉ trong lòng ống thật nhanh rồi từ từ rút kim.

  • Sát khuẩn huyệ vị, đặt gạc và băng dinh băng lại.

  • Người bệnh thực hiện cấy chỉ chữa bệnh viêm khớp 3 – 4 tuần/lần hoặc 2 – 6 tuần, dựa vào mức độ bệnh lý và phục hồi khác nhau của người bệnh.

+ Theo dõi, xử lý tai biến: Sau khi cấy chỉ chữa bệnh, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ từ 15 – 30 phút để xem cơ thể có bất kỳ phản ứng lạ không, huyệt vị có chảy máu không. Nếu người bệnh khi cấy chỉ xong thấy cơ thể nóng ran, vã mồ hôi, choáng thì cần uống nước nóng, day ấn huyệt Nhân trung. Người bệnh bị dị ứng chỉ Catgut cần uống thuốc dị ứng và khi chảy máu vaafo dùng gạc sát trùng ấn vào huyệt, không day.

5. Cấy chỉ bao nhiêu tiền?

Cấy chỉ giá bao nhiêu là vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn khi chữa trị. Nhiều người lo sợ giá thành quá đắt. Thực tế, giá thành mỗi lần cấy chỉ không cố định. Nó phụ thuộc vào thời gian thực hiện cấy, số lần cấy, vị trí cây, tay nghề bác sĩ hoặc địa chỉ khám chữa. Giá dao động khoảng 500.000 – 600.000 VNĐ/lần.

 Cấy chỉ giá bao nhiêu

Giá thành cấy chỉ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ

Tại một số cơ sở cấy chỉ nhỏ lẻ, giá thành có thể thấp hơn nhưng không bảo đảm an toàn tuyệt đối nên người bệnh cần cẩn trọng trong lựa chọn địa điểm tin cậy. Hiện nay, người bệnh có thể cấy chỉ Đông y chữa các bệnh lý viêm khớp tại: Cấy chỉ Bản Sắc Việt, Cấy chỉ Lê Thúy Oanh hoặc Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Bệnh viện 103, 108… đều là những địa chỉ hết sức tin cậy.

6. Chỉ định và chống chỉ định nhất định CẦN NHỚ khi thực hiện cấy chỉ Đông y

Để phương pháp này đạt hiệu quả tối đa bệnh nhân cần lưu ý một số điểm dưới đây:

– Đối tượng chống chỉ định khi cấy chỉ 

  • Chỉ định: Người mắc các bệnh đã kể ở bệnh mắc các bệnh xương khớp mạn tính đã hoặc chưa thực hiện châm cứu.

  • Chống chỉ định: Người bị cao huyết áp, sốt cao, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú hoặc người bị dị ứng với chỉ Catgut.

– Những lưu ý khi cấy chỉ

Để hiệu quả của liệu pháp cấy chỉ phát huy tác dụng tuyệt đối, người bệnh cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Kiêng tắm sau 24 giờ, kể từ khi cấy chỉ (Chỉ tắm trước khi cấy chỉ).

  • Kiêng quan hệ tình dục khoảng 2 – 3 ngày, kể từ sau khi cấy chỉ.

  • Tránh sử dụng các chất kích thích hoặc lao động nặng trước khi cấy chỉ.

  • Dụng cụ cấy chỉ và huyệt vị cần được sát trùng tuyệt đối trước khi cấy chỉ.

  • Tái khám lại ngay khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường: Cơ thể nóng ran, vã mồ hôi liên tục, chảy máu huyệt đạo…

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về phương pháp cấy chỉ. Hiệu quả của cấy chỉ trong điều trị viêm đau xương khớp thay đổi khác nhau trên từng cơ địa. Người bệnh nên tới các cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám trước khi điều trị, quá trình điều trị cần kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ để tránh tai biến.

Xem thêm:

Bấm huyệt và lợi ích chữa bệnh ‘không cần thuốc’ đơn giản và hiệu quả

Thủy châm và tác dụng chữa bệnh hiệu quả ưu việt từ Đông y ít ai ngờ

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo