Cây Bằng Lăng: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc Chữa Bệnh

Cây bằng lăng là loại cây hoa được biết đến với công dụng trang trí, làm cảnh, do đó ít người biết nó còn có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là tiểu đường, xương khớp. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tìm hiểu về đặc điểm, công dụng của loại cây hoa này. 

Thông tin về cây bằng lăng

Bằng lăng là tên gọi chung chỉ nhiều loại cây cùng chi, khác loài như bằng lăng ổi, bằng lăng chèo, bằng lăng trắng, bằng lăng tím,…

Đặc điểm của bằng lăng

Đa số các loại bằng lăng thuộc cây lâu năm, thân gỗ, cho bóng mát. Khi trưởng thành, cây cao từ 30 – 35 mét, đường kính khoảng 40 – 80cm, cành khá nhỏ, mỏng và mảnh khảnh. Bên ngoài thân có lớp lông mềm hình sao, xuất hiện chủ yếu ở ngọn cây.

Lá bằng lăng có mũi mác, thuôn dài, hẹp dần đến ngọn lá, chiều dài trung bình khoảng 7 – 14cm, rộng từ 20 – 50mm. Lá còn non có hình ngôi sao, mặt phía dưới có lông mềm với khoảng 10 – 13 đôi gân phụ.

Hoa của loài cây này mọc theo cụm ở ngọn, mỗi cụm có 6 – 9 hoa, phần nụ hình trái xoan hoặc hình nón. Đài hoa bằng lăng hình chuông, có nhiều lông mềm. Cành hoa hình mắt chim, nhiều nhị mọc gần nhau, đặc biệt nhị bầu xù thường có 5 – 6 ô.

Quả bằng lăng là quả nang, thuôn hình trứng với độ dài khoảng 12mm, đầu quả có mũi nhọn, khi chín nứt thành 6 mảnh.

Hoa của loài cây này mọc theo cụm ở ngọn, mỗi cụm có 6 - 9 hoa
Hoa của loài cây này mọc theo cụm ở ngọn, mỗi cụm có 6 – 9 hoa

Phân bố

Bằng lăng mọc hoang ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Miến Điện,… Tại nước ta, loại cây này được tìm thấy nhiều ở khu vực Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Huế và một số tỉnh vùng tây nguyên như Kon Tum, Đắk Lắk

Thành phần hóa học

Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong cây bằng lăng có chứa rất nhiều thành phần hóa học tốt.

Vỏ thân bằng lăng bao gồm các hoạt chất như:

  • Sterol.
  • Ancaloit.
  • Axit hữu cơ.
  • Tamin.
  • Saponin.
  • Cumarin.

Trong lá và hoa của bằng lăng có chứa các hoạt chất như:

  • Tamin Catechic.
  • Gallic.
  • Đường khử và Saccaroza.
  • Axit hữu cơ.
  • Pectin.
Cây bằng lăng có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
Cây bằng lăng có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Tác dụng của cây bằng lăng

Ngoài công dụng làm cây cảnh, trang trí đẹp mắt, cây bằng lăng còn mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Trong Y học cổ truyền:

  • Bằng lăng có vị chát, không độc, tính kháng khuẩn mạnh.
  • Dược liệu này chuyên dùng để điều trị các bệnh ngoài da, làm săn chắc da.
  • Dùng để điều trị trực khuẩn kiết lỵ.

Cây Bằng Lăng: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc Chữa Bệnh

Trong Y học hiện đại:

  • Hỗ trợ kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn trên vết thương và vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là Streptomycin, Tetracyclin, Penicilin,…
  • Loại bỏ một số loại nấm gây tổn thương da như Candida Albicans, Trichophyton Rubrum, Trichophyton Gypseum, Epidermophyton Inguinale.
  • Tác dụng làm liền sẹo, làm co sẹo lồi.
  • Các thành phần trong bằng lăng có khả năng giảm đường huyết trong máu, đồng thời kiểm soát chỉ số đường huyết nên có thể dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Cải thiện triệu chứng của một số bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là gout.

ĐỪNG BỎ LỠ: Tiết lộ bí quyết chữa dứt điểm bệnh gout bằng thảo dược tự nhiên an toàn, không tái phát

Loại cây này có thể cải thiện các triệu chứng của gout
Loại cây này có thể cải thiện các triệu chứng của gout

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bằng lăng

Dưới đây là gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bằng lăng:

  • Chữa nấm da, hắc lào: Lấy vỏ cây bằng lăng rửa sạch, sau đó ngâm dược liệu cùng cồn 70 độ với tỷ lệ 2:3, sau một tháng có thể dùng để bôi lên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày 2 lần.
  • Điều trị trực khuẩn, kiết lỵ: Chuẩn bị 1,5g vỏ cây bằng lăng khô rửa sạch, sắc cùng 300ml nước cho đến khi cạn còn một nửa thì cho ra bát và uống khi còn ấm. Người lớn nên kiên trì từ 10 – 15 ngày, trẻ nhỏ dùng từ 5 – 7 ngày.
  • Chữa bệnh tiểu đường: Bạn lấy 50g lá bằng lăng già hoặc quả khô rửa sạch, để ráo rồi hãm cùng 500ml nước sôi trong 15 phút, sau đó uống thay trà hàng ngày. Người bệnh tiểu đường nên uống mỗi ngày 4 – 6 cốc để cải thiện các triệu chứng.
  • Điều trị bỏng da: Lấy một lượng lá bằng lăng vừa đủ, sơ chế sạch rồi cô đặc lại thành cao. Khi bị bỏng lấy thoa lên vết bỏng 1 lần/ngày để kích thích lên da non và hạn chế nhiễm trùng.
Người bệnh sắc thuốc uống hàng ngày để cải thiện triệu chứng
Người bệnh sắc thuốc uống hàng ngày để cải thiện triệu chứng

Lưu ý quan trọng khi dùng bằng lăng chữa bệnh

Nếu sử dụng phần vỏ, lá hoặc hoa của bằng lăng để chữa bệnh, cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

  • Người mắc bệnh lý như tiểu đường, xương khớp cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bằng lăng chữa bệnh.
  • Liều dùng tối đa với dạng thuốc sắc là 100g/ngày, không nên lạm dụng để tránh gây hại cho sức khỏe.
  • Không sử dụng bằng lăng cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu, đặc biệt đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú cần hết sức thận trọng.
  • Bằng lăng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể chữa dứt điểm bệnh, vì thế hiệu quả chỉ ở mức cải thiện triệu chứng.

Cây bằng lăng không chỉ có giá trị về thẩm mỹ mà còn có công dụng hỗ trợ chữa một số chứng bệnh. Tuy nhiên công dụng chữa bệnh của bằng lăng chưa thực sự được ứng dụng rộng rãi. Do đó nếu đang mắc các vấn đề ngoài da, tiểu đường, xương khớp, tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị triệt để.

BỆNH GOUT KHÔNG CHỮA SỚM CÓ THỂ XẢY RA NHIỀU BIẾN CHỨNG

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ CÁCH CHỮA BỆNH GOUT

Cây Bằng Lăng: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc Chữa Bệnh

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo