Cấu tạo của tinh hoàn và những bệnh thường gặp cần cảnh giác
Xem thêm:
>> Viêm mào tinh hoàn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị TỐT NHẤT
>> Đau tinh hoàn phải là do đâu và điều trị bệnh như thế nào?
1. Tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là một bộ phận của cơ quan sinh dục nam giới có hình bầu dục. Tinh hoàn nằm gọn bên trong da bìu và được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ dày có màu trắng nhưng không đàn hồi gọi là lớp áo trắng. Đây không chỉ là cơ quan đảm nhận chức năng sản tinh tinh trùng mà còn là nơi tiết ra hormone sinh dục nam giới testosteron, duy trì nòi giống.
2. Cấu tạo của bộ phận tinh hoàn
Cấu trúc bộ phận sinh dục ở nam giới có hai tinh hoàn, ở giai đoạn mới là phôi thai tinh hoàn nằm phía sau ổ bụng, nhưng sau đó đến tháng thứ 7 thì bắt đầu đi xuống bìu, bẹn. Bộ này tinh hoàn có liên kết với nhiều bộ phận nhỏ, dây thần kinh ở phần cơ quan sinh dục. Cụ thể:
Cấu tạo các bộ phận tinh hoàn
Bìu
Đây là phần túi da có màu sẫm nằm dưới dương vật và được chia thành hai lớp ngăn. Mỗi ngăn chứa một tinh hoàn và một mào tinh.
Bìu có nhiệm vụ và giữ nhiệt độ cho tinh hoàn để đảm bảo cho việc sản sinh và tồn trữ tinh trùng của tinh hoàn.
Tinh hoàn
Tinh hoàn có hai quả trái và phải. Tuy nhiên tinh hoàn trái thường thấp hơn phải. Số ít trường hợp bên phải tháp hơn bên trái.
Tinh hoàn có kích thước trung bình chiều dài khoảng 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày khoảng 1,5 cm và nặng khoảng 20g.
Bên trong tinh hoàn được chia thành khoảng 300 – 400 tiểu thùy và được ngăn cách bởi các vách xuất phát của lớp áo trắng.
Mỗi tiểu thùy của tinh hoàn có chứa 2 – 4 ống sinh tinh xoắn. Nhiệm vụ của nó là sản sinh tinh trùng và dẫn “tinh binh” vào các ống sinh tinh thẳng, sau đó vào lưới tinh hoàn ở phần sau trên. Tại điểm lướt tinh hoàn này có khoảng 12 – 15 ống dẫn tinh tới ống mào tinh.
Mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn nằm phía sau trên của tinh hoàn. Bộ phận này gồm 10 – 12 ống, mỗi ống dài khoảng 5 – 6 cm. Mào tinh hoàn thường được chia làm ba phần là: Đầu mào tinh, thân mào và đuôi mào.
Tinh trùng sau khi được sinh ra chúng sẽ di chuyển sang mào tinh và được tích trữ và nuôi dưỡng để phát triển hoàn thiện. Tại đây tinh trùng sẽ được đi ra ống dẫn tinh khi cần thiết, tức là lúc nam giới có hoạt động tình dục.
Ống dẫn tinh
Tương đương với hai bên tinh hoàn là hai ống dẫn tinh có chiều dài khoảng 30 – 45 cm, đường kính khoảng 2 cm và đường kính của lòng bên trong ống nhỏ hơn 1 mm.
Khi tinh trùng rời khỏi mào tinh, chúng sẽ di chuyển xuống các ống dẫn tinh ở mỗi bên rồi mới đi tới các cơ quan khác là túi tinh và tuyến tiền liệt.
Túi tinh
Túi tinh nằm ở vị trí giữa bàng quang và trực tràng. Túi tinh có đường đi đổ vào các ống dẫn tinh và đoạn cuối thì đi vào tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt nằm ngay cổ bàng quang và được bao bọc quanh niệu đạo. Mặt sau tuyến tiền liệt tự lên trực tràng còn mặc dưới cố định tại xương chậu. Các bạn có thể dùng tay đưa sâu và bên trong hậu môn sẽ thấy một vật hình cầu thì đó chính là tuyến tiền liệt.
3. Chức năng của tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là bộ phận quan trọng của bộ phận sinh dục vì nó đảm nhiệm các chức năng sau:
Cân bằng nội tiết nam
Tinh hoàn được coi là “nhà máy” sản xuất các hormone sinh dục nam như testosteron. Hormone này có tác dụng phát triển hoàn thiện cơ quan sinh dục quyết định tới đặc tính của nam giới.
Chức năng của tinh hoàn giúp cân bằng nội tiết nam giới
Tinh hoàn sản xuất tinh trùng
Tinh hoàn còn là nơi sản xuất ra các “tinh binh” giúp nam giới thực hiện chức năng sinh lý khi quan hệ tình dục. Mỗi ngày, hai bên tinh trùng có khả năng sinh ra khoảng 120 triệu con tinh trùng. Một phần nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn và phần lớn được đưa xuống ống dẫn.
Ngoài ra, chức năng của tinh hoàn được điều khiển bởi tuyến yên thông qua hormon FSH và LH. Hormon LHRH nằm ở vị trí hạ đồi lại kiểm soát và tiết ra lượng FSH và LH. LH có nhiệm vụ tác động lên tế bào Leydig làm tiết ra testosteron, sau đó FSH tác động lên tế bào sertoli nhằm mục đích sản xuất tinh trùng.
4. Các bệnh nguy hiểm ở tinh hoàn bạn nên đề phòng
Tinh hoàn là bộ phận sinh dục quan trọng ở nam giới. Đây cũng là cơ quan dễ mắc một số bệnh lý có thể làm ảnh hưởng tới chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản của nam giới. Các bạn cần chú ý đề phòng một số bệnh về tinh hoàn nguy hiểm như:
- Viêm tinh hoàn:
Đây là tình trạng tinh hoàn bị viêm nhiễm bởi các loại vi khuẩn virus do quá trình vệ sinh không sạch sẽ hoặc quan hệ tình dục không an toàn dẫn tới nhiễm các bệnh xã hội như lậu, giang mai,… Ngoài ra không ít trường hợp bị viêm tinh hoàn là do ảnh hưởng biến chứng bệnh quai bị. Khi bị viêm tinh hoàn người bệnh thường cảm thấy đau nhức tinh hoàn, tiểu nhiều, đau bẹn,…
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh:
Đây được coi là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ sở nào chỉ ra rõ nguyên nhân gây bệnh chính xác là gì. Một số dấu hiệu của giãn tĩnh mạch thừng tinh như: căng tức tinh hoàn, sưng bìu,…
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh về tinh hoàn thường gặp
- Viêm mào tinh hoàn:
Cũng giống như bệnh viêm tinh hoàn, nguyên nhân gây viêm nhiễm ở mào tinh do hoạt động của vi khuẩn và virus. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau tức túi tinh, tinh hoàn cứng, bìu đỏ rát, tiểu nhiều lẫn máu,…
- Xoắn tinh hoàn:
Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Tình trạng này khiến dòng máu không thể dẫn truyền xuống bộ phận sinh dục nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới phá hủy tinh hoàn. Một số biểu hiện của bệnh như bìu sưng to, đau rát, tiểu nhiều lần,…
- Khối u và ung thư tinh hoàn:
U tinh hoàn là bệnh về tinh hoàn hiếm gặp. Tuy nhiên, căn bệnh này rất nguy hiểm vì khi bị u thì 90% à ung thư. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. U tinh hoàn có triệu chứng là đau tức ở tinh hoàn, tinh hoàn có cảm giác nặng trĩu, sưng bìu, sờ thấy có u cục,…
Tinh hoàn là bộ phận dễ mắc các bệnh nguy hiểm đe dọa tới khả năng làm cha của nam giới. Các triệu chứng của bệnh thường rất khó để phân biệt là mắc chứng bệnh gì nếu người bệnh không có kiến thức chuyên môn. Do vậy, để an toàn, ngay khi phát hiện tinh hoàn có dấu hiệu bất thường, các bạn cần sớm tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời đúng cách.
5. Cách phòng tránh các bệnh về tinh hoàn
Bệnh tinh hoàn nhiều khi được xuất phát từ thói quen sinh hoạt của cá nhân, do vậy để phòng ngừa bệnh về tinh hoàn các bạn cần lưu ý:
- Quan hệ tình dục lành mạnh. Vì nếu quan dục không an toàn dễ dẫn tới nhiễm bệnh xã hội, gây viêm nhiễm vùng bộ phận sinh dục.
- Thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, tránh sử dụng dung dịch có chất tẩy mạnh.
- Không mặc quần lót bó sát và ẩm ướt hoặc không sạch.
- Hạn chế hoạt động có tác động tới bộ phận sinh dục vì có thể gây tổn thương.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng
Trên đây là thông tin về cấu tạo, chứng năng cũng như và những bệnh thường gặp ở tinh hoàn. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bộ phận này và có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe!
Xem thêm: Khám tinh hoàn ở bệnh viện nào uy tín, kết quả chính xác nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!