Top 18 cách trị sổ mũi dân gian tại nhà cho hiệu quả nhanh chóng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Sổ mũi, nghẹt mũi là tình trạng hay gặp ở cả người lớn và trẻ em khi tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh. Để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể dùng một số cách trị sổ mũi dân gian dưới đây.

Cách trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ
Cách trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ

18 cách trị sổ mũi dân gian tại nhà hiệu quả

Mũi là bộ phận khá nhạy cảm. Khi tiếp xúc với những tác nhân dị ứng từ môi trường ô nhiễm như virus, vi khuẩn,… mũi sẽ phản ứng lại bằng cách hắt hơi và tiết dịch nhầy. Nếu mũi tiết ra quá nhiều chất dịch nhầy thì sẽ gây ra tình trạng sổ mũi. Tình trạng này mới chớm thường có thể tự điều trị tại nhà. Dưới đây là những cách trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian, bạn có thể tham khảo:

Cách trị sổ mũi dân gian bằng tỏi

Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn quen thuộc, tỏi còn mang lại những lợi ích không ngờ, giúp chữa chứng sổ mũi, cảm cúm tại nhà rất hiệu quả.

Theo Đông Y, tỏi có vị cay, tính ấm, thường được điều chế thành thuốc để hành khí tiêu tích và sát trùng giải độc. Vì vậy mà tỏi có khả năng ức chế và khử khuẩn, giảm sưng viêm và bảo vệ mũi khỏi sự tấn công từ vi khuẩn, virus gây bệnh cực hiệu quả.

4 bài thuốc dân gian chữa sổ mũi hiệu quả bằng tỏi mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Xông mũi bằng tỏi: Chuẩn bị một nhánh tỏi, rửa sạch sau đó giã nát. Cho phần tỏi vừa được giã nát vào trong một chiếc bình thủy tinh. Đổ thêm nước sôi vào bình và đợi tỏi ngấm vào nước tầm 3 phút. Sau đó, lấy một chiếc phễu đặt trên phần khe hở nắp bình thủy tinh, rồi xông hơi vào mũi.
  • Sử dụng nước tỏi cà chua để uống: Chuẩn bị một ít cà chua, sau đó ép cà chua lấy nước. Đun sôi phần nước cà chua vừa ép, rồi cho thêm một muỗng cà phê tỏi đã băm nhuyễn vào. Tiếp tục cho thêm một thìa nước cốt chanh và chút muối trắng. Khuấy đều và đun sôi trong vòng 3 phút. Uống khi còn ấm.
Nước tỏi cà chua vừa có thể sử dụng để trị sổ mũi, vừa giúp thanh lọc cơ thể
Nước tỏi cà chua vừa có thể sử dụng để trị sổ mũi, vừa giúp thanh lọc cơ thể
  • Tỏi ngâm mật ong: Cắt củ tỏi thành các lát nhỏ. Sau đó ngâm với mật ong trong khoảng từ hai đến ba ngày. Lấy nước uống nhằm trị sổ mũi. Tuy nhiên một hộp này thường có mùi rất khó chịu. Nếu sử dụng để trị sổ mũi cho bé, thì bạn cần nướng tỏi xay nhuyễn và cho vào cháo để con ăn.
  • Hỗn hợp tỏi và dầu vừng: Làm sạch nhánh tỏi tươi, giã nát rồi lấy phần nước cốt. Trộn nước cốt với một ít dầu vừng, nên cho theo tỷ lệ 1:1. Sau khi đã hoàn thành, lấy chút bông gòn thấm nước tỏi vừng và nhét vào mũi để vệ sinh trong khoảng thời gian 15 phút. Làm nhiều lần trong tuần, bạn sẽ thấy được kết quả rõ rệt.

Cách trị sổ mũi dân gian bằng lá trầu không

Theo Đông Y, lá trầu được quy vào các kinh phế, tỳ vị. Do vậy mà được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chữa bệnh cảm cúm, bệnh ngoài da,… và cả sổ mũi. Giống như tỏi, lá trầu có chứa nhiều hợp chất có tính kháng sinh mạnh. Không chỉ có tác dụng làm tan các chất dịch nhầy và đờm mà còn làm giảm nguy cơ viêm nhiễm.

2 bài thuốc trị sổ mũi hiệu quả từ lá trầu mà bạn có thể tham khảo:

  • Lá trầu không kết hợp rượu trắng: Rửa sạch và xay nhuyễn lá trầu, rồi cho vào bình thuỷ tinh, sau đó đổ ngập rượu. Chuẩn bị thêm một bình xịt trong đó có phần nước được giã ra từ hoa ngũ sắc. Ngậm nước lá trầu trong miệng khoảng 5 phút. Nhỏ phần nước hoa ngũ sắc đã chuẩn bị vào hai bên lỗ mũi. Cuối cùng nhổ nước và xì mũi ra ngoài.
  • Xông hơi với lá trầu không: Rửa sạch phần lá trầu không đã chuẩn bị. Sau đó vò nát hoặc xay nhuyễn. Tiếp tục thả phần hỗn hợp lá trầu vào nước sôi. Hơi nước xông lên sẽ đem lại cảm giác dễ chịu cho mũi và khiến chất dịch nhầy tan ra.
Xông hơi với lá trầu không là biện pháp chữa trị chứng sổ mũi hiệu quả
Xông hơi với lá trầu không là biện pháp chữa trị chứng sổ mũi hiệu quả

Trị sổ mũi bằng hành tây

Hành tây tính cay, ấm, có thể kiện tỳ, giải biểu, lợi tiểu tiện, hòa trung, tiêu thực sát trùng, kháng viêm và chữa được sổ mũi hiệu quả.

3 cách trị sổ mũi bằng hành tây đơn giản tại nhà áp dụng cho cả người lớn và trẻ em:

  • Tinh dầu hành tây: Lấy ½ củ hành tây đem rửa sạch, giã nát để lấy tinh dầu. Bằng cách này, bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn mỏng, nhúng vào hành giã và đưa lên mũi ngửi là xong. Tinh dầu hành tây thường có mùi rất khó chịu và gây ra tình trạng cay mắt. Vì vậy, không nên ngửi quá lâu, đặc biệt đối với trẻ em.
  • Hành tây và mật ong kết hợp: Hấp cách thuỷ ½ củ hành tây với 2 thìa mật ong. Sử dụng phần nước để uống, trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Hành tây và đường phèn: Hấp cách thuỷ ½ củ hành tây với 20 gam đường phèn, chắt phần nước dùng uống. Nên sử dụng khoảng 2- 3 lần trong ngày để có được hiệu quả nhanh nhất.

Trị sổ mũi từ hoa hồng trắng

Theo Y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, dùng để hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng, lý khí giải uất. Một số bài thuốc điều chế từ hoa hồng trắng có thể cải thiện tình trạng sổ mũi, giúp làm loãng đờm nhầy và thông tắc mũi. Cách thực hiện như sau:

  • Hấp cách thủy 15g cánh hoa hồng trắng cùng một muỗng đường phèn. Uống ngày 3 lần.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp trên cùng 1 quả quất xanh (đã được cắt làm đôi). Quất có khả năng kháng và diệt khuẩn tốt, nên có thể sử dụng kết hợp để có hiệu quả rõ rệt.
Trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian từ hoa hồng trắng
Hoa hồng bạch là vị thuốc dân gian trị sổ mũi an toàn

Chữa sổ mũi bằng lá tía tô

Theo Đông Y, lá tía tô có tính ấm, vị cay, được quy vào kinh Tâm, kinh Tỳ, kinh Phế. Đây là loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó có sổ mũi, nghẹt mũi, ho đờm,… Có thể áp dụng một trong các cách sau:

  • Đun sôi lá tía tô với 1 lít nước. Hơi nước tía tô có hoạt chất chống viêm, kháng đờm, xông lên mũi sẽ có tác dụng trị sổ mũi hiệu quả. Ngày 2 lần xông cho đến khi hết ngạt. Cách này có thể áp dụng cả cho trẻ và người lớn.
  • Hấp chung lá tía tô với đường phèn và hỗn hợp hoa khế, hoa đu đủ đực và lá hẹ trong vòng 15 phút. Dằm nát hỗn hợp sau đó để nguội để ăn.

Chữa sổ mũi bằng cây húng chanh

Húng chanh hay còn có tên gọi dân gian là lá Tần dày, có tính the, cay và hơi chua, sử dụng để giải độc, thanh lọc cơ thể, chữa sổ mũi, nghẹt mũi, tiêu đờm… Cách chữa sổ mũi bằng húng chanh như sau:

  • Sắc 5 gam lá húng chanh với 5 gam vỏ quý, 5 gam lá chanh, với 3 gam gừng tươi và 10 gam đường.
  • Sử dụng để uống ngày 1 thang.

Dùng chanh, mật ong trị sổ mũi

Trong chanh có chứa một lượng lớn khoáng chất, vitamin, nhất là vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng ở người. Chanh kết hợp với mật ong là bài thuốc dân gian trị sổ mũi hiệu quả, giúp long đờm và làm tan chất dịch nhầy.

Cách làm tương đối đơn giản, chỉ cần pha 2 thìa mật ong với 100ml nước ấm là được. Sử dụng hỗn hợp khoảng 3 lần trên một ngày.

Cách trị sổ mũi dân gian bằng lá hẹ

Trong Đông Y, lá hẹ có vị cay, vị chua, tính ấm. Các bài thuốc dân gian thường kết hợp lá hẹ với nhiều nguyên liệu khác để giải độc cơ thể, lọc đờm và chất dịch nhầy khi bị sổ mũi.

  • Lá hẹ kết hợp mật ong: Hấp cách thủy 100g hẹ tươi với 2 thìa mật ong trong vòng 30 phút. Chắt nước để dùng, dùng khoảng 3 lần trong một ngày.
  • Lá hẹ kết hợp nghệ tươi và chanh: Chanh thái lát mỏng, nghệ cạo vỏ sau đó nướng chín. Hấp cách thủy cùng hỗn hợp chanh, 10g lá hẹ và nghệ nướng khoảng 15 – 20 phút. Theo cách này, khoảng 1 tuần là có thể trị sổ mũi dứt điểm.
Lá hẹ kết hợp mật ong là bài thuốc dân gian trị sổ mũi hiệu quả
Lá hẹ kết hợp mật ong là bài thuốc dân gian trị sổ mũi hiệu quả

Cách trị sổ mũi dân gian bằng cây húng quế

Húng quế là loại dược liệu chứa nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm do tác nhân gây hại là vi khuẩn. Ngày nay, húng quế được sử dụng để sản xuất thực phẩm chức năng chữa viêm mũi, sổ mũi.

Bài thuốc dân gian trị sổ mũi :

  • Lấy 1/2 củ tỏi rồi nướng chín.
  • Lấy tầm 10 – 15 lá húng quế giã lẫn với tỏi.
  • Cho thêm một chút nước sôi để hỗn hợp đặc quánh.
  • Vắt lấy nước uống ngày 2 lần.

Cách trị sổ mũi bằng dầu tràm

Dân gian thường gọi tràm là cây chè đồng, chè cay. Trong Đông Y, lá tràm thường có vị cay, chát, tình ấm có tác dụng chữa cúm, an thần. Dầu tràm thường được ứng dụng với vai trò chất xúc tác và nguyên liệu trong quá trình sản xuất thuốc. Lá tràm và đặc biệt là tinh dầu tràm có khả năng trị sổ mũi và kháng viêm rất hiệu quả.

  • Đối với trẻ em: Mẹ chỉ cần thoa dầu tràm vào gan bàn chân rồi xoa đều lên da bé để mát xa. Đổ thêm một ít lên lòng bàn tay và phần ngực để có được hiệu quả cao hơn.
  • Đối với người lớn: Để loại bỏ các vi khuẩn gây ra bệnh sổ mũi, bạn có thể xông tinh dầu tràm lên mũi trong khoảng chục phút.
  • Nhỏ tinh dầu tràm vào nước tắm, áp dụng cho cả người lớn, trẻ em đều rất tốt.

Cách trị sổ mũi dân gian bằng gừng tươi

Trong Đông Y, gừng có vị cay, tính ấm, được xếp vào kinh phế, tỳ, vị. Trong Tây y, gừng chứa nhiều hoạt chất có khả năng điều tiết dịch nhầy. Do đó, chúng ta có thể điều chế gừng để giải độc và tiêu đờm cho bệnh sổ mũi.

Cách trị sổ mũi từ gừng hiệu quả:

  • Thái lát mỏng 1 củ gừng tươi đã được rửa sạch, sau đó hãm với nước tầm 10 phút.
  • Chế thêm một chút mật ong khi nước ấm. Chỉ nên uống trong vòng 1 tuần quay đầu.
Gừng là bài thuốc chữa sổ mũi hiệu quả cho bé trong Đông Y
Gừng là bài thuốc chữa sổ mũi hiệu quả cho bé trong Đông Y

Dùng nước muối trị sổ mũi

Theo Đông y, muối có vị mặn, tính hàn lại không độc. Dùng nước muối trị sổ mũi rất lành tính, có thể giúp loại bỏ tận gốc mầm bệnh. Đặc biệt với các trường hợp sổ mũi do viêm nhiễm từ vi khuẩn, virus,… gây ra. Để nước muối phát huy tác dụng, bạn nên hít một hơi thật sâu. Sau đó lại xì mạnh ra để virus vi khuẩn bay hết ra ngoài.

Ngày nay, không cần dùng muối trắng, bạn có thể đến trực tiếp các hiệu thuốc để mua nước muối sinh lý, sẽ tiện lợi và đảm bảo an toàn hơn.

Một số cách trị sổ mũi hiệu quả khác

Bên cạnh các cách trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian, thì việc sử dụng thuốc Tây y và Đông y có vẻ hiệu quả hơn nhiều.

Dùng thuốc Tây y

Thuốc Tây y là phương pháp trị sổ mũi nhanh chóng và hiệu quả. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến thường bao gồm thuốc kháng sinh, trị cảm cúm, kháng viêm,…

Thuốc mang lại hiệu quả cao khi sử dụng, nhưng người dùng tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, tránh nhờn thuốc và gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc Tây y có tác dụng chữa bệnh nhanh nhưng lại có tác dụng phụ
Thuốc Tây y có tác dụng chữa bệnh nhanh nhưng lại có tác dụng phụ

Dùng thuốc Đông y

Thuốc Đông Y sử dụng nguyên liệu là thảo dược tự nhiên nên thường không gây tác dụng phụ. Cơ chế trị bệnh là tập trung loại bỏ căn nguyên gây bệnh, bao gồm phong, hàn, nhiệt. Đồng thời bồi bổ ngũ tạng, lưu thông khí huyết, nâng cao sức đề kháng, giúp phòng chống bệnh hiệu quả và toàn diện hơn.

Thuốc đông y có tác dụng khá chậm, vì vậy người dùng cần phải kiên trì. Ngày nay, các đơn vị khám chữa bằng y học cổ truyền đã nghiên cứu và bào chế ra các bài thuốc dưới dạng xịt, viên, cao đặc, giúp người bệnh thuận lợi hơn khi sử dụng.

Những lưu ý quan trọng khi chữa sổ mũi tại nhà

Thông thường, người mắc chứng sổ mũi không cần thiết phải gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng không được tự ý chữa trị khi gặp phải tình trạng sổ mũi, kèm theo những triệu chứng sau:

  • Sốt cao liên tục trong 2 ngày.
  • Khắp người đau nhức, ê ẩm, buồn nôn và hay đi ngoài…
  • Có triệu chứng sổ mũi do các tác nhân dị ứng.

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã có thể trang bị thêm phần nào kiến thức về các cách trị sổ mũi dân gian tại nhà. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra sổ mũi, mỗi nguyên nhân lại có những trường hợp và mức độ bệnh khác nhau. Để có được những định hướng điều trị tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng của chúng tôi là phương pháp hơn 150 năm tuổi, nhưng đến nay vẫn được xem là cách chữa hiệu quả, được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày – VTV2, trở thành bí quyết của +150.000 người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bài thuốc này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi