15+ Cách Trị Sổ Mũi Cho Bà Bầu An Toàn Và Hiệu Quả [Đã Kiểm Chứng]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Mang thai là thời kỳ vô cùng nhạy cảm, do đó bạn nên thận trọng với các biểu hiện lạ trên cơ thể mình, bao gồm cả tình trạng sổ mũi. Nhiều mẹ bầu vẫn thường chủ quan do biết được đây là vấn đề thường xuất hiện trong thai kỳ. Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ra biến chứng nếu không được kiểm soát tốt. Dưới đây là 15+ cách trị sổ mũi cho bà bầu an toàn và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Cách chăm sóc, vệ sinh giảm sổ mũi cho bà bầu tại nhà

Sử dụng thuốc là thói quen của nhiều người khi bị bệnh. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì đây là thời kỳ cần hạn chế việc sử dụng thuốc nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.

Để cải thiện tình trạng sổ mũi, thai phụ có thể ưu tiên áp dụng một số biện pháp chăm sóc, vệ sinh mũi dưới đây:

Các cách trị sổ mũi cho bà bầu đơn giản tại nhà
Các cách trị sổ mũi cho bà bầu đơn giản tại nhà

Vệ sinh mũi

Vệ sinh mũi là phương pháp giúp loại bỏ dễ dàng và nhanh chóng các chất dịch nhầy, bụi bẩn ứ đọng trong khoang mũi. Đồng thời giảm sưng viêm niêm mạc, khai thông đường thở.

Cách thực hiện:

  • Pha 3 gram muối không iot và 1 thìa baking soda với 240ml nước sạch.
  • Sau đó cho dung dịch vừa pha vào dụng cụ vệ sinh mũi chuyên dụng và rửa lần lượt từng bên mũi.
  • Cuối cùng là xì nhẹ để đẩy hết phần dịch tiết còn lại ra ngoài.

Thực hiện đều đặn hằng ngày sẽ giúp giảm nhanh chứng sổ mũi ở bà bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số dung dịch pha sẵn chứa thành phần kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý 0,9% để thay thế dung dịch tự pha ở trên.

Nhỏ nước muối

Nhỏ nước muối là một cách trị sổ mũi cho bà bầu an toàn và khá hiệu quả. Trong nước muối có chứa nhiều khoáng chất cùng các nguyên tố vi lượng. Các chất này có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm phù nề niêm mạc mũi, từ đó giúp đường thở thông thoáng hơn.

Bên cạnh đó, nước muối còn có khả năng tạo độ ẩm cho mũi, làm loãng dịch tiết, giúp cải thiện tình trạng sổ mũi nhanh chóng.

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% và nhỏ từ 3 đến 4 giọt vào từng bên mũi. Không tự pha dung dịch từ muối trắng thông thường bởi chúng chứa nhiều tạp chất có thể gây kích ứng mũi. Đồng thời, việc lạm dụng nước muối có thể dẫn đến niêm mạc mũi bị khô và sưng.

Nước muối tạo độ ẩm cho mũi, làm loãng dịch tiết, giảm sổ mũi ở bà bầu
Nước muối tạo độ ẩm cho mũi, làm loãng dịch tiết, giảm sổ mũi ở bà bầu

Bấm huyệt, massage

Bấm huyệt là liệu pháp rất an toàn và hiệu quả cho bà bầu bị sổ mũi. Cách làm này có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm tình trạng ứ tắc dịch tiết và sưng viêm niêm mạc.

Ngoài ra, chúng còn giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Đồng thời cải thiện hiệu quả các chứng nhức đầu, khó chịu thường gặp trong thời kỳ mang thai.

Cách thực hiện:

  • Bấm huyệt nghinh hương: Bạn dùng ngón trỏ ấn và day nhẹ vị trí huyệt nằm ở 2 bên cánh mũi, từ góc mắt thẳng xuống từ 10-20 lần cho đến khi vùng message đỏ ửng để có hiệu quả cao.
  • Bấm huyệt toản trúc: Mẹ bầu dùng ngón tay ấn hoặc xoa nhẹ theo vòng tròn trong tầm 1 phút ở vị trí chân lông mày đối xứng nhau ở phía trong.

Mẹ bầu có thể kết hợp massage với các loại tinh dầu để có hiệu quả trị liệu tốt nhất.

Xông hơi với tinh dầu

Xông hơi nước nóng kết hợp với tinh dầu giúp làm giảm nhanh chứng sổ mũi ở bà bầu. Khi hơi nước đi sâu vào khoang mũi sẽ tạo ra độ ẩm cần thiết, làm loãng dịch nhầy, giảm phù nề niêm mạc. Từ đó tạo điều kiện để loại bỏ nhanh chóng các bụi bẩn và nước mũi tích tụ lâu ngày gây viêm nhiễm.

Một số loại tinh dầu thường được dùng để làm sạch và thông mũi như tinh dầu hoa cúc, gừng, chanh, bạch đàn, sả, bạc hà…

Xông hơi với tinh dầu giúp giảm nhanh chứng sổ mũi ở bà bầu
Xông hơi với tinh dầu giúp giảm nhanh chứng sổ mũi ở bà bầu

Cách thực hiện:

  • Cho vài giọt tinh dầu vào 1 bát tô nước nóng.
  • Dùng 1 chiếc khăn to trùm kín đầu, hít thở đều trong khoảng 10-15 phút để các tinh chất tinh dầu có thể thấm sâu vào trong khoang mũi.

Khi xông hơi, mẹ bầu cần chú ý giữ khoảng cách với bát nước để không bị bỏng hơi nước hay kích ứng da. Kiên trì áp dụng 1-2 lần/ 1 ngày trong 5-7 ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng sổ mũi thường xuyên khi mang thai.

Tắm nước ấm

Một số nghiên cứu cho thấy nước ấm có khả năng làm giảm nhanh tình trạng sổ mũi ở bà bầu. Hơi nước nóng thấm sâu vào cơ thể sẽ kích thích một số dây thần kinh ở khu vực tai mũi họng, giúp làm dịu niêm mạc và tạo điều kiện để loại bỏ dịch tiết trong mũi dễ dàng.

Ngoài ra, việc tắm nước ấm còn giúp đầu óc thư giãn và hỗ trợ cho việc lưu dẫn khí trong các hốc xoang được thuận lợi hơn, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi liên tục trong quá trình mang thai.

Sau khi tắm xong, bạn nên xì nhẹ lần lượt từng bên mũi để khoang mũi được sạch sẽ và thông thoáng.

Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ là một cách để cải thiện hiệu quả tình trạng sổ mũi thai kỳ. Các bài tập này có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu, giảm xung huyết và giúp người bệnh dễ thở hơn.

Tập thể dục giúp năng cao sức đề kháng cho bà bầu, giảm tiết dịch mũi hiệu quả
Tập thể dục giúp năng cao sức đề kháng cho bà bầu, giảm tiết dịch mũi hiệu quả

Ngoài ra, việc vận động vừa sức còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu, đem đến giấc ngủ sâu và ngon hơn. Trong quá trình tập thể dục, đặc biệt là khi đi bộ ngoài trời, mẹ bầu nên lưu ý hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khí lạnh, phấn hoa… để không làm tình trạng sổ mũi nặng hơn.

Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể

Khi cơ thể thiếu nước, hốc mũi bị khô dễ làm niêm mạc bị phù nề, xung huyết, dẫn đến tình trạng sổ mũi ở bà bầu trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể là điều cần thiết nhằm khắc phục tình trạng sổ mũi liên tục trong thai kỳ. Nước sẽ làm loãng dịch tiết và giúp tống xuất chúng ra khỏi mũi dễ dàng hơn. Đồng thời, cải thiện một số tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt… thường gặp khi mang thai.

Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là ở chân

Mẹ bầu cần chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng bàn chân để giảm tình trạng sổ mũi, khó chịu. Bạn có thể mang vớ hoặc thoa 1 lớp dầu gió mỏng vào chân trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, cân bằng nhiệt độ cơ thể, giảm xung huyết, hạn chế xuất tiết dịch mũi.

Kê gối cao đầu khi ngủ

Nhiều mẹ bầu thường có thói quen nằm gối thấp hoặc không gối mà không biết rằng việc làm này có thể kích thích tiết nhiều dịch, làm gia tăng chứng sổ mũi. Do đó, để kiểm soát tình trạng sổ mũi, bạn nên kê gối cao hơn bình thường một chút, giữ tư thế mũi cao hơn tim. Việc kê gối cao đầu sẽ làm dịch tiết lưu thông tự nhiên dễ dàng, giảm ứ đọng, từ đó giúp đường thở được thông thoáng hơn.

Kê gối cao hơn bình thường giúp dịch tiết lưu thông tự nhiên, giảm ứ đọng
Kê gối cao hơn bình thường giúp dịch tiết lưu thông tự nhiên, giảm ứ đọng

Cách trị sổ mũi cho bà bầu bằng bài thuốc dân gian

Với ưu điểm lành tính, dễ thực hiện, các bài thuốc dân gian là phương pháp trị sổ mũi được nhiều mẹ bầu lựa chọn đầu tiên. Biện pháp này đôi khi có thể mang lại hiệu quả ngoài mong đợi nếu người bệnh áp dụng ngay khi bắt đầu xuất hiện tình trạng chảy nước mũi. Một số mẹo dân gian an toàn cho bà bầu gồm:

Cách trị sổ mũi cho bà bầu bằng gừng

Gừng có vị cay nồng, tính ấm, được quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Chúng có tác dụng tán phong hàn, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, thường được dùng làm bài thuốc chữa một số vấn đề như khó tiêu, đầy hơi, cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, sổ mũi…

Bên cạnh đó, gừng còn chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất chống oxy hóa mạnh như Gingerol, zingeron, shogaol,… Các chất này đã được chứng minh có khả năng ức chế hoạt động của một số loại virus, tiêu đờm, sát trùng hiệu quả. Do đó, mẹ bầu có thể dùng gừng để cải thiện nhanh tình trạng sổ mũi, khó chịu của mình.

Có 2 cách thực hiện như sau:

  • Trà gừng: Rửa sạch và thái lát một củ gừng tươi rồi cho vào 300ml nước sôi. Hãm trong khoảng 15 phút thì cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều. Bạn nên dùng trà khi còn ấm để có hiệu quả tốt hơn.
  • Rượu gừng: Rửa sạch và phơi 1kg gừng trong 1 nắng rồi đập dập, cho vào 1 bình thủy tinh. Ngâm gừng trong 2 lít rượu trắng trong tầm 1 tháng. Khi bị sổ mũi, người bệnh có thể sử dụng rượu gừng bằng cách nhỏ vài giọt vào nước ấm để tắm hằng ngày. Sau vài ngày áp dụng, tình trạng chảy nước mũi sẽ được cải thiện đáng kể.
Hạn chế chảy nước mũi bằng gừng
Hạn chế chảy nước mũi bằng gừng

Chữa sổ mũi từ húng chanh và quất

Húng chanh có vị the cay, hơi chua, không độc, tính ấm, tác dụng lợi phế, giải độc, bài đờm. Ngoài ra, chất colein được tìm thấy nhiều trong lá hoạt động như một chất kháng sinh, có khả năng ức chế một số vi khuẩn gây hại ở đường ruột và vùng tai mũi họng. Từ đó giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sổ mũi ở bà bầu.

Quất cũng là một nguyên liệu có tác dụng giảm viêm sưng ở vùng mũi họng, tiêu đờm và kháng khuẩn rất tốt. Húng chanh kết hợp với quất là một phương pháp chữa sổ mũi hiệu quả, an toàn được nhiều mẹ bầu áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 15-16 lá húng chanh và 4-5 quả quất rồi ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất, vi khuẩn còn sót lại.
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay xay nhuyễn
  • Cho thêm 2 thìa đường phèn vào và hấp cách thủy trong 20 phút

Mẹ bầu nên uống đều đặn 1-2 lần hằng ngày trong khoảng 1 tuần để có hiệu quả cao.

Trà chanh mật ong chữa sổ mũi cho bà bầu

Chanh có vị chua, hơi nhẵn, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, thông khí, tiêu đờm… Bên cạnh đó, trong chanh chứa rất nhiều axit có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể và cải thiện tình trạng sổ mũi hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Pha 30ml nước cốt chanh với nửa cốc nước ấm.
  • Cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều và uống ngay khi còn ấm.
  • Áp dụng liên tục 2 lần 1 ngày trong vài ngày sẽ thấy tình trạng xuất tiết dịch được kiểm soát đáng kể.

Tuy nhiên, những mẹ bầu bị dạ dày không nên áp dụng phương pháp này để tránh dẫn đến tình trạng loét dạ dày.

Chanh và mật ong đều là những nguyên liệu kháng khuẩn khá tốt
Chanh và mật ong đều là những nguyên liệu kháng khuẩn khá tốt

Canh gà chữa sổ mũi ở bà bầu hiệu quả

Canh gà không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai mà còn có tác dụng cải thiện hiệu quả các chứng bệnh về đường hô hấp. Theo nghiên cứu của trung tâm y học Mỹ, món ăn này chứa nhiều axit amin có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa. Đồng thời làm giảm nhanh tình trạng ngạt mũi, sổ mũi ở bà bầu.

Lưu ý: Các biện pháp vệ sinh mũi và mẹo dân gian chỉ có hiệu quả với những trường hợp mẹ bầu bị sổ mũi nhẹ. Khi tình trạng phức tạp hơn, tốt nhất bạn nên có sự can thiệp của các phương pháp điều trị dược tính cao như thuốc Đông y, thuốc Tây y.

Trị sổ mũi cho bầu bằng thuốc Tây y

Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ( FDA), không có một loại thuốc tân dược nào là an toàn 100% đối với thai phụ và thai nhi.

Do đó, phụ nữ mang thai thường không được khuyến khích sử dụng thuốc Tây y. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chứng sổ mũi dai dẳng, khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của mẹ bầu thì bạn vẫn có thể dùng 1 số loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giảm nhanh tình trạng này. Cụ thể, một số loại thuốc chữa sổ mũi cho bà bầu phổ biến gồm:

  • Thuốc xịt rửa mũi đẳng trương: Mẹ bầu có thể sử dụng một số dung dịch xịt rửa mũi chứa nước muối đẳng trương như Neilmed Nasamist, Humer… để giảm bớt tình trạng sổ mũi, khó chịu. Các sản phẩm này không hấp thu vào cơ thể vì vậy khá an toàn, không gây kích ứng và có thể được hướng dẫn sử dụng dài ngày.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticoid: Nhóm thuốc này thường được dùng cho các bà bầu bị chảy nhiều dịch mũi do viêm mũi dị ứng. Thuốc có khả năng khắc phục nhanh tình trạng sổ mũi, ngạt mũi nhưng chỉ nên dùng với liều lượng thấp trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc có thể dùng cho bà bầu như mometasone, beclomethasone, budesonide,…
  • Thuốc xịt thông mũi: Một số loại thuốc xịt thông mũi chứa oxymetazolin, xylometazolin,… có khả năng kiểm soát tốt các trường hợp ngạt mũi, sổ mũi nặng. Thuốc thường được chỉ định khi tình trạng tiết dịch kéo dài khó chữa và các biện pháp áp dụng trước đó không có hiệu quả. Nhóm thuốc này được khuyến cáo chỉ sử dụng trong vòng dưới 3 ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.
  • Nhóm thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này hoạt động dựa trên việc tiêu diệt và ức chế sự sản sinh các thụ thể histamin- tác nhân gây ra dị ứng viêm mũi. Từ đó giúp giảm tình trạng kích ứng, ngạt mũi, sổ mũi liên tục. Một số thuốc kháng histamin an toàn, ít gây ra tác dụng phụ, có thể được dùng cho phụ nữ có thai gồm: Cetirizine, Loratadin, Chlorpheniramine…

Bạn đọc muốn tìm hiểu chi tiết về các loại thuốc trị sổ mũi có thể tìm đọc bài viết: Top 10 loại thuốc sổ mũi phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc Tây y không được khuyến khích dùng cho bà bầu
Thuốc Tây y không được khuyến khích dùng cho bà bầu

Để đảm bảo an toàn, dù có sự hướng dẫn của bác sĩ, mẹ bầu vẫn nên nắm được một số thành phần trong thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dịch tễ học Mỹ của bác sĩ Allen Mitchen, Đại học Arizona, mẹ bầu cần hạn chế dùng thuốc trị sổ mũi có chứa các thành phần sau :

  • Hoạt chất phenylephrine: Đây là thành phần có trong một số loại thuốc như thuốc cảm cúm, thuốc trị xoang Sudafed, thuốc xịt mũi phenylephrine hydrochloride… Thuốc chứa phenylephrine có thể làm thai nhi tăng nguy cơ mắc dị tật về tim, đặc biệt khi mẹ bầu dùng chúng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Hoạt chất Imidazolines: Hoạt chất này thường có nhiều trong một số loại thuốc nhỏ mắt, xịt mũi. Chúng có thể làm nảy sinh các phản ứng bất thường giữa khí quản và thực quản, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Hoạt chất Pseudoephedrine: Các loại thuốc chứa chất này làm tăng nguy cơ trẻ bị khuyết tật ở các chi gấp 3 lần.

Chữa sổ mũi cho bà bầu bằng bài thuốc Đông y

Theo Đông y, khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt sẽ dẫn đến khí huyết trì trệ kém lưu thông, làm xuất hiện chứng sổ mũi. Dựa trên lý luận này, các bài thuốc Đông y được nghiên cứu và điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên có khả năng bài trừ độc tố, thanh nhiệt, tán hàn. Đồng thời giúp tăng cường khí huyết và phục hồi chức năng tạng phủ, chữa bệnh tận gốc.

Việc bốc thuốc điều trị sẽ dựa theo tình trạng bệnh và thể chất từng người, do đó mà có tính an toàn cao. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này, mẹ bầu cần lưu ý hỏi trước ý kiến của lương y và tuân theo mọi chỉ dẫn. Đồng thời kiên trì áp dụng để có hiệu quả cao.

Mẹ bầu có thể tham khảo 3 bài thuốc Đông y sau:

  • Bài thuốc 1: Cam thảo 6g, quế chi 6g, ma hoàng 8g, hạnh nhân 12g đem sắc lấy nước cốt chia làm nhiều lần uống trong ngày. Áp dụng mỗi ngày 1 thang trong 2-3 tháng để có hiệu quả cao.
  • Bài thuốc 2: Tán bột và trộn đều các nguyên liệu sau: tiền hồ 40g, sài hồ 40g, chỉ xác 40g, khương hoạt 40, cát cánh 40g, phòng phong 40g, xuyên khung 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, cam thảo 20g, kinh giới 40g. Mỗi ngày pha 12g bột tán kể trên với nước để uống.
  • Bài thuốc 3: Đem Cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Lá tre 24g, Ngưu bàng tử 24g, Liên kiều 40g, Kim ngân 40g, Đậu xị 20g, Cam thảo 20g, Hoa kinh giới 16g tán thành bột mịn. Mỗi ngày pha 24g bột với nước để uống, áp dụng trong 2-3 tháng để cải thiện tốt tình trạng sổ mũi ở bà bầu.
Thuốc Đông y ngoài trị bệnh còn giúp bà bầu tăng cường lưu thông khí huyết
Thuốc Đông y ngoài trị bệnh còn giúp bà bầu tăng cường lưu thông khí huyết

Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị sổ mũi cho bà bầu

Khi áp dụng các phương pháp trị sổ mũi, bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Dù áp dụng theo phương pháp nào, thai phụ vẫn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc chủ động thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân của tình trạng sổ mũi. Từ đó có các biện pháp khắc phục hiệu quả, triệt để.
  • Trong quá trình áp dụng mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Tây y, Đông y, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, bạn nên ngừng lại và báo ngay cho các bác sĩ chuyên khoa biết để có hướng khắc phục kịp thời.
  • Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, mẹ bầu nên áp dụng kết hợp các biện pháp điều trị chuyên sâu với chế độ ăn uống khoa học, lối sinh hoạt lành mạnh. Nên hạn chế dung nạp các thực phẩm cay nóng và tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên từ môi trường làm ngăn cản quá trình hồi phục.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể bỏ túi thêm 15+ cách trị sổ mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tổng hợp, tham khảo. Chúng không thể thay thế bất cứ hướng dẫn và chỉ định điều trị nào của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo