Bỏ túi 12 cách trị phong ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả cao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng thảo dược dân gian là giải pháp được nhiều người bệnh quan tâm. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ như thuốc tân dược. Vậy có những cách nào giúp chữa phong ngứa tại nhà hiệu quả? Các bước thực hiện ra sao? Các thông tin cần thiết giải đáp những câu hỏi trên sẽ có trong bài viết sau.

Các cách trị phong ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả

Bệnh phong ngứa hay còn được biết đến là bệnh mề đay – một bệnh lý phổ biến xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị phong ngứa, da người bệnh sẽ nổi nhiều nốt sần đỏ có xu hướng tập trung thành mảng lớn và có thể lan rộng. Ngoài tổn thương da, mề đay còn gây ra một số dấu hiệu đặc trưng đi kèm như ngứa ngáy, nóng rát và sưng đau.

Những cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian thường đảm bảo an toàn, lành tính
Những cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian thường đảm bảo an toàn, lành tính

Tuy là bệnh lý phổ biến và gây khó chịu nhưng phong ngứa không có khả năng lây lan và không quá nguy hiểm. Chỉ với các biện pháp tại nhà, hầu hết các triệu chứng phong ngứa sẽ tự biến mất sau 1 thời gian ngắn. Vì vậy, khi thấy cơ thể có các dấu hiệu của phong ngứa, bạn có thể cải thiện tình trạng khó chịu bằng một trong 12 cách trị phong ngứa tại nhà sau:

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá hẹ

Theo Đông y, hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng giải độc, chống viêm kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, lá hẹ từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc chữa nhiều bệnh. Tây y cũng đã chứng minh, các thành phần hoạt chất trong lá hẹ như vitamin C, E… có khả năng làm dịu da, giảm sưng ngứa và kháng viêm rất tốt.

Chính vì thế, lá hẹ là phương pháp phổ biến dùng để cải thiện các vấn đề da liễu, đặc biệt là phong ngứa. Bài thuốc chữa phong ngứa từ lá hẹ như sau:

  • Rửa sạch một ít lá hẹ, rồi xay chung cùng 1 ít muối trắng cho thật nhuyễn.
  • Cho lá hẹ vừa xay vào bông gạc và đắp lên vùng da bị mẩn đỏ trong vòng 20 phút.

Bạn nên áp dụng 1 ngày/lần để có hiệu quả nhanh chóng. Hoặc bạn cũng có thể cải thiện tình trạng khô ngứa da bằng cách đun lá hẹ để tắm hằng ngày.

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá kinh giới

Kinh giới còn có tên gọi khác là Giả tô, Khương giới, thuộc loài cây cỏ và nằm trong họ Hoa môi (Lamiaceae). Kinh giới có vị cay, tính ôn hòa nên thường dùng để chữa cảm mạo, nhức đầu.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, lá kinh giới có chứa tới 1.8% tinh dầu gồm d.limone, d.menton, d.limonen. Các chất này có khả năng tiêu viêm, chữa trị tình trạng mẩn đỏ, cảm giác ngứa ngáy do phong ngứa, phát ban gây ra. Để trị bệnh phong ngứa bằng lá kinh giới, bạn thực hiện như sau:

  • Lấy một bó rau kinh giới, cho vào nồi đun sôi.
  • Trùm mền xông hơi cho đến khi nước hết nóng.

Cách này sẽ khiến lỗ chân lông giãn nở, nhờ đó mà những chất độc tố ở dưới da cũng bị đẩy ra ngoài nhanh chóng. Để cải thiện tình trạng dị ứng da, bạn nên dùng bài thuốc xông hơi kinh giới từ 2 – 3 lần/tuần.

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá kinh giới giúp cải thiện các triệu chứng
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá kinh giới giúp cải thiện các triệu chứng

Cách trị bệnh phong ngứa bằng lá khế

Lá khế rất lành tính, có vị chua và chát đặc trưng, có tác dụng giảm viêm, thanh nhiệt, giúp giải phóng độc tố cho cơ thể. Ngoài ra, đây là loại “thảo dược” chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất tốt cho da. Các chất này có khả năng sát trùng cao, phục hồi các mô da hư tổn và hạn chế tổn thương lan rộng.

Loại lá cây này còn có tác dụng ngăn chặn, ức chế sử phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây hại trên da. Vì vậy, dùng nước lá khế để tắm có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy trên da.

Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá khế được thực hiện như sau:

  • Bạn mang 200g lá khế rửa sạch và vò nát.
  • Cho lá khế vào 2 lít nước sạch và đun sôi trong 15 phút.
  • Sau đó pha loãng hoặc để nguội bớt rồi tắm. Bạn nên kiên trì áp dụng 2-3 lần 1 tuần để trị phong ngứa hiệu quả.

Chữa phong ngứa bằng lá tía tô

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược có thể áp dụng để chữa phong ngứa hiệu quả. Và thật thiếu sót nếu không kể đến lá tía tô. Theo học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ấm giúp tán phong hàn, giải độc và giảm ngứa hiệu quả.

Bên cạnh đó, các tài liệu y học hiện đại cũng đã cho thấy lá tía tô chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin. Các chất này có khả năng ức chế vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng và giảm sưng đỏ, ngứa ngáy nhanh chóng. Từ đó, tắm lá tía tô sẽ giúp người bệnh kiểm soát nhanh tình trạng phong ngứa.

Cách thực hiện:

  • Bạn đem lá tía tô đã rửa sạch giã nát với muối.
  • Dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương trong 20 phút.
  • Cuối cùng là rửa sạch da với nước ấm.

Lô hội chữa phong ngứa

Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng nhạt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng hiệu quả. Do vậy, nha đam được xem như một bài thuốc chữa một số bệnh như viêm loét dạ dày, xương khớp, bệnh da liễu…

Ngoài ra theo một số nghiên cứu dược lý hiện đại, hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong gel nha đam có tác dụng sát khuẩn cao. Khi bị phong ngứa, người bệnh dùng phần gel này có thể giúp hạn chế tổn thương lan rộng và làm dịu vùng da sưng ngứa.

Cách thực hiện như sau:

  • Cắt bỏ vỏ 1 nhánh nha đam và rửa sạch mủ bên trong
  • Cắt mỏng phần gel trong suốt của cây rồi đắp trực tiếp lên da
  • Rửa sạch lại với nước ấm sau khoảng 15 phút
Lô hội có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp trị phong ngứa và hồi phục da rất tốt

Cách trị phong ngứa tại nhà với lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ là một loại thảo dược có vị ngọt đắng, tính mát, không độc, giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ phong thấp… Đặc biệt, lá được dùng phổ biến cho những người bị phong ngứa do nóng trong.

Bên cạnh đó, một số chất trong lá đơn đỏ như flavonoid 1,5%, coumarin, anthranoid, saponin… còn giúp chống oxy hóa, sát trùng, kháng viêm hiệu quả. Sử dụng lá đơn đỏ để tắm sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá đơn đỏ rồi ngâm vào nước muối loãng tầm 20 phút để khử trùng
  • Đun sôi 2-3 lít nước, khi nước sôi mạnh, vò nát lá đơn đỏ và cho vào nồi nước cùng 1 ít muối rồi tắt bếp
  • Cho nước ra chậu, chế thêm nước lạnh vào để nước ấm vừa phải rồi tắm

Lá trầu giảm ngứa an toàn, hiệu quả

Lá trầu là một loại thảo dược thiên nhiên có khả năng chữa phong ngứa an toàn và hiệu quả. Trong lá trầu chứa hàm lượng lớn các hoạt chất tốt cho da như tinh dầu, tanin, vitamin… Chúng có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, tiêu viêm, hồi phục các tế bào bị tổn thương nhanh chóng.

Bạn có thể dùng lá trầu chữa phong ngứa ở mức độ nhẹ. Cách dùng lá trầu trị phong ngứa như sau:

  • Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm qua nước muối loãng trong vòng 10 phút
  • Vò qua rồi đun sôi với 2 lít nước và một chút muối để tắm
  • Trong khi tắm, bạn có thể dùng bã lá trầu chà xát lên các vùng bị ngứa để tăng hiệu quả chữa trị

Nên thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần để cải thiện nhanh tình trạng phong ngứa.

Gừng tươi chữa phong ngứa

Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, là một vị thuốc tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn, giải độc, khử khuẩn… Do đó, gừng được dùng phổ biến trong chữa các chứng bệnh do nhiễm lạnh như ho, cảm lạnh, hay mề đay do lạnh.…

Gừng không chỉ được công nhận có tác dụng chữa bệnh trong dân gian mà còn được chứng minh trong y học hiện đại. Các dược chất trong gừng tươi như zingiberene, capsaicin, xeton, citral… có khả năng kháng viêm, sát trùng cao. Nhờ đó, gừng có khả năng chữa trị mề đay, hỗ trợ hồi phục tổn thương và giảm ngứa hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Đun sôi 2 lít nước với 2 củ gừng tươi đã cắt nhỏ
  • Đun sôi trong 3 phút thì tắt lửa và cho vào khoảng 2 thìa muối
  • Đợi nước nguội bớt hoặc pha loãng để tắm.
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng gừng tươi

Cách chữa phong ngứa tại nhà bằng rau tần

Rau tần là một phương pháp trị phong ngứa khá phổ biến hiện nay. Lý do là bởi rau tần chứa nhiều hợp chất phytochemical như flavonoid, vitamin và carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giảm ngứa nhanh chóng. Uống nước lá rau tần hàng ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương da.

Cách trị phong ngứa bằng rau tần như sau:

  • Rau tần đem rửa sạch, phơi khô và cất dùng dần
  • Mỗi lần dùng, bạn lấy khoảng 15g rau tần khô rồi đun với ba chén nước, chờ nước sôi khoảng 5-7 phút để còn 2 chén nước cốt là được.
  • Chia nước thuốc làm 3 lần và uống trong ngày, sau bữa ăn. Kiên trì áp dụng sau 1-2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Sắc nước uống từ lá đinh lăng

Sắc nước lá đinh lăng cũng là một phương pháp trị phong ngứa được nhiều người áp dụng. Với vị đắng, tính mát, không độc, lá đinh lăng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, giúp giảm ngứa trên da hiệu quả.

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu y học hiện đại, đinh lăng chứa nhiều thành phần hóa học như vitamin B, Saponin Oleanane cùng một số loại axit amin khác. Các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn cao, từ đó cải thiện tình trạng khó chịu do phong ngứa mang lại.

Cách thực hiện:

  • Đem 150gr lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo nước
  • Đun sôi với 200ml nước trong 5 – 7 phút, lọc lấy nước lần thứ nhất
  • Đổ thêm 200ml để đun sôi lần thứ hai
  • Lọc lấy nước cốt rồi hòa với nước sắc lần thứ nhất. Chia thành nhiều lần và uống trong ngày

Trị phong ngứa tại nhà từ lá trà xanh

Các hoạt chất và tinh dầu flavonoid, tanin cùng nhiều acid amin khác trong lá chè xanh có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt. Bên cạnh đó, loại lá này còn chứa nhiều hoạt chất EGCG. Đây là chất có khả năng chống oxy, giúp tăng cường bảo vệ làn da. Do đó, lá chè xanh được sử dụng phổ biến như một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh phong ngứa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh rồi ngâm qua với nước muối loãng
  • Đun sôi với 3 lít nước sạch trong vòng 10 phút
  • Đợi nước nguội bớt hoặc pha loãng với nước nguội sạch để tắm
Trà xanh thường được sử dụng để chữa ngứa tại nhà
Trà xanh thường được sử dụng để chữa ngứa tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ da khi bị phong ngứa

Ngoài áp dụng các phương pháp dân gian, để trị phong ngứa hiệu quả, bạn cần chú ý đến thói quen chăm sóc da và lối sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể:

  • Tránh để da tiếp xúc với nơi có nhiệt độ thất thường, tránh gây kích ứng da.
  • Đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với những hóa chất tẩy rửa mạnh.
  • Luôn tắm rửa và giữ vệ sinh cơ thể, nơi ở, phòng làm việc thật sạch sẽ, thoáng mát.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, làm từ vải cotton hoặc vải sợi mềm tự nhiên để giảm ma sát và hạn chế tổn thương da bùng phát mạnh..
  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây kích ứng cao cho da cao như hải sản, rượu bia, các loại đậu,…
  • Thường xuyên tập thể dục, nghe nhạc, giảm stress, để năng cao sức khỏe, giúp da khỏe mạnh.

Trên đây là top 12 cách trị phong ngứa tại nhà hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay. Các phương pháp này có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh khi khởi phát. Tuy nhiên, nếu các biện pháp này không còn phù hợp, bạn cần chủ động thăm khám sớm để có hướng điều trị chuyên sâu.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi