Cách điều trị tràn dịch màng tinh hoàn cho nam giới hiệu quả nhất hiện nay [XEM NGAY]
Cách chẩn đoán và phân biệt thể bệnh tràn dịch màng tinh hoàn
Biểu hiện tràn dịch màng tinh hoàn gồm: Bìu to, căng bóng, sờ không đau nhưng có cảm giác tức, thường xuất hiện và diễn biến trong vài tuần cho tới vài tháng.

Chẩn đoán lâm sàng:

- Bìu to lên ở một bên (thường là bên trái) hay cả hai bên tinh hoàn. Da bìu căng, mỏng và chun giãn.
- Bìu do ứ đọng nước nên căng mọng và nhẵn.
- Khi sờ nắn không rõ được mào tinh hoàn và tinh hoàn.
- Không làm được các dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn.
- Khám sờ nắn phần thừng tinh, lỗ bẹn thấy đều bình thường.
- Soi ánh sáng chiếu qua thì thấy rõ khối nước, ánh sáng xuyên qua được da bìu và mào tinh hoàn, tinh hoàn thì đục hơn.
Ngoài ra, việc chỉ ra rõ các thể bệnh sẽ giúp cách điều trị tràn dịch màng tinh hoàn chính xác hơn và đem lại hiệu quả cao nhất. Theo đó, các thể bệnh tràn dịch màng tinh hoàn bao gồm:

- Tràn dịch màng tinh hoàn có lưu thông với phúc mạc do còn ống phúc tinh mạc: Trường hợp này thường kèm theo thoát vị bẹn bẩm sinh do ống phúc tinh mạc chưa đóng kín, để dịch từ ổ bụng tràn xuống.
- Tràn dịch ống phúc tinh mạc – màng tinh hoàn: Do ống phúc tinh mạc không đóng kín hoàn toàn, cực dưới ống còn thông với màng tinh hoàn. Tràn dịch màng tinh hoàn tạo thành 2 túi, cực trên dịch ứ đọng phình ra ngay dưới da.
- Tràn dịch hình túi biệt lập.
- Tràn dịch màng tinh hoàn khu trú thành nang riêng lẻ: Phổ biến trong các trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn nguyên nhân bị viêm dính màng tinh hoàn, bệnh lao.
Cách điều trị tràn dịch màng tinh hoàn hiệu quả
Khi thấy các triệu chứng của bệnh lý, cách tốt nhất người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân gây ra bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời. Hiện nay, có các phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn phổ biến sau:
Theo dõi tiến triển
Đối với trường hợp trẻ bị tràn dịch màng tinh do bẩm sinh hoặc nam giới bị tràn dịch vô căn thường không phải tiến hành chữa trị. Bởi dịch ứ có thể tự biến mất trong khoảng 6 tháng (đối với người trưởng thành) và khoảng 12 tháng (đối với trẻ em).
Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian đó dịch ứ không tự biến mất, bác sĩ sẽ chỉ định dẫn lưu dịch ra ngoài.
Phương pháp dẫn lưu dịch
Dẫn lưu dịch là biện pháp dùng ống tiêm nhằm loại bỏ lượng dịch ứ đọng trong màng tinh hoàn ra bên ngoài. Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và ít gây ra tác dụng phụ.
Tuy nhiên, bệnh có thể quay trở lại sau một vài tháng và bắt buộc bạn phải thực hiện phương pháp dẫn lưu dịch nhiều lần.
Phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn
Đối với người trưởng thành bị tràn dịch màng tinh có nguy cơ thoái vị bẹn hoặc trẻ em có túi dịch quá lớn, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật.

Có nhiều cách chữa trị tràn dịch màng tinh hoàn bằng phẫu thuật như:
- Mở trực tiếp đường bìu hay đường bẹn
- Cắt bỏ bớt lá thành màng tinh hoàn
- Cắt hoặc lộn màng tinh hoàn
- Lộn xếp lá thành của màng tinh hoàn
Trong quá trình điều trị tràn dịch màng tinh hoàn bằng phẫu thuật, bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những rủi ro, biến chứng.
Tiêm xơ hóa
Tiêm xơ hóa là phương pháp thường được thực hiện kết hợp với dẫn lưu dịch. Để ngăn chặn ứ dịch tái phát, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm hóa chất vào màng tinh hoàn. Tuy nhiên, hóa chất có thể mất đi tác dụng và khiến dịch ứ đọng trở lại theo thời gian.
Tràn dịch màng tình hoàn không phải căn bệnh quá nghiêm trọng và có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, khi thấy có biểu hiện bất thường, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Nam giới cần cẩn trọng bệnh tràn dịch màng tinh hoàn
Bình luận (1)
Bé nhà e 22 tháng mổ hút dịch tinh hoàn đc 1 tháng .e đưa bé đi siêu âm lại vẵn còn dịch . Có sao không ah