10 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây Hiệu Quả

Viêm mũi dị ứng dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, cuộc sống, đặc biệt bệnh kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục. Thông thường, ngoài việc dùng thuốc để điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng một số loại lá cây sẵn có nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Ở bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu 10 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả nhất.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây có thực sự hiệu quả?

Viêm mũi dị ứng được đặc trưng với các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, chảy nước mắt,… khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Nếu không tìm biện pháp cải thiện từ sớm, tình trạng này sẽ kéo dài dai dẳng và gây ra nhiều biến chứng. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh còn có thể sử dụng một số thảo dược quanh nhà để chữa bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây là biện pháp được nhiều người quan tâm
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây là biện pháp được nhiều người quan tâm

Các chuyên gia cho biết, dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng có những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Là thảo dược tự nhiên lành tính, không chứa hóa chất độc hại nên đảm bảo an toàn với cơ thể người dùng, không gây tác dụng phụ.
  • Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và áp dụng các công thức thực hiện một cách đơn giản.
  • Lá cây thuốc Nam không chỉ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng mà còn đi sâu vào căn nguyên để trị tận gốc tác nhân gây bệnh, giảm tỷ lệ tái phát.
  • Sử dụng lá cây thuốc đúng cách trong thời gian dài sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe tổng thể.

Thực tế có rất nhiều trường hợp sử dụng lá cây chữa viêm mũi dị ứng và cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là không thể cho kết quả ngay, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Thêm vào đó, dùng lá cây cần sơ chế, ngâm sắc, không tiện lợi như thuốc Tây y nên có thể không phù hợp với những ai bận rộn, ít thời gian.

Top 10 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây tốt nhất

Nếu không muốn dùng thuốc Tây do lo ngại tác dụng phụ có thể xảy ra, người bệnh viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể sử dụng lá cây quanh vườn nhà. Hãy cùng tìm hiểu 10 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả nhất:

Dùng hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc là cây cỏ dại được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây cứt lợn, cây bù xít, cỏ hôi, thắng hồng kê,… mọc rất nhiều tại vùng quê của Việt Nam. Loại cây này có tính mát, vị đắng với khả năng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, tiêu sưng. Bên cạnh đó người ta tìm thấy trong loại cây này có chứa thành phần cadinen, caryophyllen hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm, chống dị ứng. Do đó khi có ý định chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hoa ngũ sắc.

Dùng hoa ngũ sắc đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh
Dùng hoa ngũ sắc đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn hái một nắm lá hoa ngũ sắc rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 20 phút để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, tạp chất gây hại rồi để ráo nước.
  • Tiếp đến xay nhuyễn lá đã chuẩn bị, lọc lấy phần nước cốt, cho vào lọ thuốc nhỏ mũi đã qua sử dụng.
  • Mỗi ngày người bệnh viêm mũi dị ứng nên nhỏ nước lá ngũ sắc liên tục 4 – 5 lần và kiên trì trong nhiều ngày để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng.

Hoa xuyến chi

Cây hoa xuyến chi đã được nghiên cứu và chứng minh là có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như canxi, photpho, kẽm, sắt, magie, crom, methanol, acetone với công dụng giảm nhanh cơn đau nhức, chữa ho. Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, cây hoa xuyến chi có khả năng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn trong mũi. Vì những lý do này, hoa xuyến chi rất thích hợp để chữa viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá của cây hoa xuyến chi, rửa thật sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất, bụi bẩn,..
  • Sau khi ráo nước, bạn cho lá vào cối sạch và giã nát để chắt lấy phần nước cốt.
  • Lúc này lấy bông gòn thấm nước cốt đã thu được và chấm lần lượt vào hai bên lỗ mũi.
  • Người bệnh nên áp dụng cách làm này mỗi ngày 2 lần, kiên trì ít nhất 10 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu vô cùng đơn giản

Một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng đó là dùng lá cây ngải cứu. Đây là loại cây đã quá quen thuộc trong các bài thuốc Đông y hoặc mẹo dân gian chữa bệnh. Với vị đắng, tính lạnh, ngải cứu cho công dụng giải độc, điều hòa khí huyết, tán hàn, tiêu đờm, giảm ho, ngứa mũi, cải thiện tình trạng chảy nước mũi cùng các triệu chứng khác của bệnh viêm mũi dị ứng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu vô cùng đơn giản
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây ngải cứu vô cùng đơn giản

Cách 1:

  • Lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi hoặc khô đều được.
  • Ngải cứu rửa sạch, cho vào nồi, thêm 1,5 – 2 lít nước và đun trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau đó bạn cho nước lá ngải cứu ra chậu, có thể pha thêm ít nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt thì dùng để ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi ngủ sẽ giảm được tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, từ đó ngủ ngon hơn.

Cách 2: 

  • Bạn lấy 100g lá và ngọn non của cây ngải cứu mang rửa sạch và để trong bóng râm để lá héo bớt.
  • Lúc này dùng dùng miếng giấy nhỏ cuốn lá ngải cứu thành hình giống điếu thuốc nhỏ để tốt và hơ các huyệt đạo từ 1 – 5 trên đỉnh đầu.
  • Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để xác định chính xác vị trí các huyệt đạo cần tác động.

Cây húng chanh

Húng chanh hay rau tần, tần dày lá, rau thơm lông từ lâu đã được dân gian sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Được biết húng chanh có mùi thơm, tính ấm, vị cay nhẹ với công dụng sát khuẩn, tiêu đờm, phát tán phong hàn, đồng thời hỗ trợ đẩy mồ hôi thoát nhanh ra ngoài. Đặc biệt trong loại cây này còn chứa lượng lớn hoạt chất codein và phenolic có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị các bệnh ở đường hô hấp trên.

Khi chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây húng chanh sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa sự phát triển, tấn công của vi khuẩn gây hại, hạn chế tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi, tăng cường hệ miễn dịch để chống tác nhân gây hại.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch 1 nắm lá húng chanh, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ hết vi khuẩn, mảng bám, tạp chất trong lá.
  • Sau khi vớt ra để ráo, bạn cho vào ấm và hãm cùng nước sôi trong khoảng 20 phút là có thể dùng.
  • Người bệnh uống nước lá húng chanh khi còn ấm, khoảng 2 lần/ngày.

Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa được gọi với những cái tên khác nhau như xương nhĩ, phát ma, thương nhĩ với vị hơi ngọt, tính ôn, ít độc nên lành tính. Loại cây này có khả năng sát khuẩn, khu phong, chỉ thống nên hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang hiệu quả.

Ké đầu ngựa làm giảm tình trạng ngứa mũi, chảy nước mũi nhanh chóng
Ké đầu ngựa làm giảm tình trạng ngứa mũi, chảy nước mũi nhanh chóng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị ké đầu ngựa rửa sạch, có thể ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn.
  • Chờ ráo nước thì bạn mang sao trên lửa nhỏ cho đến khi khô và xám lại thì mang tán thành bột nhuyễn.
  • Mỗi lần dùng, bạn pha khoảng 4g ké đầu ngựa cùng 1 lít nước sôi để uống trực tiếp.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây lá lốt hiệu quả cao

Dùng lá lốt cũng là cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây hiệu quả, an toàn bạn không nên bỏ qua. Trong Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay nhẹ và mùi thơm nồng, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, phong thấp hạ sốt. Bên cạnh đó, loại lá này cũng có tính kháng khuẩn cao, hỗ trợ khắc phục tình trạng sưng viêm do viêm mũi dị ứng, đồng thời sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, xoa dịu tình trạng ngứa ngáy, nghẹt mũi.

Cách thực hiện:

  • Lấy 4 – 5 lá lốt tươi, mang rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Cho lá lốt vào cối giã nát để chắt lấy nước cốt.
  • Bạn vệ sinh khoang mũi thật sạch bằng nước muối sinh lý rồi dùng tăm bông thấm nước lá lốt lần lượt nhỏ vào 2 bên mũi, mỗi bên 2 – 3 giọt và 2 lần một ngày.

Sử dụng lá cây bạc hà

Thêm một cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây có thể áp dụng đó là sử dụng lá bạc hà. Trong loại lá này có chứa nhiều chất như vitamin B, canxi, kali có thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn, tác nhân gây hại. Đặc biệt làm lượng lớn rosmarinic acid đặc biệt tốt cho người đang gặp vấn đề về viêm mũi dị ứng, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy khoảng 4 – 5 lá bạc hà, rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút và để ráo.
  • Cho lá bạc hà vào ấm, thêm 250ml nước sôi vào để hãm trong 15 phút là có thể dùng.
  • Khi dùng, bạn có thể thêm ít mật ong và chanh để uống thay nước trà hàng ngày, kiên trì liên tục nhiều ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cây kinh giới

Cây kinh giới có nhiều tên gọi khác nhau như khương giới, giả tô. Không chỉ là một loại cây rau phổ biến trong món ăn mà kinh giới còn hỗ trợ chữa bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lá của loại cây này có tác dụng chống chị ứng, trị hắt hơi, sổ mũi, giải cảm, giảm phong ngứa, mề đay.

Dùng lá kinh giới chữa viêm mũi dị ứng vô cùng an toàn
Dùng lá kinh giới chữa viêm mũi dị ứng vô cùng an toàn

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới mang rửa thật sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 10 phút để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Tiếp đến cho lá ngải cứu vào ấm, thêm lượng nước vừa phải để đun sôi.
  • Người bệnh viêm mũi dị ứng uống nước này khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày và dùng liên tục đến khi thấy các triệu chứng được cải thiện.

Dùng cây bèo cái chữa bệnh

Cây bèo cái được người ta sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Đặc biệt nhờ tính lạnh, vị cay, loại cây này có thể hỗ trợ chống dị ứng, tiêu thũng. Lá của cây bèo cái chứa hàm lượng lớn thành phần dinh dưỡng như photpho, chất xơ, chất béo thô có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giúp đường thở thông thoáng.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên cần chọn khoảng 50 – 100g lá bèo tươi, không chọn lá quá non hoặc quá già.
  • Rửa sạch lá bèo cái và ngâm cùng nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút và để ráo.
  • Tiếp đến bạn giã nát lá bèo và lọc lấy nước cốt.
  • Sau đó hòa nước cốt cùng 1 ít nước ấm và uống 1 lần mỗi ngày, kiên trì đến khi đạt được hiệu quả như mong muốn.

Lá cây cà gai

Cây cà gai là loại thảo dược có tính ấm, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y, dân gian chữa bệnh. Theo ghi chép của Y học cổ truyền, lá cây cà gai có khả năng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ giảm nhanh cơn đau xương khớp, cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên lá cây cà gai có tính độc nên trong quá trình sử dụng bạn cần hết sức thận trọng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá cà gai, 1 lon sữa bò đã dùng hết và rửa sạch, bìa cứng cuộn thành hình phễu.
  • Lá cà gai rửa sạch, phơi đến khi khô.
  • Bạn đục 1 lỗ bằng ngón tay ở giữa lon sữa và cho lá khô đã chuẩn bị vào, thêm lượng nước vừa đủ để đun đến khi sôi.
  • Khi có khói bốc lên ở lỗ nhỏ của lon sữa, bạn đưa phễu giấy hứng khói, đầu còn lại cho vào mũi để hít hơi và thở ra bằng miệng.
  • Nên kiên trì thực hiện cho đến khi các triệu chứng của bệnh viêm mũi được cải thiện.
Lá cây cà gai chữa bệnh viêm mũi rất tốt nên được nhiều người lựa chọn
Lá cây cà gai chữa bệnh viêm mũi rất tốt nên được nhiều người lựa chọn

Lưu ý cần nhớ khi dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây cho hiệu quả cao, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng, tuy nhiên khi thực hiện bạn vẫn cần phải chú ý một số vấn đề như sau:

  • Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng thảo dược để chữa bệnh, tránh trường hợp cơ thể không đáp ứng với thành phần trong lá cây.
  • Tùy vào cơ địa, mức độ bệnh của từng người là phương pháp này phát huy tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, do đó bạn nên kiên trì trong thời gian dài.
  • Chú ý không được lạm dụng các loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng để tránh bị ngộ độc hoặc phản tác dụng.
  • Sau một khoảng thời gian dùng lá, khoảng 10 ngày không thấy hiệu quả, bạn nên hỏi bác sĩ để tìm biện pháp khác.
  • Trong quá trình áp dụng những mẹo kể trên, nếu thấy biểu hiện bất thường cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được xử lý.
  • Người bệnh cần chú ý vệ sinh mũi hàng ngày, súc miệng bằng nước muối và bảo vệ mũi, cổ, họng trước tác nhân gây hại như không khí lạnh, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất.
  • Cần tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Trên đây là gợi ý những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây đơn giản, cho kết quả tích cực và an toàn với cơ thể. Tuy nhiên chú ý những phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, trong trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng cần thăm khám để bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ cơ thể tốt nhất, tránh bệnh tái phát liên tục.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo