11+ Cách Chữa Sổ Mũi Cho Bé Bằng Dân Gian Cho Hiệu Quả Cực Nhanh
Sổ mũi ở trẻ em là một triệu chứng phổ biến. Việc dùng thuốc Tây để điều trị cho bé có thể gây ra những tác dụng phụ. Thay vào đó, các mẹ đã lựa chọn cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian vừa lành tính, vừa an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Dưới đây là những bài thuốc chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Những cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian
Có nhiều cách chữa trị sổ mũi cho trẻ như mua thuốc cho trẻ uống, sử dụng xịt mũi để điều trị sổ mũi… Tuy nhiên, cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian vẫn thường được các phụ huynh ưu tiên sử dụng vì cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe.
Dưới đây là những cách trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian dành cho trẻ nhỏ, bạn có thể tham khảo:
Cách chữa sổ mũi cho trẻ bằng tỏi
Trong tỏi có thành phần allicin, scordinin , vitamin C và các khoáng chất như canxi, magie,… có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tăng cường đề kháng, hạn chế sự phát triển của các tế bào gây hại cho niêm mạc mũi.
Trong Đông Y, tỏi được sử dụng như vị thuốc làm ấm cơ thể, tăng cường chuyển hóa, giải độc và sát trùng. Tỏi hiệu quả trong việc chữa trị viêm xoang, viêm mũi gây nên triệu chứng chảy nhiều nước mũi.

Những bài thuốc an toàn từ tỏi chữa trị sổ mũi cho bé là:
Dầu tỏi
- Cách thực hiện: Dùng 2-3 thìa canh dầu ô liu, cho thêm 2-3 tép tỏi băm nhuyễn vào, nấu vài phút trên lửa đến khi có mùi thơm của tỏi. Nhắc bếp xuống, để nguội sẽ có tinh dầu tỏi để chữa trị sổ mũi cho bé.
- Cách sử dụng: Mỗi bữa ăn, mẹ có thể cho một thìa dầu tỏi, trộn với thức ăn của bé. Hoặc mẹ cũng có thể chấm chút dầu tỏi lên đầu mũi của bé để chữa trị sổ mũi.
Nước tỏi
- Cách thực hiện: Chuẩn bị ít tỏi tươi, băm nhuyễn rồi nấu với 2 lít nước sôi. Để tỏi bớt hăng, các mẹ có thể nướng tỏi trước khi băm nhuyễn.
- Cách sử dụng: Cho bé uống thay nước hằng ngày.
Bài thuốc từ hẹ trị sổ mũi cho trẻ
Lá hẹ trong Đông Y có tính ấm, vị chua, cay nhẹ. Tác dụng chính của lá hẹ là thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm. Đặc biệt, trong hẹ có chứa thành phần kháng sinh giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây cảm cúm, viêm họng mà triệu chứng điển hình là sổ mũi.
Bài thuốc từ lá hẹ và mật ong
- Cách thực hiện: Lá hẹ cắt rửa sạch, cắt khúc bằng dài bằng ngón tay, cho vào tô. Thêm mật ong nguyên chất cho ngập mặt hẹ. Hấp cách thủy hẹ và mật ong trong vòng 30 phút.
- Cách sử dụng: Cho bé uống 2-3 muỗng nước hẹ, 3 lần mỗi ngày. Nếu bé lớn, có thể khuyến khích bé ăn lá hẹ để tăng hiệu quả.

Bài thuốc từ lá hẹ, nghệ tươi và chanh
- Cách thực hiện: Lá hẹ lựa những lá tươi rồi rửa sạch để ráo. Chanh 1 quả cắt lát. Nghệ đem nướng trên bếp, cạo sạch vỏ rồi giã nhuyễn. Cho tất cả các nguyên liệu vào 1 bát lớn rồi hấp cách thủy 20-30 phút trên bếp.
- Cách sử dụng: Chắt lấy nước cốt để cho bé uống. Mỗi lần từ 1-2 muỗng trước mỗi bữa ăn chính khoảng 15 phút. Thời gian sử dụng tối đa của bài thuốc này là 7 ngày.
Bài thuốc từ lá hẹ, hoa đu đủ đực và hoa khế
- Cách thực hiện: lá hẹ, hoa đu đủ và hoa khế rửa sạch để ráo. Cho vào tô, thêm chút đường phèn rồi đem hấp cách thủy.
- Cách sử dụng: Lấy muỗng dằm nát các nguyên liệu trong chén rồi cho trẻ ăn. Mỗi lần chỉ nên ăn 1 muỗng, ngày 3 lần.
Trị sổ mũi cho bé bằng gừng
Gừng là sinh khương, có tác dụng giữ ấm cơ thể, giảm đau, kích thích lưu thông máu. Trong việc điều trị chứng sổ mũi, gừng đóng vai trò giảm viêm nhiễm ở vùng hỗ mũi, ngăn chặn việc chảy quá nhiều dịch mũi ra ngoài.
Nước gừng trị sổ mũi hiệu quả
- Cách thực hiện: Lấy 1 nhánh gừng giã nát rồi nấu với 200ml nước sôi trong khoảng 5 phút.
- Cách sử dụng: Cho bé uống khi nước còn ấm sau mỗi bữa ăn.
Trị sổ mũi bằng cách tắm nước gừng
- Cách thực hiện: Hòa nước ấm cho bé tắm, cho thêm ít nước cốt gừng vào nước tắm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ ngâm chân bằng nước gừng. Điều này không những giúp cho trẻ hết ngay chứng sổ mũi mà còn khiến trẻ ngủ ngon.

Bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho bé từ lá tía tô
Lá tía tô là một bài thuốc dân gian chữa trị cảm cúm, cảm lạnh bởi vị cay, tính ấm. Lá có tác dụng giảm các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, ho, giảm nôn trớ ở trẻ em.
- Cách thực hiện: Nấu 1 nắm lá tía tô với nước rồi cho bé xông.
- Cách sử dụng: Bẻ chỉ cần đưa mặt đến gần nồi nước lá tía tô, hít thở thật chậm, thật sâu. Cách hít thở này sẽ giúp đưa tinh chất lá tía tô có tính kháng viêm vào khoang mũi và họng.
Bài thuốc từ chanh và mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, có thể ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trong khoang mũi gây ra tình trạng sổ mũi. Bên cạnh đó, chanh có tính chống oxy hóa, vitamin C trong chanh giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các niêm mạc mũi. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau là một trong những cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian hiệu quả nhất.
- Cách thực hiện: 3 thìa mật ong nguyên chất, trộn đều với ½ quả chanh.
- Cách sử dụng: Cho bé uống hỗn hợp này 3 lần 1 ngày. Mỗi lần uống 2 thìa cafe.
Bài thuốc từ lá húng quế trị sổ mũi cho bé
Húng quế chứa các hoạt chất linalol, cineol hay estragol methy. Những hoạt chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng húng quế để chữa trị sổ mũi cho bé nhằm ngăn chặn vi khuẩn – nguyên nhân làm mũi tiết nhiều dịch nhầy.
- Cách thực hiện: Tỏi đem nướng chín rồi giã chung với lá húng quế. Cho vào hỗn hợp này thêm 4 thìa nước sôi.
- Cách sử dụng: Chắt lấy nước cho bé uống 2 lần 1 ngày. Thời gian uống tối đa của bài thuốc này là 1 tuần.

Bài thuốc từ hoa hồng trắng
Hoa hồng trắng giàu vitamin A,B,C,K và có tính ấm giúp lưu thông máu, giảm viêm, tiêu thũng, chống ho, chữa trị nghẹt mũi và cải thiện tình trạng sổ mũi bằng cách làm loãng đờm nhầy.
- Cách thực hiện: Cánh hoa hồng trắng rửa sạch, cho vào một bát nhỏ, rải lên trên đó đường phèn rồi mang hấp cách thủy khoảng 15 phút.
- Cách sử dụng: Chắt nước hỗn hợp này cho bé uống, mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc từ hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc là một cây mọc hoang được dân gian gọi là cây cứt lợn, cây cỏ hôi, cây ngũ vị. Trong hoa ngũ sắc có các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề, những triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra sổ mũi ở trẻ em.
- Cách thực hiện: Chọn cây ngũ sắc tươi, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Cách sử dụng: Lấy bông gòn chấm vào dung dịch rồi nhét vào lỗ mũi từ 10-15 phút mỗi bên. Sau đó xì hết tất cả những dịch nhầy trong mũi ra ngoài.
Dùng cây húng chanh trị sổ mũi cho trẻ
Húng chanh còn có tên gọi khác là cây cần dày có công dụng tốt trong chữa trị cảm cúm với các triệu chứng như sổ mũi, sốt cao, ho hen, viêm phế quản an toàn nhờ có vị the cay, tính ấm, hơi chua, không độc. Sử dụng húng chanh chữa sổ mũi cho trẻ cũng được nhiều mẹ áp dụng.
- Cách thực hiện: Lá húng chanh và tắc rửa sạch, xay nhuyễn rồi hấp cách thủy với đường phèn.
- Cách sử dụng: Gạn lấy nước cho bé uống mỗi lần 1 muỗng, 3 lần mỗi ngày
Massage, bấm huyệt chữa sổ mũi cho bé
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc massage và bấm huyệt cho bé cũng làm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở giảm đáng kể.
- Cách thực hiện: Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh dương ở 2 cánh mũi của bé, day day huyệt này từ 3-4 phút. Hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt nhẹ 2 bên sống mũi của trẻ. Thực hiện đều đặn sẽ khiến trẻ không còn sổ mũi và nghẹt mũi nữa.

Cho trẻ uống nhiều nước ấm
Theo các nghiên cứu, nước ấm có tác dụng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, trị sổ mũi ở cả trẻ em và người lớn.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm khi bị sổ mũi sẽ kích thích các dây thần kinh liên quan đến khoang mũi và miệng, giúp giảm cảm giác khó chịu ở vùng mũi và họng. Ngoài ra, nước nóng còn có tác dụng làm loãng đờm, giảm ho và bài tiết dịch nhầy dễ dàng.
Những lưu ý khi chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian
Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian tuy an toàn, dễ thực hiện, tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của từng trẻ. Vì vậy, trong quá trình áp dụng, phụ huynh cũng cần đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Nếu bé còn bú mẹ hãy tăng cường việc cho bé trẻ bú sữa, giúp trẻ bổ sung thêm đề kháng chống lại virus và vi khuẩn.
- Việc uống các loại thảo dược có thể sẽ làm cho bé bị đau bụng bởi hệ tiêu hóa của trẻ em vẫn còn yếu. Không sử dụng phương pháp uống thảo dược đối với trẻ sơ sinh.
- Nên kết hợp việc chữa trị với chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ cho trẻ.
- Bài thuốc từ dân gian chỉ nên áp dụng khi các triệu chứng còn nhẹ và giới hạn trong vòng 1 tuần. Nếu sau 7 ngày mà thấy tình trạng của trẻ vẫn không hề thuyên giảm hoặc thậm chí gây ra những phản ứng không mong muốn, cần dừng ngay việc điều trị bằng bài thuốc đó và đưa bé đến bác sĩ.
Trên đây là những cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian khá an toàn và hiệu quả. Trong những ngày đầu khi bé mới xuất hiện các triệu chứng sổ mũi, các mẹ có thể áp dụng phương pháp chữa này nhưng nếu có dấu hiệu tăng nặng thì nên cho trẻ thăm khám và điều trị sớm bằng thuốc.
Thông tin hữu ích cho bạn:
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!