7 Cách Chữa Mề Đay Khi Mang Thai An Toàn Cho Mẹ Và Bé 2022
Những cách chữa nổi mề đay khi mang thai không chỉ đẩy lùi các triệu chứng bệnh lý khó chịu mà còn giúp các mẹ bầu an tâm hơn trong quá trình mang thai đầy vất vả. Vậy hiện nay, với mẹ bầu bị nổi mề đay, có những phương pháp điều trị nào an toàn cho cả người mẹ và thai nhi?
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai
Khi mang thai, tâm sinh lý thay đổi, sức đề kháng của cơ thể phụ nữ trở nên yếu ớt hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý phát triển, trong đó có hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa.

Bên cạnh đó, chị em không tránh khỏi tâm trạng lo lắng, bất an vì có bệnh mà không thể tự ý sử dụng các loại thuốc vì nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách chữa nổi mề đay khi mang thai với chị em!
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai theo dân gian
Khi nổi mề đay còn ở dạng nhẹ, các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy không quá nghiêm trọng thì chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian để chữa trị ngay tại nhà.
Chườm lạnh – Cách chữa nổi mề đay khi mang thai
Các nốt mề đay xuất hiện kèm cảm giác ngứa râm ran. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu lo lắng, khó chịu. Để đẩy lùi các triệu chứng này một cách hiệu quả, chị em có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh.
Cụ thể, dùng một tấm vải mỏng, sạch bọc một vài viên đá lạnh và áp lên vùng da nổi mề đay. Chị em xoa xoa hoặc để túi chườm trong 1-2 phút.
Lưu ý là không nên để túi chườm quá lâu trên da có thể gây bỏng lạnh.
Chườm nóng
Ngược lại với chườm lạnh, chườm nóng là cách sử dụng các loại lá được sao khô đắp lên vùng da bị bệnh.
Theo đó, người bệnh dùng lá ngải cứu, lá kinh giới hay lá trầu không rửa sạch và sao nóng. Sau khi bọc lá trong miếng vải sạch thì đắp lên da.

Cần chú ý duy trì nhiệt độ của lá vừa phải, không quá nóng hay quá lạnh để tránh bị bỏng đồng thời đảm bảo hiệu quả điều trị.
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai bằng lá khế
Mẹo tắm lá khế chữa mề đay được dân gian áp dụng rất nhiều vì tiện dụng, hiệu quả lại khá an toàn. Cách này cũng được các bậc cha mẹ dùng để chữa hiện tượng nổi mề đay ở trẻ nhỏ.
Sau khi lựa chọn được một nắm lá khế chua không quá già, không sâu bệnh, bạn rửa sạch, đun sôi và pha thành nước tắm.
Kiên trì áp dụng cách này trong 1-2 ngày là các biểu hiện nổi mề đay sẽ thuyên giảm.
Ngoài dùng lá, các mẹ bầu còn có thể dùng vỏ, thân, cành của cây khế để nấu nước tắm. Tuy nhiên, phải lọc bỏ phần sâu bệnh và rửa sạch trước khi đun nước.
Ngâm mình với bột yến mạch
Đây là một mẹo nhỏ được các bà mẹ phương Tây thường áp dụng. Theo đó, khi bị nổi mề đay trong quá trình mang thai, bạn hãy lấy một chút bột yến mạch hòa chung với nước và ngâm mình trong bồn tắm.
Với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, bột yến mạch sẽ giúp các mẹ xoa dịu các triệu chứng khó chịu mà bệnh mề đay gây ra, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho cơ thể cũng như tinh thần.
Tuy nhiên, sau khi ngâm mình khoảng 15-20 phút với bột yến mạch, chị em nên tắm sạch lại với nước.
Thoa kem dưỡng ẩm – Cách chữa nổi mề đay khi mang thai đơn giản
Tình trạng da khô ráp, thiếu độ ẩm sẽ khiến hiện tượng nổi mề đay diễn biến tiêu cực hơn. Để ngăn ngừa điều này xảy ra cũng như hỗ trợ tốt cho sự phát triển của làn da, chị em hãy chăm chỉ bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày.

Cụ thể, sau khi tắm xong, lau khô người với khăn mềm, sạch, mẹ bầu thoa một lớp dưỡng ẩm dịu nhẹ lên toàn thân. Chú ý thoa đều, không tập trung vào những vùng da nổi mề đay vì có thể gây bí bách.
Đặc biệt, chị em cần lựa chọn sản phẩm kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, an toàn với phụ nữ mang thai, không cần quá thơm để hạn chế khả năng dị ứng các chất có trong kem.
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai với Đông y
Bên cạnh các mẹo dân gian chữa nổi mề đay khi mang thai, chị em có thể tham khảo thêm bài thuốc Đông y chữa mề đay vô cùng hiệu quả mà lành tính.
Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên, bài thuốc Đông y được chia nhỏ thành 3 bài thuốc nhỏ cụ thể là:
- Bài thuốc chữa mề đay: Hạ khô thảo, tơ hồng xanh, bồ công anh, diệp hạ châu…
- Bài thuốc bổ gan dưỡng huyết: Cà gai, xích đồng đỏ, sài hồ nam, bách bộ, lá chanh…
- Bài thuốc bổ thận giải độc: Xích đồng, sài đất, nhân trần, hoàng kỳ, hạnh phúc…
Đúng như tên gọi của các bài thuốc, chúng tập trung chữa trị các nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay như: Cơ thể sản sinh chất kháng dị ứng, hỗ trợ hoạt động thải độc của gan và thận.
Để đạt hiệu quả cao với phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y, chị em cần tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ nhà thuốc uy tín.
Dùng thuốc Tây điều trị mề đay khi mang thai
Bị nổi mề đay khi mang thai có thể sử dụng loại thuốc Tây nào? Khi bị mắc bất cứ bệnh lý nào trong quá trình mang thai, chị em chắc hẳn sẽ vô cùng lo lắng và đắn đo trong việc điều trị bằng các loại thuốc Tây vì lo sợ khả năng ảnh hưởng tới thai nhi.
Tuy nhiên, y học ngày càng phát triển, hiện nay, đối với bệnh nổi mề đay, ngay cả khi phụ nữ mang thai cũng đã có những loại thuốc điều trị phù hợp mà không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé.
Theo đó, có 2 loại thuốc Tây mà mẹ bầu có thể sử dụng được nếu bị nổi mề đay khi mang thai là: Thuốc kháng histamine (Allegra, Benadryl, Chlor-Trimeton, Claritin, Zyrtec) và thuốc corticosteroid (Beclomethasone dipropionate, Budesonide, Triamcinolone acetonide, Fluticasone propionate).

Các nghiên cứu khoa học cho tới nay chưa phát hiện ra những tác dụng nguy hại của các loại thuốc kể trên với cơ thể phụ nữ mang thai, thai nhi hay mẹ nuôi con bú.
Thế nhưng để đảm bảo an toàn, chị em nên tham khảo và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào kể trên để chữa mề đay khi mang thai.
Những lưu ý khi chữa nổi mề đay khi mang thai
Chú ý các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày
Nhằm hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh nổi mề đay khi mang thai, chị em cần lưu ý một số điều trong quá trình sinh hoạt hàng ngày như:
- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày
- Uống đủ lượng nước cần thiết
- Hạn chế tắm bằng nước quá nóng
- Tránh mặc quần áo bó sát
- Cố gắng không gãi khi cảm thấy ngứa ngáy
- Duy trì tâm trạng thoải mái, không quá lo lắng, căng thẳng

Bên cạnh đó, chị em nên chia sẻ tình trạng bệnh lý của bản thân cho chồng, người thân trong gia đình để cùng có phương hướng điều trị đồng thời tránh làm tâm lý của chị em quá lo lắng, căng thẳng.
Khi nào nổi mề đay khi mang thai cần tới gặp bác sĩ?
Trong một số trường hợp, khi phát hiện thấy các biểu hiện dưới đây, chị em cần tới cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa, không nên chủ quan tạo điều kiện cho bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.
- Cảm giác ngứa ngáy ngày càng trầm trọng hơn
- Khó thở
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Tim đập loạn
Như vậy, việc theo dõi sát sao các biểu hiện của hiện tượng nổi mề đay khi mang thai rất quan trọng nhằm xử lý kịp thời.
Mong rằng những thông tin bổ ích được chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu tự tin, bình tĩnh hơn nếu chẳng may mắc phải bệnh nổi mề đay khi mang thai.
Xem thêm:
- Top 3 loại thuốc trị nổi mề đay mẩn ngứa mang lại hiệu quả bất ngờ
- Nổi mề đay nên kiêng gì, ăn gì để chóng khỏi bệnh [Lời khuyên từ bác sĩ]
XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!